Cách hạch toán tiền hoàn về tài khoản

Các khoản thu ngân sách nhà nước có được thực hiện hoàn trả qua số tài khoản của người được hoàn trả không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về cách thức thực hiện hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước như sau:

Thủ tục hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
...
2. Cách thức thực hiện: Người được hoàn trả hoặc người được ủy quyền làm thủ tục nhận tiền hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả mở tài khoản thanh toán hoặc nhận tiền hoàn trả thông qua tài khoản của người được hoàn trả theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
...

Theo quy định trên, người được hoàn trả có thể được nhận tiền hoàn trả thông qua tài khoản của người được hoàn trả theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Cách hạch toán tiền hoàn về tài khoản

Hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước (Hình từ Internet)

Trình tự hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua tài khoản của người được hoàn trả theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện thế nào?

Theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về trình tự thực hiện hoàn trả qua tài khoản của người được hoàn trả theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

Thủ tục hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
...
4. Trình tự thực hiện hoàn trả qua tài khoản của người được hoàn trả theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt:
a) Kho bạc Nhà nước nhận lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoàn trả chuyển đến.
b) Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước; thực hiện hạch toán hoàn trả, hạch toán bù trừ thu ngân sách nhà nước và chuyển tiền hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước vào tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước theo thông tin do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoàn trả chuyển đến.
...

Theo đó, Kho bạc Nhà nước nhận lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoàn trả chuyển đến.

Sau đó Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.

Và thực hiện hạch toán hoàn trả, hạch toán bù trừ thu ngân sách nhà nước và chuyển tiền hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước vào tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước theo thông tin do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoàn trả chuyển đến.

Thời hạn giải quyết đối với khoản hoàn trả qua tài khoản của người được hoàn trả là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 11/2020/NĐ-CP về thời hạn giải quyết thủ tục hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước như sau:

Thủ tục hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
...
6. Thời hạn giải quyết:
a) Đối với khoản hoàn trả bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước: Chậm nhất 30 phút, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của cá nhân được hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước và lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.
b) Đối với khoản hoàn trả qua tài khoản của người được hoàn trả: Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận được lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước bảo đảm hợp lệ, hợp pháp.
...

Như vậy, thời hạn giải quyết đối với khoản hoàn trả qua tài khoản của người được hoàn trả là trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận được lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước bảo đảm hợp lệ, hợp pháp.

Phí chuyển tiền thông qua ngân hàng luôn gắn liền với mọi doanh nghiệp hiện nay, dù rất ít nhưng là một phần chi phí hoạt động của doanh nghiệp, cần phải được hạch toán minh bạch. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết được cách hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng chi tiết nhất.

Cách hạch toán tiền hoàn về tài khoản

1. Phí chuyển tiền qua ngân hàng hạch toán vào tài khoản 642 hay 635?

Để có thể hạch toán đúng, kế toán cần nắm rõ ý nghĩa của 2 loại tài sản sau:

  • Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp. Bao gồm các chi phí về lương của nhân viên; các loại bảo hiểm của nhân viên; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuế môn bài,…
  • Tài khoản chi phí tài chính phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính. Bao gồm các khoản như chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay; chi phó góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn; chi phí giao dịch bán chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,….

Nhiều kế toán thường nhầm lẫn với tài khoản 635 bởi ngân hàng có liên quan đến hoạt động tài chính nhưng chi phí chuyển tiền qua ngân hàng là chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch. Chính vì vậy, nếu hạch toán vào tài khoản 635 sẽ không đúng bản chất. Cần phải hạch toán vào tài khoản 642.

– Nếu giao dịch chi tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản thì kế toán cần định khoản như sau:

  • Nợ TK 6428 (Số phí chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền,…)
  • Nợ TK 133 (thuế GTGT gắn với phần phí chuyển tiền)
  • Có TK 112 (tổng số tiền)

– Nếu giao dịch thu tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản thì kế toán vẫn ghi nhận phí chuyển khoản vào tài khoản 6428, cụ thể:

  • Nợ TK 112 (Số tiền thu được thực tế sau khi đã trừ phí chuyển khoản)
  • Nợ TK 6428 (số phí chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền)
  • Nợ TK 133 (thuế GTGT gắn với phần phí chuyển tiền)
  • Có TK 131, TK 138 (số tiền phải thu qua ngân hàng)

* Lưu ý:

  • Phí chuyển tiền qua ngân hàng là dịch vụ chịu thuế GTGT. Nếu doanh nghiệp muốn khấu trừ phần thuế này và được tính vào khoản chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN thì doanh nghiệp phải lấy hóa đơn phí dịch vụ chuyển tiền từ ngân hàng.
  • Vì phần phí chuyển tiền này khá nhỏ nên để kê khai thêm sẽ tốn nhiều thời gian. Vậy nên một số doanh nghiệp lựa chọn hạch toán toàn bộ khoản chi phí chuyển tiền qua ngân hàng (cả VAT) vào TK 642 (bỏ qua TK 133) và loại bỏ chi phí này khi xác định chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm về phần mềm kế toán EasyBooks, quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé!

Đặc biệt, đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.