Bài viết về nếp sống văn minh đô thị nhatrang năm 2024

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2022-2026. Với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, đây là hy vọng sẽ tạo bước chuyển mạnh mẽ để phát triển phong trào theo chiều sâu và đạt hiệu quả thiết thực.

Bài viết về nếp sống văn minh đô thị nhatrang năm 2024

Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Khánh Vĩnh biểu diễn đánh mã la.

Tập trung 5 nhóm nhiệm vụ

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh hơn 20 năm nay, qua đó góp phần quan trọng vào việc xây dựng thôn, khu phố văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, thể dục - thể thao từng bước phát triển và hoàn thiện; cảnh quan môi trường ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp; nhiều hủ tục dần được xóa bỏ, các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục, xây dựng nếp sống văn minh được gìn giữ… Đến nay, toàn tỉnh có hơn 90% trong tổng số 982 thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa; hơn 95% khu dân cư xây dựng được quy ước, hương ước, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, giữ gìn trật tự địa phương.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, trong 4 năm tới, toàn tỉnh sẽ tập trung thực hiện 5 nhóm nội dung trọng điểm gồm: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc tiêu biểu, khu dân cư văn hóa tiêu biểu; thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trong giai đoạn mới; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa; lồng ghép thực hiện các cuộc vận động, phong trào hiện có gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ.

Theo ông Trần Gia Văn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, để thực hiện hiệu quả những nhóm nội dung trên, các cấp, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó, đề cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào ở các cấp; đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo phong trào các cấp; quan tâm đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí ở nông thôn. Cùng với đó, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong thực hiện phong trào; bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng tổ chức thực hiện cho Ban chỉ đạo các cấp; đổi mới công tác tham mưu trong việc ban hành các chủ trương, chính sách về phát triển phong trào.

Xây dựng các tiêu chí cơ sở vật chất

Theo định hướng phát triển phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của TP. Nha Trang, đến năm 2025, thành phố phấn đấu có 85% hộ được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa; 70% thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa; 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 100% phường đạt chuẩn văn minh đô thị...

Bà Bùi Thị Song Na - Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Ninh Hòa cho biết, đến hết năm 2022, địa phương phấn đấu có 95% gia đình văn hóa; 85% thôn, tổ dân phố văn hóa; 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 17/20 xã có trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn theo quy định xã nông thôn mới…

Từ tình hình thực tế ở các địa phương, UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu đối với cấp tỉnh; vùng đồng bằng; vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể, đến năm 2026, ở cấp tỉnh phải đảm bảo triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng tỉnh, Trung tâm biểu diễn nghệ thuật tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Triển lãm tỉnh; hoàn thành dự án đầu tư và phát triển Thư viện tỉnh theo mô hình thư viện số; thực hiện số hóa tài liệu, hiện vật ở Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh. Đối với vùng đồng bằng, có 85% gia đình giữ vững danh hiệu văn hóa; 85% thôn, tổ dân phố giữ vững danh hiệu văn hóa; 50% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 85% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa… Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các chỉ tiêu về gia đình, thôn, tổ dân phố giữ vững danh hiệu văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt tỷ lệ 85%. Riêng chỉ tiêu thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị phấn đấu đạt tỷ lệ 100%. Bên cạnh đó, còn có một số chỉ tiêu cụ thể về cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa - thể thao của cấp huyện, cấp xã.

Ông Trần Gia Văn cho biết: "Trong những năm tới, việc thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa sẽ chú trọng gắn kết với phát triển văn hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Từ đó góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh".

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, vừa qua Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa (gọi tắt là Liên hiệp hội) đã thành lập hội đồng tư vấn, phản biện về công trình chợ Đầm tròn Nha Trang và tổ chức hội thảo về "Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương hiệu chợ Đầm tròn".

Thống nhất cao kiến nghị 'không phá bỏ chợ Đầm tròn'

Theo báo cáo mà Liên hiệp hội gởi đến Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Khánh Hòa, hội thảo trên có 65 đại biểu là lãnh đạo nhiều cơ quan, sở, ban, ngành của tỉnh, đại diện TP Nha Trang và phường sở tại cùng các chuyên gia, kiến trúc sư, học giả, nhà khoa học và hội đồng tư vấn, phản biện về công trình chợ Đầm tròn.

Hội thảo đã "thống nhất cao" nhiều nội dung, đề xuất kiến nghị lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và cấp thẩm quyền, cấp tham mưu cần sớm điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực chợ Đầm Nha Trang năm 2013 cho phù hợp.

Đồng thời "không được phá bỏ mà cần tu sửa, tôn tạo, phát huy giá trị công trình chợ Đầm tròn, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đương đại, hài hòa, hợp lý, hợp tình, hợp lòng đại đa số người dân và bạn bè, du khách gần xa, đồng thời rất có lợi về mặt kinh tế - xã hội".

Qua đó sẽ "góp phần làm cho Khánh Hòa ngày càng phồn vinh, giàu đẹp theo đúng định hướng, mục tiêu của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Thực sự là một kiến trúc độc đáo

Cơ sở của các kiến nghị trên, theo Liên hiệp hội, "tất cả các tham luận và ý kiến thảo luận đều khẳng định công trình chợ Đầm tròn thực sự là một kiến trúc độc đáo".

Đó là công trình chợ Đầm tròn có đường nét thiết kế định dạng kiến trúc mở, hình tròn, nhiều lớp mái.

Mái vòm cầu, mái nhiều nếp gấp nhọn hướng vươn lên và mái đua công xôn tán che rộng, làm nên biểu trưng hoa sen, vừa tạo ra một giải pháp thông gió trung tâm và chiếu sáng tự nhiên cho toàn bộ không gian bên trong chợ, đồng thời tạo nên khả năng thích ứng, kết nối hài hòa tuyệt vời với không gian xung quanh công trình.

"Công trình chợ Đầm tròn còn là một tác phẩm của nghệ thuật kiến trúc. Bởi chợ Đầm tròn đã đi trước và đến nay vẫn rất phù hợp với trào lưu của kiến trúc hiện đại trên thế giới - đó là kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng và khả năng hòa hợp, tương thích cao với môi trường", báo cáo nêu.

Hơn thế nữa, theo báo cáo của Liên hiệp hội, chợ Đầm tròn còn gắn với một nơi chốn, một câu chuyện rất đẹp và nổi tiếng về một đóa sen tỏa hương sắc mọc lên từ giữa đầm nước có "bạch tượng quyện hồ". Đó là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người dân Nha Trang - Khánh Hòa, biết cải biến nơi đầm lầy nước đọng thành chốn phồn hoa đô hội.

"Chính những điều ấy đã làm cho chợ Đầm tròn trở thành công trình có kiến trúc độc nhất vô nhị, thật sự có giá trị khác biệt với những công trình khác", báo cáo nêu.

Ý nghĩa văn hóa, lịch sử và giá trị thương hiệu của chợ Đầm tròn

Bài viết về nếp sống văn minh đô thị nhatrang năm 2024

Cổng chợ Đầm Nha Trang vừa được "điểm phấn, tô son lại" và gắn thêm logo biểu trưng du lịch tỉnh Khánh Hòa - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Tất cả các tham luận và ý kiến tại hội thảo trên cũng đã chứng minh công trình chợ Đầm tròn có những giá trị đặc biệt về lịch sử, về văn hóa - xã hội. Các giá trị ấy luôn gắn liền với vai trò trung tâm kinh tế của chợ Đầm tròn trong sự phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của Nha Trang - Khánh Hòa suốt 50 năm qua.

Đó là kể từ khi chợ Đầm tròn được xây dựng, đưa vào hoạt động (1973) và được sửa chữa, tái hoạt động sau năm 1975 là một trong những dấu mốc trong sự phát triển của đô thị Nha Trang.

Trải qua 50 năm ấy, chợ Đầm tròn luôn là một tấm gương phản ánh rõ nét những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong từng giai đoạn lịch sử của Nha Trang - Khánh Hòa.

Chính vì vậy, hội thảo thống nhất cao về đánh giá "chợ Đầm tròn đã thực sự là đại diện cho hình ảnh, thương hiệu chợ Đầm để tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, bền bỉ, thích nghi với mọi điều kiện phát triển của nền kinh tế. Chợ Đầm tròn đã trở thành một phần di sản ký ức của Nha Trang - Khánh Hòa, là gạch nối những thế hệ dân cư và du khách, nên đã trĩu nặng biết bao tình đất, tình người, tình xứ sở nơi đây".

Do đó, "chợ Đầm tròn đã, đang và sẽ luôn luôn là một điểm nhấn có giá trị thương hiệu kinh tế - văn hóa đặc sắc, độc đáo đối với một địa phương có ngành du lịch - thương mại phát triển như Nha Trang - Khánh Hòa".