Chất điện giải trong cơ thể là gì năm 2024

Chất điện giải có nhiều tác dụng đối với các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, khi xảy ra tình trạng mất cân bằng điện giải, sức khỏe sẽ đứng trước nhiều tình huống nguy hiểm. Vậy các chất điện giải có tác dụng ra sao, nhận biết và bổ sung điện giải như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về các vấn đề đó.

1. Chất điện giải là gì, có tác dụng như thế nào?

1.1. Về thuật ngữ điện giải

Điện giải là thuật ngữ dùng để chỉ các chất dịch khoáng như: kali, natri, clo, magie, canxi, photpho,… có khả năng hòa tan trong dịch cơ thể để tạo ra các ion tích điện.

Chất điện giải trong cơ thể là gì năm 2024

Điện giải là các chất dịch khoáng hòa tan được và giúp tạo ra ion tích điện trong cơ thể

1.2. Tác dụng của chất điện giải

Các chất điện giải rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Nhờ có chúng mà tế bào của cơ thể duy trì được năng lượng và bổ sung được các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo hoạt động của các cơ quan. Ngoài ra, mỗi chất điện giải cũng đảm nhận những vai trò khác nhau:

- Natri: có vai trò chính đối với duy trì thẩm thấu dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mất dịch, cân bằng pH và kích thích dẫn truyền thần kinh.

- Kali: điều chỉnh chất cân bằng điện giải cùng chức năng bình thường của hệ thần kinh và não bộ, giúp cho sự co thắt của cơ. Đối với tế bào, kali giúp cân bằng áp suất thẩm thấu, axit và giữ lại nước. Ngoài ra, chất điện giải này còn phối hợp với natri để đảm bảo sự hoạt động bình thường của tim và cơ bắp, ổn định nhịp tim.

- Magie: điều chỉnh nồng độ lipid, chất khuếch tán và protein bên trong cơ thể. Đây cũng là nguyên tố đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của quá trình dẫn truyền thần kinh và co cơ.

- Canxi: ảnh hưởng đến hoạt động của enzym, là thành phần quan trọng của cấu tạo hệ xương và hoạt động của hệ cơ, đảm bảo cho hoạt động của quá trình đông máu.

Ngoài ra, chất điện giải còn duy trì sự cân bằng chất lỏng cho mô và tế bào của cơ thể, điều hòa chức năng hệ thần kinh và tim, cân bằng axit-bazơ và phân phối oxy trong cơ thể.

2. Mất cân bằng điện giải - dấu hiệu và hậu quả

2.1. Bị mất cân bằng điện giải có dấu hiệu như thế nào?

Các triệu chứng phổ biến ở những người bị mất cân bằng điện giải là: thở gấp, sốt, sưng phù, lú lẫn, nhịp tim không đều hoặc nhanh, mệt mỏi, cáu gắt, ngứa ran và tê, yếu cơ, co thắt, co giật, huyết áp thay đổi nhanh chóng,...

Chất điện giải trong cơ thể là gì năm 2024

Người bị mất cân bằng điện giải dễ cảm thấy mệt mỏi, lú lẫn

2.2. Mất cân bằng điện giải gây nên hậu quả gì?

Mất cân bằng điện giải có nguy cơ xảy ra khi cơ thể bị mất hoặc có quá nhiều nước. Điều này thường gặp khi sốt cao, một số bệnh lý hay vận động thể dục thể thao quá sức, rối loạn ăn uống, chấn thương, lạm dụng thuốc,...

Người bị mất cân bằng điện giải sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, mất sức, suy kiệt, chướng bụng, ngứa ngáy, nôn nhiều,... Thậm chí, trường hợp nặng có thể bị co giật và tử vong.

3. Bổ sung điện giải - những vấn đề cần lưu tâm

Việc bổ sung điện giải trong những tình huống nhất định luôn là cần thiết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sống của bạn. Tuy nhiên, cần thiết không có nghĩa là muốn bổ sung bao nhiêu, như thế nào cũng được. Cần phải bổ sung chất điện giải với lượng phù hợp thì mới tránh được tình trạng bị rối loạn chất điện giải.

Hầu hết mọi người chỉ cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ là đã đảm bảo cân bằng điện giải cho cơ thể. Các thực phẩm giàu chất điện giải điển hình là:

- Natri: bơ lạc, phô mai, dầu oliu,...

- Kali: bơ, chuối, cam, măng tây, đậu Hà Lan, đậu nành,...

- Canxi: cá mòi, sữa chua, trứng, các loại đậu,...

- Photpho: các loại hạt, trứng, phô mai, sản phẩm từ sữa, cá,...

Tuy nhiên, trong những tình huống cần thiết như: tiêu chảy, nôn mửa nhiều,... thì cần được bổ sung dung dịch bù nước chứa chất điện giải. Khi cơ thể có lượng chất điện giải thấp xuất phát từ nguyên nhân mất quá nhiều do quá trình tập luyện cường độ cao, mắc một số bệnh lý thì cần lưu ý rằng, việc bổ sung chất điện giải có thể dẫn đến mất cân bằng, thậm chí có gây ra bệnh.

Chất điện giải trong cơ thể là gì năm 2024

Bổ sung điện giải với các trường hợp bất thường về sức khỏe cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa

Dung dịch bù điện giải oresol có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả đối với các trường hợp mắc bệnh cấp tính như: sốt siêu vi, sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy,... Những trường hợp này khiến cho cơ thể bị thiếu chất điện giải và mất nước với mức độ nghiêm trọng nên cần được bổ sung điện giải. Tuy nhiên trước khi dùng cần chú ý kỹ hướng dẫn liều lượng và cách dùng để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nếu bạn đang nghi ngờ cơ thể mình đang bị mất nước ở mức độ nhẹ, hãy thử uống dung dịch bù nước để được cân bằng điện giải. Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khuyến nghị rằng nên áp dụng các biện pháp bù nước đường uống tại nhà thay vì dùng đồ uống được pha sẵn. Công thức pha chế dung dịch bù nước tại nhà đơn giản là: hòa tan 1 lít nước cùng 2 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê muối.

Người lớn khỏe mạnh nếu bị mất nước nhẹ có thể tự bổ sung điện giải đường uống như trên nhưng nếu sự mất cân bằng xuất phát từ các vấn đề về sức khỏe khác thì cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thay vì tự ý bù điện giải tại nhà.

Riêng với đối tượng trẻ nhỏ và người lớn tuổi thì khi có bất cứ dấu hiệu mất cân bằng điện giải hay mất nước, cần được đến cơ sở y tế để được theo dõi và chăm sóc đặc biệt để tránh những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Riêng với trường hợp cần phải bổ sung điện giải đường truyền tĩnh mạch, tuyệt đối không được thực hiện tại nhà mà cần đến cơ sở y tế để được xử trí an toàn.

Các chất điện giải có vai trò rất quan trọng đối với duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Vì thế, việc giữ cân bằng điện giải là cần thiết và cần được lưu ý để tránh tình trạng bổ sung sai gây ra hệ lụy xấu. Hy vọng rằng nội dung bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về cách bổ sung và cân bằng điện giải để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của mình.