Các văn bản quuy phạm pháp luật về lao động

Ngày 3/11, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị nâng cao năng lực công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm 2023.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết, trong nhiều năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XI, XII và hiện nay là nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong ba đột phá chiến lược luôn được Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhằm tạo dựng hệ thống khung khổ pháp luật ngày càng hoàn thiện cho phát triển kinh tế bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, người dân.

Hiện nay, hầu hết tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ đều có luật điều chỉnh (1 bộ luật, 9 luật, 2 pháp lệnh). Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lao động, người có công và xã hội gồm hơn 500 văn bản.

Trong giai đoạn hơn 10 năm qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã làm tốt việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động, người có công và xã hội; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm công tác pháp chế, nhất là nhiệm vụ rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Hiện nay, hầu hết tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ đều có luật điều chỉnh (1 bộ luật, 9 luật, 2 pháp lệnh). Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lao động, người có công và xã hội gồm hơn 500 văn bản. Qua đó, đã tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách quan trọng đã và đang phát huy hiệu quả trên thực tiễn, nhất là trong tái cơ cấu sản xuất góp phần trực tiếp tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho phát triển ngành.

Bên cạnh đó, Bộ đã thực hiện chỉ đạo của Chính phủ một cách bài bản, hiệu quả. Trong đó, thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa yêu cầu, điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, góp phần khơi thông các vướng mắc về mặt pháp lý, tháo gỡ khó khăn trong tổ chức thi hành cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, sản phẩm, tạo môi trường hành lang pháp lý thông thoáng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 được tập trung vào hoạt động phổ biến, giới thiệu chuyên đề “Nâng cao năng lực xây dựng và phổ biến pháp luật của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội”.

Nội dung này gắn bó chặt chẽ và góp phần thiết thực tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về lao động nói riêng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, nâng cao nhận thức hiểu biết và thực thi pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành.

Trong thời gian tới, để đưa cuộc sống vào chính sách pháp luật và đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cũng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ làm tốt một số nhiệm vụ. Đó là: Tập trung thực hiện tốt kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật; Tập trung vào công tác tổ chức thi hành pháp luật.

Ngày 9/11 được lấy là Ngày Pháp luật Việt Nam do đây là ngày Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam được thông qua vào năm 1946.

Tư tưởng độc lập - tự do dân tộc trong Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khẳng định bằng Hiến pháp năm 1946. Ngày 9/11 hằng năm được ghi nhận là Ngày Pháp luật Việt Nam kể từ năm 2013 - khi Luật Phổ biến và giáo dục pháp luật có hiệu lực.

Ngày Pháp luật Việt Nam là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, xã hội sâu sắc, được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Lao động, tiền lương luôn là lĩnh vực được nhiều người quan tâm, kể cả người lao động và người sử dụng lao động. Để tiện cho việc tra cứu, LuatVietnam cập nhật danh sách văn bản pháp luật về lao động, tiền lương mới nhất.

Các văn bản quuy phạm pháp luật về lao động

Stt

Loại văn bản

Số hiệu

Tên văn bản

Ngày hiệu lực

A

Lao động

1

Luật

10/2012/QH13

Bộ luật Lao động

01/5/2013

2

Luật An toàn, vệ sinh lao động

01/7/2016

3

Nghị định

Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công

23/6/2013

4

Về hợp đồng lao động

01/7/2013

5

Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động

01/7/2013

6

Về tranh chấp lao động

01/7/2013

7

Về lao động là người giúp việc gia đình

25/5/2014

8

05/2015/NĐ-CP

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động

01/3/2015

9

Về chính sách hỗ trợ tạo việc làm

01/9/2015

10

Về chính sách đối với lao động nữ

15/11/2015

11

Về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

01/4/2016

12

Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động

01/7/2016

13

44/2016/NĐ-CP

Về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

01/7/2016

14

Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động

15/4/2018

15

Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

08/10/2018

16

148/2018/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015

15/12/2018

17

Về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

01/01/2019

18

Về cấp phép, ký quỹ và danh mục công việc được cho thuê lại lao động

05/5/2019

19

Thông tư

Danh mục công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên

01/8/2013

20

Danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi

01/8/2013

21

Hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

05/12/2013

22

Danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ

15/12/2013

23

Hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2013 về hợp đồng lao động

01/7/2013

24

Hướng dẫn thực hiện Nghị định 03/2014 về việc làm

20/10/2014

25

Hướng dẫn thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động

15/9/2015

26

Hướng dẫn về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

01/01/2016

27

Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

01/8/2016

28

Hướng dẫn Nghị định 11/2016 về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

12/12/2016

29

Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

12/02/2017

B

Tiền lương

1

Nghị định

Quy định mức lương tối thiểu vùng

01/01/2019

2

38/2019/NĐ-CP

Quy định mức lương cơ sở

01/7/2019

3

Về tiền lương

01/5/2013

4

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013

01/11/2018

5

Thông tư

Hướng dẫn về tiền lương

08/8/2015

C

Xử phạt vi phạm hành chính

1

Nghị định

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động

10/10/2013

2

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013

25/11/2015

(Cập nhật đến ngày 28/5/2019)

Trên đây là toàn bộ các văn bản pháp luật về lao động, tiền lương đang có hiệu lực hiện nay.

Để tiện theo dõi tình trạng văn bản như hết hiệu lực, hết hiệu lực một phần, sửa đổi, bổ sung… bạn đọc có thể đăng ký là thành viên và sử dụng dịch vụ tra cứu văn bản của LuatVietnam tại đây.