Cách làm bánh chưng bằng gạo nếp cẩm

Bánh chưng ở miền Bắc cùng với bánh tét ở miền Nam là hai loại bánh phải có trong những ngày lễ, tết. Để thay đổi khẩu vị cho năm nay, bạn có thể thay thế loại nếp thông thường bằng một loại gạo có màu sắc khá độc đáo đó chính là gạo nếp cẩm. Vậy để nấu ra một nồi bánh chưng nếp cẩm thì phải làm sao? Cùng bắt tay vào bếp với Nếp Cẩm Mộc nhé.

Nội Dung Chính

  • 1 Công dụng “trên cả tuyệt vời” của nếp cẩm
    • 1.1 Món ăn giàu dinh dưỡng
    • 1.2 Tác dụng làm đẹp không ngờ
    • 1.3 Rất tốt cho tim mạch
  • 2 Vì sao bánh chưng nếp cẩm được nhiều người chọn làm quà biếu
  • 3 Hướng dẫn gói bánh chưng nếp cẩm dịp lễ, tết
    • 3.1 Nguyên liệu gói bánh chưng
    • 3.2 Sơ chế nhân và lá dong
    • 3.3 Gói bánh chưng bằng khuôn nhanh, đẹp
    • 3.4 Cách luộc bánh chưng cho ngon và đẹp

Công dụng “trên cả tuyệt vời” của nếp cẩm

Món ăn giàu dinh dưỡng

Nếp cẩm còn được gọi là “bổ huyết mễ”, là một loại gạo có thành phần dinh dưỡng rất cao. So với các loại gạo khác, nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Không chỉ thế, nó còn chứa tới 8 loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Chính vì vậy, thực phẩm này góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khoẻ, đặc biệt là những người gầy, người muốn tăng cân.

Cách làm bánh chưng bằng gạo nếp cẩm
Bánh chưng nếp cẩm góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khoẻ

Tác dụng làm đẹp không ngờ

Lớp màng đen bên ngoài của nếp cẩm chứa nhiều vitamin E. Đặc biệt, rượu nếp cẩm lên men còn chứa nhóm vitamin B cùng nhiều vi chất có lợi khác. Vì thế, loại gạo này còn được sử dụng với mục đích làm đẹp, giúp làm ẩm và phục hồi làn da một cách hiệu quả.

Rất tốt cho tim mạch

Theo các nghiên cứu khoa học, trong men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatin và ergosterol. Đây được coi là hai thành phần chính giúp hạn chế tai biến tim mạch, đồng thời tái tạo các mạch máu.

Hơn nữa, các loại thuốc chữa tim mạch được chế tạo từ men rượu nếp cẩm cũng không gây ra các phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn… Vì vậy, nó mang lại những hiệu quả rất tốt đối với bệnh nhân, nhất là những người phẫu thuật tai biến mạch máu não. Ngoài ra, rượu nếp cẩm còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho những người có vấn đề về tim mạch hay huyết áp.

Vì sao bánh chưng nếp cẩm được nhiều người chọn làm quà biếu

  • Bánh chưng nếp cẩm cách gói giống bánh chưng truyền thống nhưng thời gian luộc lâu hơn đo đặc tính lớp vỏ lụa bên ngoài gạo nếp cẩm cứng.
  • Bánh chưng nếp cẩm là món quà thơm thảo mà chúng ta có thể dành tặng nhau mỗi dịp lễ tết, do giá trị sức khỏe của nó đem lại. Người già, trẻ con ăn nhiều cũng không bị nóng, bị đầy bụng như bánh chưng gạo nếp thường.
  • Ngoài bánh chưng xanh truyền thống thì nhiều người cũng “lùng” mua bánh chưng nếp cẩm dịp lễ, tết. Bánh chưng nếp cẩm có nguồn gốc xuất xứ từ đồng bào dân tộc miền núi phía bắc, nơi sản sinh ra những hạt gạo nếp cẩm tinh túy. Dần dần nó ngày càng được phổ biến, được dưới xuôi đón nhận do giá trị dinh dưỡng và màu sắc bắt mắt.

Nguyên liệu gói bánh chưng

  • Để có được những chiếc bánh chưng nếp cẩm bạn cần kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn nguyên liệu.
  • Gạo nếp cẩm: hạt to, tròn đều, mới thu hoạch vào vụ mùa.
  • Đỗ xanh: chọn loại đỗ mới, ruột vàng, bở, hạt mẩy.
  • Thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn: không nên chọn miếng thịt quá nạc.
  • Gia vị: muối, hạt tiêu.
  • Lá dong: chọn loại lá bánh tẻ (không quá già, không quá non), khổ rộng vừa phải, đều nhau, không bị rách, có màu xanh mướt.
  • Lạt buộc: lạt được chẻ từ ống giang, mỏng, mềm, dẻo dai.
Cách làm bánh chưng bằng gạo nếp cẩm
Nguyên liệu gói bánh chưng

Sơ chế nhân và lá dong

  • Trước khi gói bánh chưng, bạn cần sơ chế nguyên liệu: ngâm đỗ xanh trong nước khoảng 2 tiếng cho nở, sau đó đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Cho thêm một thìa muối, trộn đều rồi mang đồ chín. Lúc đỗ còn nóng dùng muỗng đánh cho đỗ tơi nhuyễn rồi nắm thành từng nắm có kích vừa phải.
  • Thịt ba chỉ rửa sach, thái thành từng miếng to bản, dày khoảng 2cm, ướp gia vị vừa đủ và một chút hạt tiêu để khi chín, bánh sẽ có vị thơm và cay nhẹ.
  • Ngâm gạo nếp cẩm trước khoảng 3-5 tiếng trước khi gói. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi xóc muối trắng, cần chú ý cho lượng muối vừa đủ tránh bánh bị quá nhạt hoặc quá mặn.
  • Lá dong rửa thật sạch 2 mặt rồi đem phơi chỗ mát, thoáng gió cho ráo nước. Sau đó, dùng dao hoặc kéo tách phần sống lá riêng ra. Một mẹo nhỏ giúp bạn cắt sát vào lá nhưng không làm rách lá là hãy cắt từ giữa lá trở ngược lại phần cuống.

Gói bánh chưng bằng khuôn nhanh, đẹp

  • Bước 1: Xếp 4 lá dong giống như xếp để gói bằng tay, 2 lá dưới úp mặt phải xuống, 2 lá trên ngửa mặt phải lên. Úp ngược khuôn trong lên chính giữa lá.
  • Bước 2: Dùng lá dong gói chiếc khuôn lại như gói bánh chưng bằng tay ở trên.
  • Bước 3: Khi lá dong đã được gấp thành một hình vuông vức, dùng khuôn ngoài đặt bao quanh khuôn trong rồi mở lá và nhấc khuôn trong ra.
  • Bước 4: Cho nguyên liệu gói lần lượt vào phần khuôn lá đã được định hình. Đầu tiên là 1 bát con gạo nếp được dàn đều là khắp khuôn, rồi đến đỗ xanh, thịt đã ướp. Tiếp tục một lượt đỗ, một lượt gạo rồi gói lá lại thật gọn gàng, kín đều bánh theo các nếp gấp đã có.
  • Bước 5: Sau khi gói xong, dùng một tay giữ phần lá để cố định đồng thời nhẹ nhàng khuôn bánh ra. Sau đó dùng 4 chiếc lạt buộc chặt bánh. Bạn nhớ cài phần lạt thừa vào các lớp lạt để chiếc bánh được gọn gàng.

Cách luộc bánh chưng cho ngon và đẹp

Cách làm bánh chưng bằng gạo nếp cẩm
Cách luộc bánh chưng cho ngon và đẹp
  • Bước 1: Cho những lá dong thừa, cuống lá, sống lá vào đáy nồi trước khi xếp bánh lên trên để bánh có thêm hương vị và không bị cháy ở đáy nồi. Xếp bánh thẳng đứng rồi đổ ngập nước quá mặt nước rồi đặt lên bếp đun.
  • Bước 2: Đun lửa to cho đến khi sôi thì giảm bớt. Bánh luôn phải ngập nước khi luộc nên bạn cần phải chuẩn bị sẵn nước cho nồi bánh chưng. Cứ 1 tiếng bạn kiểm tra mực nước trong nồi 1 lần. Nếu nước giảm thì tiếp nước vào.
  • Bước 3: Bánh chưng luộc bằng bếp củi đủ 12 tiếng thì bánh chín, không lo bị “lại gạo” sau này.
  • Vớt bánh ra, rửa bánh qua nước lạnh và xếp thành nhiều lớp, dùng miếng gỗ phẳng hoặc mâm đè lên rồi dùng một vật nặng vừa phải đặt lên trên để bánh được ép rền, phẳng đẹp.

Trên đây là Nếp Cẩm Mộc đã giới thiệu bạn cách tự gói bánh chưng nếp cẩm đơn giản tại nhà. Hi vọng bài viết hữu ích đến bạn. Nếu cận lễ rồi nhưng bạn chưa có thời gian để chuẩn bị thì đừng lo, hãy liên hệ với Nếp Cẩm Mộc ngay. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp bánh chưng nếp cẩm, bánh trưng truyền thống, bánh chưng gấc đậm vị và chất lượng đến khách hàng, đảm bảo ăn vào là nhớ mãi.

Địa chỉ liên hệ:

NẾP CẨM MỘC

  • Địa chỉ: 140B Bạch Đằng – Phường 2 – Quận Tân Bình – TPHCM
  • Hotline/Zalo/Viber: 0932 377 057
  • Email: 
  • Fanpage: Nếp Cẩm Mộc
  • Website: nepcam.vn
  • Grab: Nhấn và đặt hàng trên Grab
  • Now: Nhấn và đặt hàng trên Now