Bát inox chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

Như chúng ta được biết thì INOX là vật liệu đặc biệt sáng bóng, không gỉ, chịu sự ăn mòn cao, kháng khuẩn nên được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Và hiện nay thì có rất nhiều loại INOX khác nhau, để biết thêm về thông tin và công dụng của chúng thì hãy xem bài viết dưới này của mình nhé.

INOX hay còn gọi là thép không gỉ nó có khả năng chống oxi hóa và sự ăn mòn rất cao, tuy nhiê sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kĩ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp là rất quan trọng.

Với các thành phần khác nhau như: crom, niken, mô-lip-đen, ni tơ thì dẫn đến cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất cơ lý hóa khác nhau của chúng.

CÁC LOẠI INOX PHỔ BIẾN

INOX 201:

- Dùng mangan thế cho niken theo tỉ lệ 2:1 nên độ cứng cao hơn 304 vì thế sẽ khó gia công hơn nhưng giá thành lại thấp hơn rất nhiều.
- Với lượng Niken giảm đi nên khả năng chống ăn mòn kém đi rất nhiều, nhất là trong môi trường nước và acid/ muối.
- Từ tính: Khi được nung loại inox này không có tính từ tuy nhiên khi được làm lạnh thì tính từ lại trờ nên rất mạnh.
- Tính hàn: Inox 201 có thể hàn bằng tất cả các phương pháp do trong thành phần có chứa 18% Cr, 8% Ni, tuy nhiên sự ăn mòn giữa các hạt có thể bị ảnh hưởng nhiệt nếu hàm lượng Cacbon vượt quá 0,03%.
- Nó được sử dụng nhiều trong trang trí nội thất và gia dụng, bao gồm bồn rửa, dụng cụ nấu ăn, máy giặt, cửa sổ và cửa ra vào. Ngoài ra còn được sử dụng trong trang trí ô tô, kiến ​​trúc, trang trí, xe kéo và kẹp…Không nên dùng inox 201 cho các ứng dụng ngoài trời vì tính dễ bị ăn mòn và rạn nứt.

INOX 304:

- Tỷ lệ của crom và niken cao hơn so với 201 vì thế giá thành sẽ đắt hơn, nhưng nó sẽ dễ gia công hơn và có tính dẻo hơn
- Tính chống ăn mòn trong mọi môi trường rất cao
- Khả năng chịu nhiệt: Inox 304 thể hiện khả năng oxi hóa tốt ở nhiệt độ 870 độ C, và tiếp tục thể hiện được lên tới 925 độ C.
- Cơ tính và tính chất vật lý: Từ tính của inox 304 rất yếu và hầu như không có. Nhưng sau khi làm việc trong môi trường thấp từ tính lại rất mạnh. Ngoài ra inox tấm 304 chỉ có thể tăng cứng trong môi trường có nhiệt độ thấp.
- Khả năng gia công: Inox 304 có khả năng tạo hình rất tốt nó có thể dát mỏng mà không cần gia nhiệt. Ngoài ra nó có tính hàn tốt, phù hợp vó tất cả các kỹ thuật hàn trừ hàn gió đá.
- Thích hợp với những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với nước & acid/muối, có ứng dụng rấ quan trọng trong đời sống và công nghiệp như:  vật liêu trang trí nội thất, làm đồ gia dụng, công nghêp đóng tàu, công trình thủy điện, các nhà máy hóa chất,..

INOX 316:

- Nó có tỷ lệ crom và niken rất cao, thêm vào đó là có Molybden tăng khả năng kháng khuẩn.
- Hình thành nóng: Đối với hầu hết các quy trình làm việc nóng, tấm inox 316 có thể chịu được nhiệt độ là 1700 – 2200°F (927 – 1204°C). Để chống ăn mòn tối đa, vật liệu phải được ủ ở nhiệt độ 1900°F (1038°C) và làm nguội nhanh bằng các phương tiện khác sau khi làm nóng.
- Hình thành lạnh: Sản phẩm này khá dẻo dai và hình thành dễ dàng trong các hoạt động làm lạnh sẽ làm tăng độ bền và độ cứng có thể để lại từ tính.
- Gia công, chế tạo: Nó có thể dễ dàng hàn và gia công bằng cách thực hiện chế tạo với nhiều phương pháp khác nhau, hơn thế nữa nó còn cứng trong quá trình biến dạng và chịu sự phá vỡ của chip. Các kết quả gia công tốt nhất đạt được với tốc độ chậm, dầu bôi trơn tuyệt vời, dụng cụ sắc nét và thiết bị chắc chắn.
- Inox 316 được dùng sản xuất các thiết bị trong ngành thực phẩm, thép không gỉ 316 được dùng đặc biệt trong các môi trường chứa nhiều Clorua.
- Thích hợp dùng trong thiết bị và dụng cụ y tế.
- Sử dụng nhiều trong ngành kiến trúc, các công trình ngoài trời và ở khu vực đặc biệt, hoặc khu vực có nhiệt độ môi trường khắc nghiệt.

INOX 430:

- Gần như không có Niken và Mangan nên giá thành rất rẻ nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm.
- khả năng chiu nhiệt: ở nhiệt độ 870oc ( 1598oF) khi sử dụng đứt đoạn liên tục thì khả năng chống oxy hóa cao, và nếu sử dụng liên tục ở nhiệt độ 815oc (1499oF) thì nó có xu hướng bị giòn. Để khắc phục vấn đề này người ta nung nóng, tôi luyện trong thời gian dài ở phạm vi nhiệt 400-600oc (752-1112oF).
- INOX 430 có tỷ lệ dẻo thấp và không thể làm cứng inox 430 bằng cách xử lý nhiệt cho nên INOX thường ứng dụng để làm các sản phẩm lịnh kiện đốt nhiên liệu hay các sản phẩm về nhiệt, linh kiện điện tử và bếp gas, lồng máy giặt hay trong kiến trúc xây dựng…

RANOX là đơn vị cung cấp các sản phẩm phụ kiện nhà bếp, thiết bị vệ sinh, với chất liệu cao cấp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, RANOX hiểu và luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và giá thành luôn hợp lý.

Giải đáp: “Nhiệt độ nóng chảy của inox là bao nhiêu?”. Khi biết được chính xác thông số của nó, người ta sẽ dễ dễ vận hành & chế tạo để mang đến hiệu quả cao nhất. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chuyên sản xuất kim loại hoặc những hợp chất kim loại thì từ khóa “nhiệt độ nóng chảy” dường như vô cùng cần thiết.

Bát inox chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

Định nghĩa nhiệt độ nóng chảy là gì?

Nhiệt độ nóng chảy về một kim loại là khi chúng đạt đến mức nhiệt độ nào đó chúng sẽ bắt đầu quá trình biến đổi thể rắn qua thể lỏng. Qúa trình này được gọi là quá trình hóa lỏng của kim loại

Thay vì gọi là nhiệt độ nóng chảy, ta có thể gọi tóm gọn là nhiệt độ hóa lỏng hoặc điểm nóng chảy. Trong cơ khí, đặc biệt phải nói đến ngành đúc kim loại cùng với lĩnh vực luyện kim được xem là những ngành đang áp dụng quá trình hóa lỏng cho các kim loại nhiều nhất.

Giải đáp: “Inox có nhiệt độ nóng chảy là bao nhiêu?”

Inox – thép không gỉ là dạng hợp kim từ sắt & sẽ không bị biến màu hoặc bị ăn mòn ngoài môi trường tự nhiên dễ dàng như là những loại thép khác. Inox 304 có nhiệt độ nóng chảy từ 1400-1450 °C. Thế nhưng đối với các loại inox do chúng có thành phần hợp kim tạo nên bởi tỷ lệ khác nhau nên nhiệt độ nóng chảy mỗi loại cũng sẽ có sự khác biệt

Nếu đun đến đúng nhiệt độ nóng chảy inox thì kim loại sẽ bắt đầu quá trình tan chảy rồi sau đó từ từ chuyển từ dạng rắn thành dạng lỏng.

Vì sức chịu đựng của inox với độ bền cực cao và còn có khả năng gia công rất tốt. Ngoài ra còn hạn chế cả quá trình bị ăn mòn axit bị tạo ra. Nên đó là lý do giúp những sản phẩm được làm từ inox rất được ưa chuộng hiện nay

Quá trình nóng chảy của các loại inox 

Được tạo thành từ một hợp kim giữa sắt với khá nhiều loại kim loại khác nữa. Đối với hàm lượng kim loại khác đã phân chia nhiều dạng tương ứng như sau: 304, 316, 430, 210, 410, 420… Vì thế mà nhiệt độ nóng chảy inox các loại sẽ có giá trị khác nhau… Inox do có quá nhiều loại với sự tham gia các tỉ lệ thành phần hóa học cũng đa dạng. Nên mỗi loại có nét đặc trưng ở một số điểm và cụ thể nhiệt độ nóng chảy mỗi loại như sau.

  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 304 thông dụng: 1400-1450°C (2552-2642°F)
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 201: 1400-1450°C (2552-2642°F)
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 316: 1375-1400°C (2507-2552°F)
  • Nhiệt độ nóng chảy loại inox 310s: 1375-1400°C (2507-2552°F)
  • Nhiệt độ nóng chảy loại inox 430: 1425-1510°C (2597-2750°F)
  • Nhiệt độ nóng chảy loại inox 434: 1426-1510°C (2600-2750°F)
  • Nhiệt độ nóng chảy loại inox 420: 1450-1510°C (2642-2750°F)
  • Nhiệt độ nóng chảy inox 410: 1480-1530°C (2696-2786°F)

Vì nó là loại hợp kim nên trong bảng thành phần của các loại inox có thể sẽ có các biến thể với hàm lượng rất nhỏ nhưng đôi khi cũng tạo nên sự chênh lệch ở nhiệt độ nóng chảy.

Bát inox chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

Ảnh hưởng từ nhiệt độ nóng chảy của inox là gì?

Khi ở nhiệt độ khá cao thì có khá nhiều vật liệu sẽ bắt đầu bị giảm độ bền kéo. Với inox sẽ không phải trường hợp ngoại lệ. Ngay cả trước lúc chúng đạt đến đỉnh điểm nóng chảy thì inox đã không giữ hoàn toàn độ cứng và rất dễ bị uốn cong lúc đun nóng.

Chi tiết như một hợp kim tạo nên từ inox có 100% tính toàn vẹn cấu trúc ở 870 ° C (1679 ° F), nhưng 1000 ° C (1832 ° F) nó bị mất 50% tính bền kéo. Khi tải trọng lớn nhất trên bất kì ứng dụng nào làm từ hợp kim này 100kg thì sau cùng chỉ giữ được 50kg khi tiếp xúc qua nhiệt độ cao hơn.

Ngoài ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ tạo hiệu ứng khác đó là khiến cho inox dễ bị uốn cong hay phá vỡ. Khi ở nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến lớp oxit nằm ngoài bảo vệ giúp thép không gỉ và khiến cho nó gặp phải tình trạng bị ăn mòn nhanh hơn.

Nhiệt độ nóng chảy của vài thành phần phổ biến khác

Thông qua bảng nhiệt độ nóng chảy của dạng inox, chúng ta có thể thấy được nhiệt độ nóng chảy chỉ với inox đã rất phong phú. Bên dưới là một vài kim loại bạn cũng nên biết:

  • Nhiệt độ nóng chảy từ loại đồng là ở 1084 độ C
  • Nhiệt độ nóng chảy từ loại nhôm là ở 660 độ C
  • Nhiệt độ nóng chảy từ loại thép là ở 1425 – 1540 độ C
  • Nhiệt độ nóng chảy từ loại sắt khi: Rèn 1482 – 1593 độ C & lúc dẻo 1149 độ C
  • Nhiệt độ nóng chảy từ loại vàng là ở 930 độ C

Bát inox chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ được nhiệt độ nóng chảy của inox. Hi vọng qua đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích trong tương lai. Xin mời bạn liên hệ đến công ty thu mua phế liệu Nhật Minh – đơn vị chuyên thu mua phế liệu inox, nhôm, sắt, hợp kim , chì, vải,….để nhận ngay bảng báo giá mới nhất

Inox 316 chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

BẢNG CHỊU NHIỆT TỐI ĐA CỦA THÉP KHÔNG GỈ.

Inox 430 chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

Inox 430 có khả năng chống oxy hóa lên đến 870°C (1598°F) khi sử dụng đứt đoạn liên tục, và lên đến 815°C (1499°F) trong việc sử dụng liên tục. Ở nhiệt độ phòng, nó có xu hướng trở nên giòn, đặc biệt là khi nó đã được nung nóng trong một thời gian dài ở phạm vi 400-600°C (752-1112°F).

Nhiệt độ nóng chảy cửa inox 304 là bao nhiêu?

Ví dụ nhiệt độ nóng chảy của inox 304 là 1400-1450 ° C. Điều này là do trong một hợp kim đặc biệt của thép không gỉ, vẫn có khả năng các biến thể nhỏ trong công thức có thể ảnh hưởng đến điểm nóng chảy. Đây chỉ là một vài trong số các hợp kim phổ biến của thép không gỉ trên thị trường.

SUS 304 chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

So với các dòng thép không gỉ thì Inox sus 304 có khả năng chịu nhiệt, khả năng oxy hoá tốt ở nhiệt độ từ 1010 độ C lên tới 1120 độ C và có thể cao hơn nếu tăng lượng Carbon trong thành phần.