Các tieu chí để xây dựng quy định kế toán

Tôi muốn hỏi kế toán viên là ai? Tiêu chuẩn của Kế toán viên được quy định thế nào? - Thanh Vân (Khánh Hòa)

Các tieu chí để xây dựng quy định kế toán

Kế toán viên là ai? Tiêu chuẩn của Kế toán viên mới nhất (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Kế toán viên là ai?

Theo khoản 1 Điều 7 , kế toán viên là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về kế toán làm việc tại các cơ quan, tổ chức, thực hiện các công việc của một hoặc nhiều phần hành kế toán hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị.

2. Tiêu chuẩn của Kế toán viên mới nhất

2.1. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất của Kế toán viên

Cụ thể tại Điều 4 , tiêu chuẩn chung về phẩm chất của Kế toán viên được quy định như sau:

- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.

- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;

- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kế toán viên

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kế toán viên được quy định tại khoản 3 Điều 7 , cụ thể như sau:

- Nắm vững và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;

- Nắm được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước;

- Biết phương pháp nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý, nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và quốc tế;

- Biết tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị;

- Có khả năng tiếp thu, nắm bắt và kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi và sử dụng các tài liệu kế toán, thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

2.3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kế toán viên

Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, Kế toán viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

(Khoản 4 Điều 7 )

3. Nhiệm vụ của Kế toán viên

Theo khoản 2 Điều 7 , Kế toán viên có các nhiệm vụ như sau:

- Ghi chép, tính toán, tổng hợp và phân tích số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc phụ trách, cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị;

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và các báo cáo khác hàng ngày, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin thuộc phần hành, phần việc được phân công hoặc phụ trách;

- Triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;

- Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí;

- Tham gia nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán; các văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ nghiệp vụ kế toán.

Cuốn sách "Cẩm nang xây dựng bộ phận kế toán chuyên nghiệp" sẽ giúp bạn cũng như doanh nghiệp bổ sung đầy đủ những thiếu sót Đưa ra giải pháp cho các chủ doanh nghiệp chưa có chuyên môn về TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN muốn LÀM CHỦ hoạt động kế toán của công ty là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực kế toán, giúp xây dựng và duy trì hệ thống kế toán minh bạch, chính xác, đáng tin cậy. Nếu bạn là Chủ doanh nghiệp đang quan tâm đến vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về nguyên tắc phù hợp và tầm quan trọng của chúng trong môi trường kế toán hiện đại. Hãy cùng 1Office theo dõi ngay nhé!

Mục lục

1. Nguyên tắc phù hợp là gì? Áp dụng thế nào trong kế toán?

1.1 Nguyên tắc phù hợp là gì?

Nguyên tắc phù hợp – Matching Principle là một nguyên tắc trong lĩnh vực kế toán, nguyên tắc này yêu cầu doanh thu và chi phí được ghi nhận trong cùng một kỳ phải có sự tương ứng nhất định.

Căn cứ theo Quy định pháp luật về Nội dung chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung quy định nội dung của nguyên tắc phù hợp:

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Nguyên tắc phù hợp là một nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính. Nó đòi hỏi việc thực hiện đúng các quy định, nguyên tắc kế toán, tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và quy định pháp lý liên quan đến kế toán hoặc báo cáo tài chính.

Các tieu chí để xây dựng quy định kế toán
Nguyên tắc phù hợp trong kế toán: Khái niệm, Nội dung và Ví dụ áp dụng

Nguyên tắc phù hợp không chỉ đảm bảo việc đưa ra thông tin tài chính chính xác mà còn giúp tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và tin cậy. Từ đó cung cấp cơ sở để đưa ra quyết định kinh doanh thông minh, hỗ trợ quá trình kiểm toán và xem xét các yếu tố bên ngoài. Nguyên tắc này bao gồm một số quy định cơ bản về tính xác thực, tính liên quan, tính đầy đủ và tính thời gian.

  • Tính xác thực: Đảm bảo mọi thông tin tài chính được phản ánh đúng, chính xác và không bị sai lệch so với thực tế.
  • Tính liên quan: Mọi thông tin được trình bày một cách khoa học và được liên kết đến các giao dịch, sự kiện tài chính có liên quan.
  • Tính đầy đủ: Tất cả mọi giao dịch và sự kiện quan trọng cần được phản ánh cụ thể và chi tiết trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
  • Tính thời gian: Thông tin tài chính phải được phản ánh kịp thời, chính xác nhằm tránh gây lệch lạc trong việc đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

1.2 Nguyên tắc phù hợp được áp dụng khi nào?

Nguyên tắc phù hợp trong kế toán được áp dụng trong mọi giai đoạn và quy trình kế toán của một tổ chức, bao gồm kế toán dồn tích và kế toán theo thời gian. Từ việc ghi nhận giao dịch ban đầu đến báo cáo tài chính cuối cùng nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch và tin cậy của thông tin tài chính.

  • Ghi nhận giao dịch ban đầu: Doanh nghiệp cần ghi nhận chính xác các giao dịch kinh tế trong hệ thống kế toán, bao gồm việc xác định và ghi lại các sự kiện kinh tế có liên quan đúng thời điểm xảy ra.
  • Xử lý giao dịch: Nguyên tắc phù hợp đảm bảo rằng các giao dịch được xử lý một cách chính xác, đầy đủ và theo quy trình kế toán.
  • Báo cáo tài chính: Phải được thực hiện đúng thời hạn, chính xác và tuân thủ các quy định kế toán quốc tế hoặc quy định nội bộ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch về tình hình tài chính của tổ chức.
  • Tuân thủ quy định pháp lý và luật thuế: Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định về thuế và pháp luật áp dụng để đảm bảo tính hợp lệ với quy định của cơ quan quản lý tài chính.
  • Kiểm soát nội bộ: Bao gồm việc thiết lập quy trình kiểm soát, phân tách nhiệm vụ, kiểm tra định kỳ để phát hiện và ngăn chặn các sai sót, gian lận. Điều này, đòi hỏi tổ chức phải có hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của thông tin kế toán.
    \>> Xem thêm: 7 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả dành riêng cho CFO

Quy định về việc ghi nhận doanh thu và chi phí phù hợp với nhau là một nguyên tắc cơ bản trong kế toán. Cụ thể nội dung của nguyên tắc này bao gồm:

Các tieu chí để xây dựng quy định kế toán
Nội dung chi tiết của nguyên tắc phù hợp

2.1 Ghi nhận doanh thu

Khi tiến hành ghi nhận một khoản doanh thu, kế toán trưởng phải xác định được mức độ doanh thu tương ứng với giá trị đã được chuyển giao cho khách hàng hoặc dịch vụ đã được cung cấp. Doanh thu được ghi nhận khi tổ chức thu được giá trị kinh tế tương ứng từ các hoạt động kinh doanh của mình.

Ví dụ: Một công ty sản xuất và bán hàng điện tử đã giao hàng cho khách hàng A vào ngày 1/7. Khi khách hàng A nhận được hàng và công ty đã chuyển giao giá trị kinh tế tương ứng, công ty ghi nhận doanh thu từ giao dịch này vào ngày 1/7.

2.2 Ghi nhận chi phí tương ứng

Sau khi ghi nhận một khoản doanh thu, tổ chức cần xác định một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng bao gồm các chi phí đã phát sinh trong kỳ tạo ra doanh thu đó, chi phí liên quan đến doanh thu của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng có liên quan đến doanh thu trong kỳ đó.

Ví dụ: Một công ty sản xuất và bán hàng điện tử đã chi trả tiền lương cho nhân viên sản xuất vào ngày 30/6. Khi công ty ghi nhận doanh thu từ việc bán hàng, công ty cần xác định chi phí tương ứng đã phát sinh trong quá trình sản xuất như tiền lương cho nhân viên. Do đó, chi phí lương của nhân viên trong tháng 6 sẽ được ghi nhận tương ứng với doanh thu từ việc bán hàng trong tháng 6.

2.3 Sự tương ứng giữa doanh thu và chi phí

Quy định này giúp người sử dụng thông tin tài chính hiểu rõ hơn về mức độ hiệu quả kinh tế và lợi nhuận thực tế của tổ chức. Đồng thời đảm bảo rằng chi phí được ghi nhận đúng kỳ kế toán, không quá hoặc thiếu so với doanh thu tương ứng từ đó hỗ trợ hiệu quả quá trình đánh giá, quản lý chi phí, lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Ví dụ: Một công ty xây dựng đã hoàn thành một dự án xây dựng vào ngày 30/6. Doanh thu từ dự án xây dựng đó sẽ được ghi nhận trong quý tiếp theo. Công ty cần đảm bảo rằng chi phí liên quan đến dự án xây dựng đó trong quý tiếp theo cũng được ghi nhận tương ứng để đảm bảo sự tương ứng giữa doanh thu và chi phí.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc xác định và ghi nhận chi phí tương ứng có thể phức tạp đối với một số hoạt động kinh doanh. Đòi hỏi sự phân tích và đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và đúng nguyên tắc trong quá trình ghi nhận doanh thu và chi phí.

3. Vai trò & Ý nghĩa của nguyên tắc phù hợp

3.1 Vai trò của nguyên tắc phù hợp

Các tieu chí để xây dựng quy định kế toán
Vai trò & Ý nghĩa của nguyên tắc phù hợp

Đáp ứng yêu cầu pháp lý: Tuân thủ các quy định pháp luật và quy định liên quan đến tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc căn cứ hạch toán vào thời gian đem lại doanh thu cho doanh nghiệp giúp tính toán chính xác thu nhập chịu thuế và đáp ứng yêu cầu báo cáo tài chính.

Xác định kết quả kinh doanh chính xác: Nguyên tắc này hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả kinh doanh, từ đó giúp nhà quản lý đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả.

Tính toán thuế và quản lý tài chính: Nguyên tắc phù hợp giúp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp chính xác từ đó đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế đồng thời đưa ra các quyết định về đầu tư, quản lý tài chính và kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Căn cứ hạch toán vào thời gian tạo ra doanh thu, tổ chức có thể xác định được mức độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra quyết định để cải thiện hiệu quả và tăng cường sự cạnh tranh.

\>> Xem thêm: DOWNLOAD 6 file Excel quản lý tài chính doanh nghiệp mới nhất 2023

3.2 Ý nghĩa của nguyên tắc phù hợp

Nguyên tắc phù hợp có ý nghĩa quan trọng và đa chiều trong quản lý và hoạt động kinh doanh của tổ chức.

  • Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, từ đó giúp tránh các xung đột không đáng có.
  • Xây dựng mối quan hệ bền vững và sự tin tưởng với các bên liên quan như cổ đông, khách hàng và đối tác kinh doanh.
  • Bảo vệ tài sản, danh tiếng và giảm thiểu rủi ro pháp lý, tài chính đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững và an toàn.
  • Đảm bảo hiệu quả và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, giúp tổ chức hoạt động trong phạm vi và giới hạn pháp luật cho phép.

4. Ưu nhược điểm khi sử dụng nguyên tắc phù hợp

Ưu điểm Nhược điểmXây dựng lòng tin, danh tiếng và sự bền vững với các bên liên quan nhờ tính minh bạch, chính xác trong quản lý tài chính.

Hỗ trợ quá trình ra quyết định kinh doanh, quản lý và đánh giá hiệu quả các hoạt động tài chính doanh nghiệp.

Xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh dựa trên những cơ sở thông tin tài chính chính xác.

Kiểm soát và quản lý rủi ro tài chính, pháp lý và hình sự có thể xảy ra trong tương lai một cách hiệu quả.

Đòi hỏi nắm vững kiến thức chuyên môn, các quy định pháp luật, tiêu chuẩn và quy tắc phức tạp trong lĩnh vực kế toán.

Yêu cầu sự phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, gây mất thời gian, làm tăng khối lượng công việc cho nhân viên kế toán và quản lý.

Khó khăn trong việc ghi nhận và phân tích các khoản chi phí tương ứng với doanh thu và các hoạt động kinh doanh phức tạp.

Yêu cầu sự tuân thủ, đầu tư và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ để tuân thủ nguyên tắc phù hợp.

Bảng so sánh ưu nhược điểm khi sử dụng nguyên tắc phù hợp

5. Ví dụ về nguyên tắc phù hợp

Xét một công ty sản xuất và bán sản phẩm điện thoại di động. Trong một quý, công ty đã bán được 10.000 chiếc điện thoại với giá bán đơn vị là 500 USD. Theo nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí phù hợp, khi công ty ghi nhận doanh thu từ việc bán hàng, nó cũng phải ghi nhận chi phí tương ứng liên quan đến việc sản xuất và bán các sản phẩm đó.

Các tieu chí để xây dựng quy định kế toán
Ví dụ về nguyên tắc phù hợp trong kế toán

Ví dụ, công ty cần xem xét các chi phí sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu: Công ty đã tiêu thụ 3.000 USD để mua nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 10.000 chiếc điện thoại.
  • Chi phí nhân công: Công ty đã chi trả 5.000 USD cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất điện thoại.
  • Chi phí cố định khác: Công ty đã phải trả 2.000 USD cho chi phí cố định như thuê nhà xưởng và lương nhân viên quản lý sản xuất.

Khi ghi nhận doanh thu từ việc bán 10.000 chiếc điện thoại (tổng cộng 10.000 x 500 USD = 5.000.000 USD), công ty cũng cần ghi nhận các chi phí tương ứng liên quan. Trong ví dụ này, tổng chi phí tương ứng là 10.000 USD (3.000 USD + 5.000 USD + 2.000 USD).

Do đó, công ty sẽ ghi nhận doanh thu là 5.000.000 USD và chi phí tương ứng là 10.000 USD trong báo cáo tài chính của quý đó. Điều này đảm bảo rằng công ty đã tuân thủ nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí phù hợp, và báo cáo tài chính phản ánh đầy đủ và chính xác về hiệu suất kinh doanh của công ty trong quý đó.

Lưu ý rằng ví dụ này chỉ là một minh họa đơn giản. Trong thực tế, quá trình ghi nhận doanh thu và chi phí có thể phức tạp hơn với nhiều yếu tố và phân loại chi phí khác nhau.

6. Phần mềm Quản lý tài chính, thu chi, công nợ 1Office

Để giải quyết các bài toán về quản lý tài chính, ngoài việc áp dụng nguyên tắc phù hợp, doanh nghiệp nên kết hợp sử dụng phần mềm quản lý thu chi 1Office. Đây là phần mềm đáp ứng tất cả các yêu cầu và nguyên tắc kế toán đồng thời hỗ trợ kế toán doanh nghiệp một cách tối đa trong suốt quá trình làm việc.

Các tieu chí để xây dựng quy định kế toán
Giải pháp quản lý tài chính doanh nghiệp 1Office

1Office tự hào với hơn 5000 doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn Quản lý thu chi – công nợ. Với nhiều tính năng nổi bật như:

  • Số hóa toàn bộ thông tin tài chính, tự động cập nhật doanh số bán hàng, công nợ khách hàng giúp quản lý và theo dõi dòng tiền một cách chính xác, hiệu quả.
  • Dễ dàng xem toàn bộ công nợ theo từng mốc thời gian, giúp nhà quản lý thống kê và hiển thị dữ liệu tài chính một cách rõ ràng và dễ hiểu.
  • Phân quyền quản lý tài chính một cách linh hoạt cho phép kiểm soát quyền truy cập và duyệt thông tin tài chính. Từ đó giúp bảo mật thông tin và đảm bảo sự minh bạch trong quá trình quản lý tài chính.
  • Tự động cảnh báo công nợ khi có phát sinh giúp người dùng nắm bắt kịp thời thông tin và điều chỉnh kế hoạch tài chính để đảm bảo sự phù hợp.
  • Công nợ được liên kết trực tiếp với các đối tượng liên quan như đơn hàng, hợp đồng, báo giá… để tránh tình trạng mất hay sai sót số liệu công nợ.

Nhận bản dùng thử tính năng miễn phí

Trên đây là toàn bộ thông tin mà 1Office muốn chia sẻ tới Quý doanh nghiệp về khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc phù hợp trong lĩnh vực kế toán. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua Hotline: