Bài tập Toán 7 Tập 2 Bài 2: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu

Chào bạn Giải bài tập SGK Toán 7 tập 2 (trang 11, 12)

Giải Toán 7 trang 11, 12 Tập 2 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Giải Toán 7 Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu được biên soạn đầy đủ trả lời các câu hỏi nội dung bài học, phần bài tập cuối bài trang 11, 12. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải bài tập Toán 7 bài 2 chương 3 tập 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

a. Lập bảng “tần số”

Từ bảng thu thập số liệu ban đầu ta có thể lập được bảng tần số ( bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu ).

Bảng “tần số” được lập như sau:

+ Vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng.

+ Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần.

+ Dòng dưới ghi các tần số tương ứng của mỗi giá trị đó.

Bảng tần số giúp cho người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.

Ta cũng có thể lập bảng tần số theo hàng dọc.

b. Ví dụ

Ví dụ

Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh được ghi lại như sau:

Bảng “tần số”:

Số cân(x)2829303537N = 10

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 2 trang 9

Quan sát bảng 7. Hãy vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng: Ở dòng trên, ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần.

Ở dòng dưới, ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó.

Gợi ý đáp án

Cách làm 

+ Điều tra ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp, thống kê vào bảng

+ Đếm và nhóm những bạn có cùng tháng sinh xếp thành 1 nhóm

+ Lập bảng tần số là bảng gồm 2 dòng: Dòng 1 ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần; dòng 2 ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó.

Ta có bảng sau:

Giá trị9899100101102
Tần số341643

Giải bài tập toán 7 trang 11 tập 2

Bài 5

Trò chơi toán học: Thống kê ngày, tháng, năm, sinh của các bạn trong lớp và những bạn có cùng tháng sinh thì xếp thành một nhóm. Điền kết quả thu được theo mẫu ở bảng 10:

g123456789101112
Tần số (n)N =

Xem gợi ý đáp án

Để làm được bài toán này các em cần:

  • Điều tra ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp, thống kê theo mẫu dưới đây
  • Đếm và nhóm những bạn có cùng tháng sinh xếp thành 1 nhóm
  • Lập bảng tần số là bảng gồm 2 dòng: Dòng 1 ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần; dòng 2 ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó.

Ví dụ thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp như sau:

STTHọ và tênNgày, tháng, năm sinhSTTHọ và tênNgày, tháng, năm sinh
1Trần Anh15 – 01 – 201016Trần Quân11 – 02 – 2010
2Nguyễn Bình02 - 11 – 201017Bùi Quý13 – 03 – 2010
3Phạm Cường05 – 02 – 201018Phạm Thành02 – 09 – 2010
4Trần Đức25 – 01 – 201019Lê Tùng19 – 05 – 2010
5Nguyễn Đạt27 – 11 – 201020Bùi Trâm10 – 03 – 2010
6Lê Đình14 – 03 – 201021Tô Trang11 – 04 – 2010
7Hà Hương06 – 10 – 201022Hoàng Trang16 – 10 – 2010
8Phạm Linh08 – 12 – 201023Bùi Trang26 – 10 – 2010
9Trần Mai11 – 03 – 201024Hà Thảo28 – 04 – 2010
10Vũ Ngọc16 – 11 – 201025Vũ Thảo05 – 09 – 2010
11Phạm Như30 – 04 – 201026Mai Yến01 – 08 – 2010
12Trần Phương01 – 06 – 201027Phạm Xoan02 – 07 – 2010
13Nguyễn Phượng27 – 07 – 201028Nguyễn Xinh15 – 06 – 2010
14Vũ Quỳnh30 – 08 – 201029Trần Vũ18 – 10 – 2010
15Lê Quang15 – 12 – 201030Tô Vân22 – 05 – 2010

Những bạn có cùng tháng sinh xếp thành một nhóm, ta có bảng sau:

Tháng123456789101112
Tần số (n)224322222432N=30

Kết quả điều tra về số con của 30 gia đình thuộc một thôn được cho trong bảng 11:

2222232102
2423213222
2410322231

Bảng 11

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì? Từ đó lập ra bảng "tần số".

b) Hãy nêu một số nhận xét từ bảng trên về số con của 30 gia đình trong thôn (số con của các gia đình trong thôn chủ yêu thuộc khoảng nào? Số gia đình đông con, tức có 3 con trở lên chỉ chiếm một tỉ lệ bao nhiêu?)

Xem gợi ý đáp án

Các em vận dụng kiến thức sau vào giải bài toán:

  • Dấu hiệu là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu.
  • Số các giá trị (không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra lập thành một dãy giá trị của dấu hiệu.
  • Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó.
  • Bảng tần số là bảng gồm 2 dòng: Dòng 1 ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần; dòng 2 ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó.

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu: Số con của mỗi gia đình. Bảng "tần số" về số con

Số con01234
Tần số (n)241752N = 30

b) Nhận xét:

- Số con của mỗi gia đình chủ yếu thuộc vào khoảng từ 0 đến 4 người con.

- Số gia đình đông con (từ 3 con trở lên) là 7 chiếm tỉ lệ: 7/30 tức 23,3%.

Bài 7

Tuổi nghề (tính theo năm) của một số công nhân trong một phân xưởng được ghi lại ở bảng 12:

72597
24456
741028
438104
77541

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?

b) Lập bảng "tần số" và rút ra một số nhận xét (số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào chủ yếu).

Xem gợi ý đáp án

a) Dấu hiệu: tuổi nghề của công nhân trong một phân xưởng.

Số các giá trị: 25.

b) Bảng tần số về tuổi nghề

Tuổi nghề (năm)12345678910
Tần số (n)1316315212N=25

Nhận xét:

- Số các giá trị của dấu hiệu: 25

- Số các giá trị khác nhau: 10, giá trị lớn nhất là 10, giá trị nhỏ nhất là 1.

- Giá trị có tần số lớn nhất là 4 (tần số của giá trị 4 là 6).

- Các giá trị chủ yếu là 4 năm hoặc 7 năm.

Giải bài tập toán 7 trang 12 tập 2: Luyện tập

Bài 8

Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại ở bảng 13:

891091087989
1071091089888
8910109998710

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát?

b) Lập bảng "tần số" và rút ra một số nhận xét.

Xem gợi ý đáp án

a) Dấu hiệu: điểm số của mỗi lần bắn.

Xạ thủ đã bắn: 30 phát

b) Bảng "tần số"

Điểm mỗi lần bắn78910
Tần số (n)39108N = 30

Nhận xét:

Xạ thủ đã bắn 30 phát, mỗi lần bắn điểm từ 7 đến 10, điểm bắn chủ yếu từ 8 đến 10, bắn đạt điểm 10 là 8 lần.

Bài 9

310781096
48781095
8866888
76105878
84105879

Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của 35 học sinh được ghi trong bảng 14:

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?

b) Lập bảng "tần số" và rút ra một số nhận xét.

Xem gợi ý đáp án

a) Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán

Số các giá trị của dấu hiệu: 35

b) Bảng "tần số"

Thời gian (phút)345678910
Tần số (n)133451135N = 35

Nhận xét:

- Thời gian giải một bài toán của 35 học sinh nhận 8 giá trị khác nhau.

- Chỉ có 1 bạn giải nhanh nhất với thời gian 3 phút; Có 5 bạn giải lâu nhất với thời gian 10 phút

- Số bạn học sinh giải bài toán trong vòng 8 phút là lớn nhất: 11 bạn

- Số bạn học sinh giải toán trong trong vòng 4 phút, 5 phút, 9 phút là bằng nhau: 3 bạn

- Thời gian giải bài toán từ 3 đến 10 phút , thời gian giải xong chủ yếu từ 6 đến 8 phút.

Cập nhật: 20/01/2022