Các bài thuốc nam của bác sỹ nguyễn văn hưởng

Đến thế kỷ 20, trong việc thừa kế phương pháp dưỡng sinh, BS Hưởng cũng đưa ra kỹ thuật luyện thở, trọng tâm là luyện thần kinh, để chủ động hai quá trình ức chế và hưng phấn, nhằm mục đích ngủ ngon giấc, đồng thời hơi thở càng ngày càng mạnh lên, mà hơi thở mạnh thì khí huyết lưu thông tốt, không bị ứ trệ.

Công thức 4 thì đơn giản, dễ nhớ, ai cũng có thể thực hiện:

* Thì 1: hít vào đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và cứng. Thời gian 1 / 4 hơi thở.

“Hít vào bụng nở ngực căng” để chủ động về lưu lượng và đảm bảo hơi vào sâu tối đa đến tận cùng các phế nang ở các vùng chóp phổi, thân phổi và đáy phổi, ngực nở tối đa, bụng phình song phải bảo đảm cứng, nghĩa là các cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu phản ứng trở lại cơ hoành để kìm phủ tạng không bung ra.

Lúc này ở bụng có áp suất dương và ở ngực có áp suất âm, giúp máu về tim phổi dễ dàng.

* Thì 2: Giữ hơi, cơ hoành và các cơ lồng ngực đều co thắt tối đa, thanh quản mở, giơ chân dao động rồi để chân xuống. Thời gian 1 / 4 hơi thở.

“Giữ hơi cố gắng hít thêm”, là thì khó nhất và phức tạp nhất vì nó tăng hiệu suất của hơi thở, hoàn chỉnh việc trao đổi khí oxygen và carbonic, tăng cường sức chủ động của cơ thể, luyện ý chí của con người.

Sau thì 1, muốn giữ cho thanh quản mở, ta cố hít thêm tối đa, các cơ thở đã co thắt thì tiếp tục co thắt thêm nữa. Thanh quản đã sẵn mở ta cũng tiếp tục giữ cho nó mở, các lõm ở cổ cũng vẫn lõm như trước, không phình ra. Mặt không đổi sắc, không đỏ gay, áp suất không tăng trong phổi, không chóng mặt, không nhức đầu, không tức ngực.

* Thì 3: Thở ra thoải mái, tự nhiên, không kìm, không thúc. Thời gian 1 / 4 hơi thở.

“Thở ra không kìm không thúc”. Tất cả các cơ hoàn toàn buông xuôi. Thở ra tự nhiên, thoải mái, nhờ sức nặng và tính đàn hồi của ngực bụng làm cho nó xẹp xuống, nên chỉ thở ra ở mức gần triệt để (không ép bụng, ép ngực để thở ra triệt để). Người cảm thấy dễ chịu khỏe khoắn.

* Thì 4: thư giãn hoàn toàn, có cảm giác nặng và ấm. Tự kỷ ám thị: tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân tôi nặng và ấm. Thời gian 1 / 4 hơi thở.

“Nghỉ thời nặng ấm tay chân” là thời kỳ nghỉ hoàn toàn.

Trong kỹ thuật thở này, thời gian của 4 thì phải bằng nhau để lập lại quân bình giữa hưng phấn và ức chế, thì 2 rất quan trọng vì nó luyện thần kinh, ý chí làm chủ hơi thở. Thời gian của mỗi hơi thở không thể định trước một cách chủ quan mà phải dựa trên cảm giác của cơ thể thấy khỏe (vì đủ oxygen) thì tự nhiên nhịp thở chậm lại. Thông thường, ban đầu thở khoảng 15 lần một phút, về sau giảm xuống còn 12 lần, 10 lần, 8 lần… Khi thở đúng kỹ thuật, đủ oxygen thì không có hiện tượng ngộp hơi, ngáp, buồn ngủ, nhức đầu. Cảm giác tốt nhất là sảng khoái và nóng bừng toàn thân.

Cơ sở khoa học của 4 thì thở ngày càng được chứng minh:

- Một nghiên cứu năm 1997, đo thể tích thông khí khi thở 4 thì, đã cho thấy: Lưu lượng khí mỗi phút khi thở 4 thì lớn hơn khi thở thường.

- Năm 2004, một nghiên cứu “Thăm dò sự thay đổi lưu lượng máu tại động mạch cảnh chung ở người luyện thở theo phương pháp Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng”, được thực hiện tại Quân y viện 175, trên các học viên ở câu lạc bộ dưỡng sinh, tuổi từ 20 đến 72, đã cho kết quả: Lưu lượng máu tại động mạch cảnh chung khi thở sâu và thở tối đa đều tăng so với khi thở thường và độ tăng lưu lượng máu khi thở tối đa lại lớn hơn khi thở sâu.

Thật vậy, khi hít không khí vào nhiều nhất, áp suất ở phổi sẽ âm nhất, máu đổ về phổi tim nhiều nhất; như vậy sự trao đổi khí sẽ tốt hơn nhờ sự xứng hợp giữa sự thông khí và việc tưới máu phổi, đồng thời sẽ làm cho việc lưu thông máu từ tim phổi đến các cơ quan khác nhiều hơn, điều này giải thích việc lưu lượng máu qua động mạch cảnh (là động mạch mang nhiều máu lên nuôi não) khi thở tối đa nhiều hơn khi thở thường.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng sinh ngày 22-12-1906, tại làng Mỹ Chánh (nay là xã Mỹ Hiệp, sau khi sáp nhập với làng Mỹ Hưng, tổng An Bình nằm trọn trên Cù Lao Ven, do đọc lâu ngày trại thành Giêng) sông Chợ Mới sầm uất trên Cù Lao ông Chưởng ở ven sông Tiền, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên nay là tỉnh An Giang.

Ông nội là một trung nông, làm ruộng, ban ngày dạy chữ Nho cho một số học trò, tối lại dạy nghề võ, giờ rảnh đương đác rổ, thúng, nia… dùng trong nhà. Cha cũng nối nghiệp học chữ Nho, chữ quốc ngữ, bập bẹ một ít tiếng Pháp để kèm cặp các con và biết nghề thuốc bắc thuốc nam.

Các bài thuốc nam của bác sỹ nguyễn văn hưởng

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng

Lúc ông lên 5 tuổi, thì mẹ mất vì dịch tả; mười ngày sau thì ông nội cũng mất. Do cha thất chí phải đi xa làm ruộng, hết mùa lúa mới về thăm nhà, nên từ năm 10 tuổi đã sống tự lập. Ông theo học tiểu học tại Cần Thơ, trung học tại Trường Mỹ Tho, rồi chuyển lên Trường Chasseloup Laubat và đậu tú tài phần 1 và toàn phần tại Sài Gòn. Từ năm 1927, ông thi đậu và học 4 năm tại Trường Đại học Y khoa Hà Nội, sau đó học tiếp 2 năm ở Paris và bảo vệ luận án tốt nghiệp năm 1932.

Năm 1933, ông về nước và làm việc tại Viện Pasteur Sài Gòn trong 5 năm. Do bất bình trước thái độ phân biệt đối xử của người Pháp, năm 1939, ông thôi việc và mở phòng mạch, kèm phòng xét nghiệm đầu tiên ở Sài Gòn (tại số nhà 224 đường Cống Quỳnh, quận 1, TPHCM).

Người trí thức tiêu biểu

Trong một bài viết vào năm 1990 nhân dịp bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng 85 tuổi, với nhan đề “Anh Ba Hưởng”, Giáo sư Trần Văn Giàu, có đoạn: “Anh vừa sống lâu, vừa sống hữu ích cho nhân quần ngay trong tuổi 80, 90; nên câu chúc anh trăm tuổi có dư. Thầy thuốc, chiến sĩ, nhà bác học, anh là người tiêu biểu cho giới trí thức Việt Nam ở thành phố, ở Nam Bộ… An nhàn phú quý nào cũng không thể vướng chân, người trí thức xông thẳng vào hy sinh gian khổ… quyết tâm đi theo Cụ Hồ về hướng giành độc lập, tự do, đất nước giàu mạnh, đồng bào hạnh phúc… Có những tấm gương lịch sử mà gió bụi thời gian tuyệt nhiên không làm mờ được“.

Cũng trong một bài viết nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp cũng có viết: “Trong bản tham luận đầu tiên đọc trước Quốc hội năm 1956, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đề xuất Chính phủ cần khẩn trương (1) lập bệnh viện Đông y, (2) mở trường dạy học Đông y, (3) tổ chức bào chế thuốc nam, (4) nghiên cứu thuốc nam và thành lập Hội Đông y. Kiến nghị ấy như ta đã biết, đã được chấp thuận và thực hiện ở cấp trung ương rồi cấp tỉnh”.

(Trích Nguyễn Văn Hưởng - Cuộc đời và sự nghiệp- NXB Hà Nội – 2014)

Sau Cách mạng tháng 8, ông là thành viên Hội đồng Cố vấn Ủy ban Nhân dân Nam Bộ, Trưởng ban Y tế và bào chế của Sở Y tế Nam Bộ. Tháng 10 - 1945, theo lệnh Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, ông về Mỹ Tho tham gia công tác y tế cách mạng. Tại đây, ông đã cùng đồng nghiệp chế tạo thành công huyết thanh chống uốn ván và nhiều loại vắc xin phòng bệnh. Trong Tổng tuyển cử 6-1-1946, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khoá I của tỉnh Long Xuyên. Sau Hiệp định sơ bộ (6-3-1946), ông trở về Sài Gòn mở lại phòng mạch và tiếp tục tiếp tế thuốc men, dụng cụ y tế và cứu chữa thương binh cho chiến khu...

Ở Sài Gòn, ông cùng Đặng Văn Trứ và cụ Lưu Văn Lang đại diện cho 200 nhà trí thức Sài Gòn ký vào bản tuyên ngôn ủng hộ Chính phủ kháng chiến chống Pháp. Năm 1947, ông trở ra khu kháng chiến, là Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ kiêm Giám đốc Sở Y tế Quân Dân Nam Bộ với trách nhiệm lớn là lãnh đạo, xây dựng, tổ chức bộ máy y tế của toàn vùng Nam Bộ với các hoạt động phù hợp với phương châm của toàn ngành y tế là: vệ sinh phòng bệnh, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, kết hợp chặt chẽ Quân y với Dân y…

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-7-1953. Năm 1954, sau hiệp định Geneve, ông tập kết ra Bắc, lần lượt giữ các cương vị Trưởng đoàn đại biểu nhân dân Nam Bộ đi dự Hội nghị châu Á tại New Dehli (1955), Giám đốc Bệnh viện 303 (7-1955), Giám đốc Viện Vi trùng học (1956), Viện trưởng Viện nghiên cứu Ðông y kiêm Vụ Trưởng vụ Ðông y (1957), Chủ nhiệm Bộ môn Đông y (nay là khoa Y học cổ truyền) của Đại học Y Hà Nội. Tháng 1-1957 của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá I, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Thường trực Quốc hội. Ông là đại biểu Quốc hội và là Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II (1960-1964) và khóa III (1964-1971).

Tháng 3-1969, ông chính thức trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam. Năm 1975, ông làm Viện trưởng Viện Y học cổ truyền dân tộc TPHCM, năm 1983 là Cố vấn Bộ trưởng Bộ Y tế về Y học cổ truyền dân tộc. Ông còn đảm nhận các chức vụ như Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Á - Phi của Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội... Trong công tác quản lý lẫn trong nghiên cứu, ông luôn đề cao việc kết hợp Đông Tây y là phương hướng xây dựng nền y học dân tộc. Ông đã chủ trì biên soạn cuốn Phương pháp Dưỡng sinh với 72 động tác cơ bản và đã được tái bản ít nhất 12 lần.

Ông đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân, Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác. Năm 1996, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Kỹ thuật với các công trình: Toa căn bản, Kháng sinh thảo mộc, Phương pháp dưỡng sinh (từ 1954).

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là một trí thức miền Nam tiêu biểu, được ngành y tế Việt Nam tôn vinh và tri ân là người thầy của nhiều thế hệ cán bộ y tế, người đã có nhiều công lao, đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ông mất ngày 4 - 8 - 1998, thọ 93 tuổi.

“Mẹ tôi là một phụ nữ nông thôn, khá đẹp, giỏi việc nhà, việc ruộng, mỗi ngày làm bánh bán ở chợ, tới mùa cá, mùa trái cây, cha mẹ tôi đi buôn chuyến, người chèo lái, người chèo mũi. Hai ông bà tâm đầu ý hợp, đồng vợ đồng chồng, nên làm ăn phát đạt.Tôi còn nhớ một buổi sớm, rửa mặt xong, mẹ tôi mặc cho tôi cái áo lá đen, đường may đột rất khéo; ra đường trước nhà, hai bên trồng ngải hoa trổ đỏ tươi, tôi chạy trước, mẹ tôi rượt theo sau, bắt được tôi, bồng lên hôn lấy hôn để, hai mẹ con cười vang rất là thích thú. Hình ảnh mẹ tôi chỉ còn lưu giữ lại trong ký ức của tôi bấy nhiêu, các hình ảnh khác đã lu mờ với thời gian. Mỗi khi nhớ lại mẹ, tôi ứa nước mắt”.

“Khi tôi lên 5 tuổi. thì một tai họa khủng khiếp đến với gia đình tôi. Một luồng dịch tả sát hại trong làng tnhà nào cũng có người chết, mê tôi cũng không tránh khỏi. Lúc bà gần chết, bà con đem tôi vào, tôi thấy bà con xúm lại khá đông trong phòng, bảo tôi lấy khăn hơ trên bếp lửa than đắp và xoa bóp cho bà lúc ấy đã gầy tọp. Ông nội tôi có đặt bàn ngoài sân, cầu khẩn hần thánh để cho ông chết thế, nhưng không hiệu quả. Mẹ tôi chết rồi, mười ngày sau ông nội cũng chết. Một năm sau, bà nội tôi buồn rầu quá cũng lìa cõi trần”.

“Cha tôi mời ông thầy cũ của tôi là ông Lưu Thùy Huấn để góp ý kiến chọn trường nào tôi nên học, vì nó quyết định tương lai của cả đời tôi. Nếu học trường Luật, sau khi tốt nghiệp, có thể được bố trí làm tri huyện, sau lên đốc phủ sứ. Tôi xin với cha và thầy cho tôi học y khoa vì tôi thích “chăm cứu độ thế” hoặc làm “kỹ sư tâm hồn”. Sau cùng tôi chọn Trường Y khoa bác sĩ”