Bìm bịp bao nhiêu tiền một con

Thoáng chốc mà hè vội tới, trên những vạt rừng, lá cây bắt đầu khép tán làm bóng mát cho những người qua đường dừng chân. Bình minh vừa hửng, trên những quả đồi bạt ngàn cây ràng ràng, chè vè, lau sậy…, những con chim bìm bịp kêu gọi mùa sinh sản vang vọng cả một vùng. Thuở còn chưa có quyển lịch, những người già quê tôi xem bóng người để đoán thời khắc, nhìn cây ra hoa để tiến hành gieo trồng. Tháng Ba âm lịch, bìm bịp kêu gọi bạn tình, báo hiệu cho người nông dân tiến hành làm đất gieo mạ để cấy cày vụ hè thu.

Thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có bao nhiêu loại giống cây trồng ngắn, dài ngày khác nhau nhưng tiết khí thì không bao giờ thay đổi. Cũng như loài bìm bịp kia, cứ đến tháng Ba mới cất tiếng gọi mùa, phải gieo trồng vào đúng thời gian này cây mạ mới lên nhanh, khi đem cấy cây phát triển tươi tốt, cho ra những bông lúa vàng trĩu nặng. Không thể nhanh và cũng không được muộn quá, phải đúng mùa vụ thì cánh đồng mới ngả một màu vàng no ấm. Một thân lúa chín đâu thể làm nên mùa vàng? Ai cấy muộn quá, bao nhiêu loài chim kéo đến phá không cho thu hoạch trọn vẹn.

Bìm bịp kêu đánh thức “phjắc sản” - loại rau chỉ có ở vùng núi quê tôi - vươn lên từ dưới đất. Nó vươn nhanh theo những ngày mưa nắng để rồi trong vòng hơn tháng trời, những ngọn phjắc sản già không ăn được nữa. Mỗi khi đến mùa bìm bịp kêu vọng ngoài đồi xa, phjắc sản lên, ve sầu tấu nhạc ven núi đồi làm bản thân cảm thấy mệt mỏi. Ngày bắt đầu dài hơn, đêm ngắn lại, người nông dân làm việc mệt mỏi, chưa ngủ đẫy giấc mà trời đã sáng và phải ra đồng. Người đi cắt cỏ, kẻ lên rừng kiếm củi, ra ruộng ngắt lá thuốc lá về sấy.

Ngày qua ngày đi mãi, mùa qua rồi mùa vòng quay trở lại, người nông dân quê tôi vẫn cặm cụi làm những công việc mà ông cha bao đời để lại, đôi tay không ngừng nghỉ, đất không ngừng được vỡ vạc, vun xới. Những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi, những bắp ngô, hạt lúa mang vị mặn của những người áo vải.

Sau những ngày bìm bịp kêu giòn giã ngoài bãi, bỗng nhiên nó ngừng kêu báo hiệu một trận mưa to sẽ ập đến. Người nông dân nghe tiếng bìm bịp để chuẩn bị trước cơn mưa to tràn đến làm giảm thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi. Và quả nhiên, cơn mưa to đầu mùa đến, bắt đầu mùa mưa dai dẳng. Nước sông dâng cao chỉ một màu đỏ ngầu, nước ở những con suối khô cạn từ những ngày đông giá giờ lại đầy ắp nước. Cá theo nước mới chui ra khỏi hang vùng vẫy, tìm kiếm thức ăn.

Qua một đêm, sáng ra ở chợ phiên thấy nhiều người bày bán đủ các loại cá còn tươi roi rói. Người bán, người mua chuyện trò rôm rả, người mua muốn được ăn bữa cá đầu mùa, người bán mong kiếm được một món tiền để có thể mua được vài túi giống lúa, ngô về gieo trồng. Những người đánh bắt cá thầm cảm ơn chim bìm bịp đã báo cho họ chuẩn bị mẻ lưới đầu năm đạt nhiều thắng lợi.

Mỗi khi tiếng bìm bịp kêu ngoài đồi, tôi lại nhớ đến những ngày tháng chăn trâu, bò cùng lũ bạn. Sau khi đuổi trâu, bò vào thung lũng bạt ngàn cỏ gianh, tôi cùng lũ bạn theo dõi những con chim bìm bịp bố mẹ miệng quắp con sâu, cào cào về nuôi con non. Bìm bịp khôn hơn những loài chim khác, nó không bao giờ trực tiếp bay vào tổ, để tìm được tổ của nó phải tìm xung quanh bụi cây ràng ràng, lau sậy.

Khi tìm thấy tổ chim non, người già thường bẻ gãy chân của chúng, ngày hôm sau dậy sớm đến tổ chim để xem chim bố mẹ lấy lá thuốc về lót tổ chữa lành vết thương cho con. Tôi đã tìm được những cây thuốc có tác dụng nối liền xương từ chim bìm bịp. Những người già nói nhờ những cây thuốc biết được từ chim bìm bịp mà họ chữa được xương khớp bị gãy.

Bây giờ không còn ai chữa gãy xương bằng việc đắp lá thuốc nữa, họ đến bệnh viện chụp chiếu, bó bột. Chẳng còn ai dày công đi tìm tổ chim bìm bịp để bẻ gãy chân con non và tìm lá cây thuốc mà bố mẹ chúng mang về nữa. Những chú chim không còn sợ người đuổi bắt, hằng ngày chúng vô tư bay đến gần những con trâu, bò tìm kiếm thức ăn. Bìm bịp kêu lên những tiếng gọi mùa giòn giã đầu hè.

Bìm Bịp có lẽ là một trong những loài chim cảnh khó nuôi nhất hiện nay do những người yêu chim đánh giá. Vì thế, trong bài viết này, Runghoangda.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết xem, loài Chim Bim Bịp ăn gì? Nuôi thế nào hiệu quả? Giá bao nhiêu? một cách chi tiết và chính xác nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Con Bìm Bịp là con gì?

Bìm Bịp hay còn được gọi là Bìm Bịp lớn có tên khoa học là Centropus Sinesis, chúng là một loài chim thuộc trong chi Bìm Bịp. Loài này được đánh giá là có kích thước lớn nhất so với các loài chim trong cùng một chi của chúng. Loài chim này là một loài chim rất nhạy cảm với môi trường sống, vì thế, trong nhiều năm trở lại đây, số lượng loài chim này đang suy giảm do nhiệt độ môi trường ngày càng nóng lên.

Ở Việt Nam, thì loài chim này thường được tìm thấy nhiều ở vùng nông thôn, nơi mà còn có nhiều rừng núi, nhiều cây xanh để chúng có thể làm tổ, tìm thức ăn cũng như là sinh sống. Tuy nhiên, cũng như trên thế giới thì loài chim này cũng ngày càng suy giảm về số lượng ở Việt Nam.

Phân loại khoa học

  • Giới: Animalia
  • Ngành: Chordata
  • Lớp: Aves
  • Bộ: Cuculiformes
  • Họ: Cuculidae
  • Chi: Centropus
  • Loài: C. sinensis

Bìm bịp bao nhiêu tiền một con

Xem thêm: Chim bạc má

2. Nguồn gốc của chim Bìm Bịp

Thời gian xuất hiện của loài chim này trên trái đất là bao lâu thì không có một ghi chép nào cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể biết rằng loài chim này đã xuất hiện từ rất xa xưa. Đến hiện nay, thì loài Bìm Bịp được tìm thấy nhiều ở các quốc gia như: Bangladesh, Bhutan, Nepal, Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan và các nước thuộc Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Brunei, Malaysia, Myanmar.

3. Đặc điểm của chim Bìm Bịp

Loài chim này sở hữu một ngoại hình trung bình, một con trưởng thành có thể đạt kích thước dài từ 40 – 52cm (tính cả chiều dài đuôi) và nặng khoảng 100 – 140g.

Đối với loài chim này, thì ở cả con trống lẫn con mái đều có ngoại hình và màu sắc khá tương đồng nhau. Tuy nhiên, ở những chú chim non thì toàn cơ thể sẽ được bao phủ bởi lớp lông màu nâu chấm đen. Đến khi trưởng thành thì chúng sẽ có phần đầu mỏ, cổ, đầu, cổ, bụng và lông đuôi sẽ có màu đen đâm. Mình và hai cánh sẽ có màu nâu đỏ hay màu hung. Chúng có cặp mắt màu đỏ au, đôi chân đen bóng. Khi trưởng thành thì loài chim này sở hữu ngoại hình cũng khá nổi bật.

Loài chim này thích sống ở vùng đầm lầy, lau sậy um tùm, gần sông suối, ao hồ. Bởi đây là điều kiện sống tốt nhất cho chúng phát triển và tồn tại. Loài này cũng rất chung thủy, chúng sống theo cặp trong suốt cuộc đời, chúng sẽ cùng nhau kiếm ăn, làm tổ và chăm sóc con non.

Ngoài ra, tập tính của loài chim này cũng khá kỳ dị, chúng thường đậu trên cành cây cao hoặc phơi mình trên những ngọn cây lau sậy, đặc biệt là sau những trận mưa to thì chúng thường ra ngoài phơi nắng hơn rất nhiều. Loài chim này được đánh giá là có khả năng ẩn náu rất tốt, đặc biệt là khi chúng cảm thấy có sự nguy hiểm rình rập. Chúng có khả năng di chuyển trên mặt đất rất nhanh, chúng có thể chạy, nhảy linh hoạt để đuổi theo con môi.

Đặc biệt, khi bay loài chim này thường vỗ cánh rất mạnh, tuy nhiên tốc độ bay của chúng khá chậm và khoảng cách bay khá ngắn. Chúng thường bay được một đoạn rồi sẽ đáp xuống bụi rậm. Thêm nữa chúng, có khả năng hót (kêu) liên tục, âm kêu từ thấp đến đơn điệu, ồn ào giống như tiếng chó sủa ở đằng xa.

Bìm bịp bao nhiêu tiền một con

4. Bìm Bịp làm tổ ở đâu? Sinh sản thế nào?

Mùa sinh sản của loài chim này thường bắt đầu vào đầu mùa xuân và có thể kéo dài trong hơn năm tháng. Một con trưởng thành mỗi năm có thể sinh sản 2 lứa và mỗi lứa chúng đẻ từ 3 – 4 trứng. Khi vào mùa sinh sản, chúng sẽ tiến hành giao phối và cùng nhau làm tổ, con mái sẽ ấp trứng, con đực sẽ tìm kiếm thức ăn, bảo vệ tổ và cùng nhau chăm sóc con non.

Còn về phần tổ của loài chim này cũng khá đặc biệt, tổ của chúng thường làm cách mặt đất từ 1 – 2m, tại các bụi rậm hoặc các cây ngã bên mặt sông, suối hay đầm lầy. Tổ của chúng có hình dạng như tổ của loài chuột đồng, thường chúng sẽ lựa chọn những cành cây khô, ngắn đan lại với nhau để làm khung và đế cho tổ, sau đó lót thêm một ít rễ cây, ni lông, lá cây để giúp tổ êm và tròn hơn.

Bìm bịp bao nhiêu tiền một con

Đọc thêm: Chim uyên ương

5. Chim Bìm Bịp ăn gì?

Loài chim này được đánh giá là một loài ăn tạp, chế độ ăn của chúng khá hỗn hợp. Tuy nhiên, thức ăn của chúng ngoài tự nhiên vẫn là các loài côn trùng như cào cào, châu chấu, sâu, bướm, mọt, gián, kiến, cá, giun, nhái, cua, rết, giáp xác, nhuyễn… ngoài ra chúng còn có thể ăn thêm các loài bò rát như rắn nhỏ, thằn lằn, chuột, gà con, trứng chim… Đôi khi thì loài chim này còn ăn thêm các loại thực vật, hạt, cỏ dại, trái cây chín…

Các nhà động vật học cho biết, loài bìm bịp rất thích ăn rắn, vì thế xung quanh tổ của chúng thường sẽ có rắn sống ở trong đó. Đặc biệt là vào mùa sinh sản, khi mà chim non mới nở thì chúng rất háu ăn, thế nên chim bố mẹ thường bắt rắn về để giam lỏng trong tổ, nhằm cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim non. Giúp chim non có đầy đủ thức ăn và phát triển nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, vì sao mà rắn không tấn công chim non thì đây là điều mà chưa có nghiên cứu nào ghi chép lại.

Đặc biệt, do thức ăn của chúng rất hỗn hợp, thế nên phân của chúng rất hôi, khiến cho nhiều người ái ngại khi tiếp cận với tổ của loài chim này. Và đây cũng là một trong những yếu tố phòng bị vô cùng hiệu quả, giúp chúng có thể bảo vệ con non một cách tốt nhất.

Bìm bịp bao nhiêu tiền một con

6. Kinh nghiệm nuôi chim Bìm Bịp hiệu quả nhất

Đây được đánh giá là một trong những loài chim khó nuôi nhất trong các loài chim hiện nay. Tuy nhiên, không phải là không nuôi được. Thế nên dưới đây chúng tôi chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm giúp nuôi Bìm Bịp một cách hiệu quả nhất. Cụ thể:

6.1. Chọn giống chim

Khác với nhiều loài chim khác, thì khi nuôi người nuôi thường lựa chọn chim trống, bởi chúng sung hơn, khỏe hơn, đẹp hơn, nổi bật hơn chim mái. Tuy nhiên, khi nuôi bìm bịp thì những người có kinh nghiệm chăm chim lại khuyên các bạn nên lựa chọn chim mái. Bởi loài chim này con mái và con trống rất giống nhau. Tuy nhiên khi nuôi thì chim mái sẽ dễ nuôi và dễ chăm sóc hơn. Còn việc tìm chim giống ở đâu thì bạn nên tham khảo tại các trại chim, diễn đàn chim cảnh…

6.2. Kỹ thuật nuôi Bìm Bịp

Như các bạn đã biết, thì loài chim này không biết nói, nhưng chúng lại kêu rất to, rất hung dữ và thường được nuôi để trông nhà. Và để có thể thuần được loài chim này, thì bạn cần phải nuôi chúng từ lúc còn là chim non và chúng cần phải mất khoảng 2 – 3 năm phát triển mới trưởng thành, kêu to và trở thành một con chim mồi hay. Ngoài ra, bạn cần huấn luyện cho chúng cách săn mồi và việc này cũng mất rất nhiều thời gian mới mang lại hiệu quả như mong đợi.

Bạn cần có phần thưởng để thưởng cho chúng sau một lần tấn công con mồi hay kẻ xâm lăng. Bạn nên lấy khu vực nhà mình là lãnh thổ cho chúng, để chúng bảo vệ và tấn công kẻ thù. Việc thưởng cho chúng sau mỗi lần tấn công sẽ giúp chúng quen dần và xem đây là một phản xạ tự nhiên.

Bìm bịp bao nhiêu tiền một con

6.3. Dinh dưỡng và phòng bệnh cho Bìm Bịp

Trong môi trường nuôi nhốt, thì bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn như: Chuột, rắn, cá, cào cào, châu chấu… Ngoài ra bạn có thể cho chúng ăn thêm các loại thức ăn hằng ngày như thịt băm, lòng cá, tép, cá nhỏ…

Loài chim này thường gặp phải tình trạng tiêu chảy do thức ăn của chúng là đồ sống. Thế nên bạn cần quan sát chim thật kỹ càng, để kịp thời phát hiện các vấn đề về sức khỏe từ đó có thể có phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, khi vào mùa đông ở vùng Bắc Bộ nước ta, thì bạn cần có phương pháp giữ ấm cho chim hiệu quả, nếu không chim sẽ bị lạnh, bỏ ăn, gầy yếu và suy giảm sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Chim giẻ cùi xanh

7. Chim Bìm Bịp giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay, loài chim này chưa thực sự phổ biến trong giới chơi chim cảnh, thế nên mức giá bìm bịp thường ở mức thấp. Trên thị trường một chú chim trưởng thành thường có giá dao động từ 120.000 – 150.000 vnđ/con. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu tìm mua chim bìm bịp con chưa ra ràng, đang ở trong tổ nhiều hơn, bởi nhiều người sử dụng những con chim non để ngâm rượu. Và giá chim non thường dao động từ 200.000 – 300.000 vnđ/tổ.

Bìm bịp bao nhiêu tiền một con

Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã giúp các bạn giải đáp chính xác các thắc mắc về Chim Bìm Bịp ăn gì? Sinh sản thế nào? Làm tổ ở đâu? Giá bao nhiêu? một cách chi tiết nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hay có đóng góp cho bài viết của chúng tôi, vui lòng để lại sau phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.