Bài tập về nội hàm và ngoại diên năm 2024

Ví dụ: Hãy mô hình hoá các khái niệm sau: Sinh viên, Sinh viên Đại học Quốc gia HN, Người lao động trí óc.

Cách làm:

- Đặt tên các khái niệm theo ký tự:

+ Sinh viên: A.

+ Sinh viên Đại học Quốc gia HN: B.

+ Người lao động trí óc: C.

- Xét từng cặp quan hệ:

“Sinh viên – Sinh viên Đại học Quốc gia” là mối quan hệ bao hàm. Vì một khái niệm có ngoại diên rộng hơn (sinh viên) và một khái niệm có ngoại diên nhỏ hơn, bị bao hàm trong ngoại diên của khái niệm kia (sinh viên đại học quốc gia). Ta có sơ đồ:

Làm tương tự với các cặp khái niệm còn lại.

- Vẽ sơ đồ cuối cùng:

Bài tập về nội hàm và ngoại diên năm 2024

II. Bài tập thực hành

Mô hình hoá quan hệ giữa các khái niệm sau:

1. Nhà khoa học, giáo sư, nhà sử học.

2. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 6, số chia hết cho 9.

3. Nhà khoa học, giảng viên, giáo sư.

4. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 2, số chia hết cho 18.

5. Thuốc lá, chất gây nghiện, chất có hại cho sức khoẻ.

6. Nhà ngôn ngữ học, giảng viên, giáo sư.

7. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 2, số chia hết cho 9.

8. Giáo sư, nhà khoa học, nhà quản lý.

9. Người lao động, nông dân, trí thức.

10. Sinh vật, động vật, thực vật.

11. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo.

12. Nhà khoa học, tiến sĩ, người tốt nghiệp đại học.

13. Giáo sư, cử nhân, thanh niên Việt Nam.

14. Tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông.

15. Giáo sư, nhà khoa học, nông dân.

16. Số chẵn, số chia hết cho 4, số lẻ.

17. Nhà triết học, nhà tâm lý học, công nhân.

18. Tam giác cân, tam giác vuông, tứ giác.

19. Sử học, nhà sử học, lịch sử.

20. Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên.

21. TP. Hà Nội, Q. Thanh Xuân, P. Thanh Xuân Trung.

22. Người Việt Nam, người Nga, nhà khoa học, nhà khoa học nữ Việt Nam, nhà khoa nữ Nga, Giáo sư Việt Nam, Nữ giáo sư Việt Nam.

23. Tứ giác, tam giác, hình thoi, hình thang, hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật tứ giác có bốn góc bằng nhau, tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.

24. Hồ Chí Minh, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

25. Sinh viên, Sinh viên Đại học Quốc gia.

26. Sinh viên, Đảng viên.

27. Màu trắng, màu đen.

28. Giai cấp vô sản, giai cấp tư sản, giai cấp.

29. Chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh chính nghĩa.

30. Màu trắng, màu không trắng.

III. Phần đáp án và các dạng bài tương tự khác

- Xem một số đáp án tại link:

https://ybox.vn/ky-nang/mo-hinh-hoa-cac-khai-niem-mot-so-cach-tiep-can-mon-logic-hinh-thuc-logic-hoc-dai-cuong-5c95ad2856a4f76263d22417

Trong bài viết dưới đây Hocvn sẽ nêu một vài Ví Dụ Về Nội Hàm Và Ngoại Diên của khái niệm. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Bài tập về nội hàm và ngoại diên năm 2024
Ví Dụ Về Nội Hàm Và Ngoại Diên

Nội hàm của khái niệm là những tri thức cơ bản về đối tượng được biểu hiện trong khái niệm. Nó bao gồm những dấu hiệu quan trọng nhất để phản ánh bản chất của đối tượng và phân biệt nó với những sự vật hiện tượng khác. Nhờ có nội hàm, ta có thể nhận ra và định danh đối tượng.

Ví dụ: Nội hàm của khái niệm “phân tử” là những dấu hiệu: “Hạt nhỏ nhất của chất bảo tồn các tính chất vật lý và hoá học của chất này”, “do các nguyên tử tạo thành…” Nội hàm của khái niệm “nước”là tập hợp các dấu hiệu: “Sôi ở 1000c ”; “chất đàn hồi”; “không duy trì sự cháy”; “không hoà tan chất béo”; “phân tử gồm….”

Nội hàm của khái niệm không chỉ là khái niệm mà còn là cách nhìn vào khái niệm từ góc độ phân tích nội dung tri thức của nó. Nó cho ta biết khái niệm được hình thành từ những tri thức nào và mang lại cho ta những hiểu biết nào về đối tượng.

Quá trình hình thành khái niệm cũng là quá trình xây dựng nội hàm của nó. Không có nội hàm thì không có khái niệm. Tuy nhiên, về một đối tượng cụ thể, có thể có nhiều khái niệm khác nhau do có nhiều góc độ xuất phát từ thực tiễn và nhận thức. Những góc độ này sẽ làm nổi bật những khía cạnh khác nhau của đối tượng và tạo ra những nội hàm khác nhau.

Những khái niệm và nội hàm khác nhau về cùng một đối tượng không phải là đối lập hay tách biệt mà là liên quan và bổ sung cho nhau để tạo ra một nội hàm toàn diện của một khái niệm tổng quát. Sự phân tầng nội hàm hay khái niệm phụ thuộc vào góc độ và mức độ cần thiết của việc nhận thức đối tượng trong các hoàn cảnh khác nhau.

Ví dụ: Một người (X) có thể được xem xét dưới nhiều góc độ: ở công việc, anh ta là “lao động giỏi”; ở gia đình, anh ta là “cha, chồng tốt”; ở xã hội, anh ta là “công dân gương mẫu”… Những khái niệm này sẽ tạo ra một khái niệm rộng hơn về anh (X): “Anh (X) là một con người tốt trên mọi phương diện”.

Nội hàm của khái niệm không phải là sẵn có trong tư duy mà phải được hình thành qua quá trình nhận thức. Nó phụ thuộc vào mức độ phát triển của đối tượng, của thực tiễn và của chủ thể nhận thức. Nội hàm có thể phong phú hay nghèo nàn, sâu sắc hay nông cạn, gần hay xa với chân lý khách quan.

Bài tập về nội hàm và ngoại diên năm 2024
Ví Dụ Về Nội Hàm Và Ngoại Diên

Ngoại diên của khái niệm

Ngoại diên của khái niệm là tập hợp của những đối tượng mà khái niệm phản ánh, là lớp các đối tượng có các dấu hiệu được phản ánh trong nội hàm khái niệm. ngoại diên của khái niệm trả lời câu hỏi: Khái niệm phản ánh bao nhiêu đối tượng?

Chúng ta cần lưu ý phân biệt ngoại diên với đối tượng, đây là sự phân biệt giữa tập hợp và phần tử. Mỗi đối tượng là một phần tử hợp thành ngoại diên, còn ngoại diên là lớp, là tập hợp của các phần tử ấy.

Trong ngoại diên của khái niệm có tất cả những đối tượng riêng biệt mà đối với chúng, ta có thể khẳng định được nội hàm của khái niệm này thuộc về chúng.

Ví dụ:

Trong khái niệm “sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”, ngoại diên của nó bao gồm tất cả các người đang học đại học và cao đẳng tại Học viện Công nghệ Bưu chính. Ta có thể xác định “Anh Nguyễn Văn A” là sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, sự xác định đó là chân thực nếu anh “Nguyễn Văn A” cũng mang dấu hiệu “người đang học đại học và cao đẳng”; “là đối tượng quản lý đào tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”, vì nội hàm của khái niệm “sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” chính là những dấu hiệu đó.

Sự khác nhau giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm

Nội hàm và ngoại diên của khái niệm là hai khía cạnh khác nhau của một khái niệm. Nội hàm là những đặc điểm chung của khái niệm đó, trong khi ngoại diên là những đặc điểm đặc biệt của khái niệm đó ở một vị trí và thời điểm cụ thể.

Ví dụ, nội hàm của khái niệm “con người” bao gồm các đặc điểm chung của con người như cơ thể, tâm trí, trí tuệ, ngôn ngữ và văn hóa.

Ngoại diên của khái niệm “con người” bao gồm các đặc điểm đặc biệt của con người ở một vị trí và thời điểm cụ thể như khuôn mặt, chiều cao, cân nặng, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, v.v.

Sự khác nhau giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm là rất quan trọng trong việc xác định và sử dụng các khái niệm trong các lĩnh vực khác nhau như triết học, khoa học xã hội, y học, v.v

Ví dụ về sự khác nhau giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm

Ví dụ về khái niệm “xe hơi” có thể giúp hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm.

Nội hàm của khái niệm “xe hơi” bao gồm các đặc điểm chung của xe hơi như bánh xe, động cơ, hệ thống lái, hệ thống phanh, v.v. Những đặc điểm này không thay đổi theo thời gian hoặc vị trí.

Ngoại diên của khái niệm “xe hơi” bao gồm các đặc điểm đặc biệt của xe hơi ở một vị trí và thời điểm cụ thể như hãng sản xuất, màu sắc, kiểu dáng, giá cả, v.v. Ví dụ, một chiếc xe hơi có thể có ngoại diên là hãng sản xuất là Toyota, màu sắc là đỏ, kiểu dáng là xe thể thao, giá cả là 1 tỷ đồng.

Bài tập về nội hàm và ngoại diên năm 2024
Ví Dụ Về Nội Hàm Và Ngoại Diên

Ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu nội hàm và ngoại diên

Ý nghĩa của nội hàm và ngoại diên trong khái niệm

Trong khái niệm bao gồm nội hàm và ngoại diên. Để hiểu được ý nghĩa của khái niệm cần phải hiểu được nội hàm và ngoại diên của nó. Điều này giúp chúng ta có thể hiểu đúng và vận dụng chính xác khái niệm trong các loại văn bản khác nhau để phù hợp với ngữ cảnh, văn phong. Nếu không hiểu rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm, người đọc, người viết sẽ phạm sai lầm về logic.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu nội hàm và ngoại diên

Tại sao cần nghiên cứu và phân tích chi tiết nội hàm và ngoại diên? Trong thực tế, khi phân tích chi tiết và đầy đủ nội hàm trong khái niệm sẽ giúp hiểu rõ và chính xác về ý nghĩa của khái niệm hơn.

Điều này giúp người đọc, người viết phát hiện được số lượng ngoại diên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời xác định được số lượng ngoại diên chính xác hơn so với việc không phân tích hoặc chỉ phân tích sơ bộ.

Tóm lại, mối quan hệ tương quan giữa nội hàm và ngoại diên là mối quan hệ tỉ lệ nghịch. nếu như ngoại diên là khái niệm rộng lớn, bao hàm nhiều ngoại diên của các khái niệm khác thì nội hàm lại là khái niệm thứ nhất, dùng để để chỉ bộ phận của một hàm thứ hai có nghĩa rộng hơn.

Bài tập về nội hàm và ngoại diên năm 2024
Ví Dụ Về Nội Hàm Và Ngoại Diên

Trên đây là những Ví Dụ Về Nội Hàm Và Ngoại Diên Của Khái Niệm. Hocvn hi vọng bài viết này hữu ích với bạn.