Cách làm bài liên kết chủ đề

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Đoạn văn là phần văn bản được quy ước bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, nhưng không phải là tập họp các câu ngẫu nhiên.

Cách làm bài liên kết chủ đề

2. Cách trình bày nội dung trong một đoạn văn

Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách, chẳng hạn:

- Đoạn văn trình bày theo phép diễn dịch: có câu chủ đề đứng đầu đoạn, nêu ý khái quát, các câu còn lại triển khai, cụ thể hoá ý câu chủ đề, làm nổi bật cho câu chủ đề, thông qua các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…

Ví dụ: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường tron bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.

(Theo Xuân Diệu)

- Đoạn văn trình bày theo phép quy nạp: có câu chủ đề đứng cuối đoạn, nêu lên ý kết luận, khái quát lại nội dung của các câu đứng trước. Các câu đứng trước được trình bày bằng các thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận… hướng đến những nhận xét, đánh giá chung ở câu cuối đoạn.

Ví dụ: Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. Bao nhiêu thứ hoa, bấy nhiêu tiếng nói.

(Theo Trần Mạnh Hảo)

- Đoạn văn trình bày theo phép song hành: là đoạn văn không có câu chủ đề. Mỗi câu trong đoạn triển khai một hướng của chủ đề đoạn nhưng không có câu mang ý khái quát toàn đoạn, không có ý này bao quát ý kia hoặc ý này phụ thuộc vào ý kia. Các câu có quan hệ ngang hàng, bình đẳng nhau về ngữ pháp. Do vậy, loại đoạn văn này thường dùng phép lặp cú pháp.

Ví dụ: Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. Hương vị thôn quẽ đầy vẻ quyến rũ ngào ngạt mùi lúa chín.

(Ngô Tất Tố)

3. Liên kết câu, liên kết đoạn văn

Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:

– Liên kết về nội dung:

+ Liên kết chủ đề (các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản).

+ Liên kết lô-gíc (các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí).

– Liên kết hình thức gồm các phép liên kết:

+ Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.

+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.

+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.

4. Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn

Bài 1: Nối các từ ngữ cột A với các từ ngữ cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Phép lặp từ ngữ a, Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước
2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng b, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước
3. Phép thế c, Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước
4. Phép nối d, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

Bài 2. Phân tích cách trình bày nội dung của các đoạn văn sau

a) Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, chầu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm […] Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […].

(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)

b) Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách củ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách.

(Chu Quang Tiềm, Băn về đọc sách)

c) […] Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

Bài 3. Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗí đoạn văn sau:

a) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến…

(Nguyên Hồng)

b) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Bài 4. Phân tích tính liên kết nội dung và liên kết hình thức của các đoạn trích sau

a) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)

b) Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

(R. Ta-go, Mây và sóng)

Bài 5. Chỉ ra tính liên kết hình thức của các đoạn trích sau

a) Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b) 

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

c) Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai củng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mời, thiên niên kỉ mới.

   Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sứ. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế trí thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

Bài 6. Chỉ ra lỗi liên kết trong các đoạn văn sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.

a) Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng trong những nền văn hoá cổ xưa, trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ý thức đó. Họ đã biết tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên, coi trái đất như người mẹ đã tạo ra và nuôi dưỡng sự sống cũng như tạo ra các giá trị văn hoá tinh thần của loài người. Ngày nay, nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI – thời điểm mà tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm trọng. Bởi vì vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên bức xúc và cấp thiết. Thế kỉ XXI được coi là thế kỉ môi trường, là thời cơ hành động của cả nhân loại.

b) Khu vườn không rộng. Cái sân nhỏ bé. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Những con chim sâu ríu rít. Cây lan, cây huệ nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Hoa hồng đẹp và thơm. Cây mơ, cây cải hói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả.

c) Dê Đen đi đằng này lụi. Dê Trắng đi đằng kia sang. Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suôi. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào.

Bài 7. Viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) nói về vẻ đẹp của một nhân vật văn học. Chỉ ra sự liên kết của đoạn văn vừa viết.

Gợi ý

1.a) Đoạn văn của Lê Anh Trà có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:

- Về nội dung:

+ Các câu trong đoạn văn cùng hướng đến chủ đề ca ngợi lối sống giản dị của Bác Hồ.

+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo trình tụ họp lí (lô-gíc): câu 1, 2, 3: Bác giản dị trong nơi ở; câu 4, 5: Bác giản dị trong trang phục; câu 6: Bác giản dị trong bữa ăn hằng ngày.

- Về hình thức: Các câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: phép lặp: nhà sàn, Người; phép thế: Người (thế cho vị Chủ tịch); phép nối: Và; phép đồng nghĩa: giản dị, mộc mạc đon sơ, đạm bạc.

2. Đoạn thơ của Ta-go có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:

Về nội dung:

Các câu trong văn bản cùng hướng đến chủ đề: Cuộc trò chuyện của em bé với nhũng người “trên mây”.

Các câu trong văn bản được sắp xếp theo trình tự của cuộc trò chuyện.

về hình thức: Các câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: phép lặp: mẹ, họ, được, chơi, con, mây, phép thế: họ (thế cho những người “trên mây”); phép nối: nhưng, liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về thiên nhiên (bình minh, vầng trăng, trái đất, trời, mây).

3. Vận dụng kiến thức về liên kết câu để xác định các phương tiện liên kết đã sử dụng.

a) Đoạn văn của Nguyễn Thành Long có sự liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết sau: phép lặp: người, anh, suy nghĩ; phép nối: Và; phép thế: anh (thế cho người con trai).

b) Đoạn thơ của Hữu Thỉnh được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: phép lặp: thu; phép đồng nghĩa: chùng chình, dềnh dàng-, phép trái nghĩa: qua – về) dềnh dàng – vội vã; liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về thiên nhiên (gió, sương, chim, mây…).

c) Đoạn văn của Vũ Khoan được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: phép lặp: thế kỉ, thiên niên kỉ, ai, hành trang, con người; phép thế: vậy, thế; liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về thời gian (năm, thế kỉ, thiên niên kỉ, thời khắc, cổ, kim).

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 9 hay nhất