Cải cách hành chính chuyên gia đánh giá năm 2024

Giới thiệu một số kinh nghiệm cải cách hành chính của thế giới và thực tiễn triển khai công tác cải cách hành tại Việt Nam

Tải tài liệu

Chuyên đề 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính và kết quả xây dựng, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số, chuyển đổi số trong thời gian qua, một số nội dung trọng tâm trong thời gian tới

Tải tài liệu

Chuyên đề 3: Giới thiệu kết quả nổi bật trong công tác cải cách chế độ công vụ, công chức thời gian qua và định hướng trong những năm tiếp theo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 2/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, chủ trì phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Thông tin tại đây cho thấy, trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 26 tổ công tác cải cách thủ tục hành chính để chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện và trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương. Nhiều rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách đã được tập trung tháo gỡ.

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được thúc đẩy. Dự kiến kết quả sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành đến hết năm 2024 còn 895 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 140 đơn vị so với năm 2021; tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập đạt khoảng 63%. Các địa phương đã tập trung triển khai việc rà soát, sắp xếp tổ chức hành chính bên trong. Theo đó, giảm 13 sở và tổ chức hành chính khác thuộc UBND tỉnh, giảm 2.572 tổ chức phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn. Từ năm 2015 đến ngày 15/12/2023, cả nước tinh giản biên chế 84.140 người; trong đó ở Trung ương là 5.740 người, địa phương là 78.400 người.

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thảo luận về kết quả, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác CCHC năm 2023; giải pháp đẩy mạnh CCHC năm 2024 trên 6 lĩnh vực: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử - Chính phủ số.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công tác CCHC thời gian qua đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, nhiều văn bản, cơ chế, chính sách quan trọng đã được ban hành, góp phần tháo gỡ các nút thắt và thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải CCHC.

Cải cách tài chính công được quan tâm, qua đó, thu ngân sách Nhà nước vượt khoảng 8,12% dự toán trong khi đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 194.000 tỷ đồng; đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi, đã trích lập được khoảng 560.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024-2026… Một số nơi đã chủ động, đổi mới sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều đột phá trong CCHC, có đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.

Cải cách hành chính chuyên gia đánh giá năm 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu tại phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh thời cơ và thách thức đan xen, tình hình thực tiễn diễn biến khó lường, việc thực hiện tốt CCHC sẽ đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đầu tư cho CCHC là đầu tư cho phát triển; CCHC phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực; CCHC để tạo khí thế mới, động lực mới, giá trị mới, thành công mới.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức CCHC cả trên 6 lĩnh vực, trong đó hàng đầu là cải cách thể chế phải tập trung tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho sản xuất, kinh doanh. Cải cách thủ tục hành chính, phải tập trung cho đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền; giảm chi phí tuân thủ, chi phí đầu vào của người dân, doanh nghiệp.

Trong cải cách tài chính công cần tập trung tăng thu, giảm chi thường xuyên; cơ cấu lại theo hướng tăng chi cho đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên; chống tiêu cực tham nhũng trong thực hiện tài chính công. Trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số phải tập trung xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, công dân số, xã hội số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và thúc đẩy các hoạt động trên không gian mạng.

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước để tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế nhưng phải cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Cùng với đó là cải cách chế độ công vụ, tập trung tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng văn hóa công sở, đạo đức, trách nhiệm của người thực thi công vụ.

Thủ tướng cũng chỉ đạo phải hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước hoàn thành trước ngày 31/3/2024. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của nhân dân. Hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào quý 3/2024.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, chất lượng thực thi công vụ và cải thiện chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của nhân dân…