Bác hồ viết di chúc ở đâu

.

Cập nhật lúc: 09:50, 22/05/2019 (GMT+7)

(LĐ online) - Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc vào sáng thứ hai, ngày 10/5/1965, với tên gọi đầu tiên là “Tài liệu Tuyệt đối bí mật”. Sau đó, từ năm 1966 đến 1969, đúng vào dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Bác lại đọc bản “Tài liệu Tuyệt đối bí mật”, xem xét, cân nhắc, thêm bớt, sửa chữa hoặc viết lại những câu, những phần cần thiết. Ngày 19/5/1969, Bác sửa lần cuối và hoàn chỉnh bản Di chúc, để dặn lại cho muôn đời con cháu mai sau. Nhân dịp 50 năm ngày Bác Hồ hoàn tất bản Di chúc, chúng ta cùng nhớ lại câu chuyện về những ngày Bác viết Di chúc mà có lẽ nhiều người chưa biết tới.

Bác hồ viết di chúc ở đâu
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Ảnh: tư liệu

Theo hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác, “Bác Hồ suy nghĩ về việc này từ đầu những năm 60, sau khi dự Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế từ Mátxcơva trở về. Những bất đồng dẫn đến bất hòa giữa các Đảng anh em, nhất là trong việc đánh giá kẻ thù, càng làm cho Bác suy nghĩ nhiều”. Nhưng cho đến khi tròn 75 tuổi Bác mới bắt đầu viết Di chúc. Trước khi viết, Người đã về thăm Nguyễn Trãi, một vị anh hùng, nhà tư tưởng, nhà thơ lớn của dân tộc.

Sáng thứ hai, ngày 10/5/1965, trước khi ngồi vào bàn viết Di chúc, từ 7h sáng, Bác đã ngồi nghe đồng chí Bộ trưởng Giao thông Vận tải đến báo cáo về con đường chiến lược qua đất Lào, rồi căn dặn một số vấn đề; và nghe đồng chí Vũ Kỳ báo cáo công việc chính trong tuần. Đúng 9h, Người đặt bút viết dòng đầu tiên, đó là câu: “Tài liệu Tuyệt đối bí mật”; và một giờ trôi qua, đúng 10h, Bác viết xong phần mở đầu, rồi cẩn thận cho vào phong bì để vào ngăn trên giá sách. Sau đó, Người lại ung dung, thanh thản trở lại công việc hàng ngày của vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng. Các ngày tiếp theo (ngày 11, 12 và 13/5/1965), cũng từ 9 giờ đến 10 giờ (khoảng thời gian vẫn được xem là lúc con người minh mẫn, sảng khoái nhất), Bác viết tiếp các phần còn lại và cứ đến 10h, Người lại bỏ tài liệu vào một bì thư đưa đồng chí Vũ Kỳ cất giữ hôm sau lấy ra. Riêng ngày 14/5/1965, do buổi sáng có lịch đi thăm một hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội và dự một phiên họp của Bộ Chính trị, Bác chuyển viết Di chúc sang buổi chiều với thời gian gấp đôi, từ 14 giờ đến 16 giờ. Đúng 16 giờ, Bác đánh máy xong bản Di chúc và cho vào phong bì. Đến 21 giờ hôm đó, Bác giao chiếc phong bì cho đồng chí Vũ Kỳ và dặn: “Chú cất giữ cẩn thận, vào dịp này sang năm nhớ đưa lại cho Bác”. Dù là ngày 14 nhưng Bác lại đánh máy dòng chữ “Hà Nội ngày 15/5/1965” và ký tên Hồ Chí Minh; bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III). Đến ngày 20/5, Người lại đọc, sửa tài liệu xong lại bỏ vào bì thư cất đi.

Đúng như lời Bác dặn dò, tròn một năm sau, ngày 10/5/1966, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt chiếc phong bì “Tài liệu Tuyệt đối bí mật” trên bàn làm việc của Bác, nhưng hôm ấy, Bác không viết gì thêm. Trong những ngày 11, 15, 16/5 sau đó, Bác đều dành một giờ, từ 9 giờ đến 10 giờ sáng, xem lại, bổ sung tài liệu. Năm 1966, Bác bổ sung thêm phần nói về tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong đó Bác nhấn mạnh: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. 

Những năm tiếp theo (1967, 1968 và 1969), cứ đến dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Bác lại đọc “Tài liệu Tuyệt đối bí mật”, xem xét, cân nhắc kỹ từng đoạn, từng câu, từng ý, từng lời, thêm bớt, sửa chữa hoặc viết lại những câu, những phần cần thiết. Năm 1967, Bác xem lại bản Di chúc, nhưng không sửa gì. Năm 1968, Bác viết thêm 6 trang, gồm một số đoạn về việc riêng và một số công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi. Năm 1969, Bác xem và viết lại toàn bộ phần mở đầu gồm 1 trang viết tay. Ngày 19/5/1969, Bác sửa lần cuối. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành 5 năm cuối cùng của cuộc đời, dành những thời khắc ý nghĩa, thiêng liêng đối với Người, dành hết tâm huyết để viết bản Di chúc có ý nghĩa giá trị lý luận và thực tiễn to lớn về nhiều mặt, mà suốt 50 năm qua đã soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam tiến lên.

Bản Di chúc viết xong ngày 10/5/1969 được công bố trong Lễ tang và đăng trên báo Nhân dân, ngày 10/9/1969. Tuy nhiên, do tình hình lịch sử cụ thể nên một số đoạn Bác viết thêm không đưa vào bản Di chúc khi công bố lần đầu; cho đến năm 1989, nhân 20 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ, mới được công bố đầy đủ. Việc chọn bản Di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và năm 1969 để công bố chính thức là đúng đắn, vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Lược trích lại câu chuyện Bác Hồ viết Di chúc, chúng ta càng tự hào và yêu quý Bác, bởi: (I) Ở vào độ tuổi xưa nay hiếm, Bác chọn đúng một ngày tháng 5, nhân dịp sinh nhật 75 tuổi của mình, đúng lúc 9h, giờ đẹp nhất của một ngày, chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây để viết về ngày ra đi của mình, một cách ung dung, thanh thản. Điều này cho thấy Bác đã chủ động tiếp nhận quy luật tự nhiên sinh - tử của con người. (II) Việc Bác Hồ quyết định viết Di chúc trong tình hình đất nước và thế giới đang có những diễn biến phức tạp là rất cần thiết và đúng lúc đã cho thấy Bác là một con người suốt đời cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của đất nước, hạnh phúc của Nhân dân và nhân loại cần lao, đến lúc từ biệt thế giới này vẫn còn lo cho dân cho nước, cho bè bạn quốc tế. (III) Miền Nam luôn trong trái tim Người, vì vậy giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc luôn luôn được Bác coi là nghĩa vụ, là trách nhiệm hàng đầu. Bác nói: “Nếu tôi không được tự mắt trông thấy thực hiện cuộc thắng lợi đó, thì tôi phải tự trách mình không làm tròn nhiệm vụ đối với đồng bào miền Nam”. (IV) Về việc riêng, Bác căn dặn, “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”; Bác yêu cầu được hoả táng và chia tro thành 3 phần để vào 3 lọ sành đặt ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, để nơi đâu Nhân dân cũng có Bác ở cạnh và đỡ phải đi lại xa xôi, làm cho mỗi chúng ta thật là xúc động về trái tim thương yêu Nhân dân mênh mông của Bác.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa sâu sắc tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại; là di sản bất hủ gửi lại cho các thế hệ mai sau. Đó không chỉ là tâm tuyết của một người suốt đời tận tụy, phấn đấu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, mà còn mang theo khát vọng về một đất nước Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, cùng một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người. 

50 năm Bác Hồ đi xa, những điều căn dặn, day dứt của Bác đã và đang được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta biến thành hiện thực; đất nước ta đang được xây dựng ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn; Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là một thành viên có trách nhiệm, đóng góp xứng đáng vào nền hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới.

KHÁNH LINH

50 năm Bác để lại cho đời những lời minh triết trong bản Di chúc cũng là 50 năm bao thế hệ người Việt nối tiếp nhau đón nhận và lan tỏa những yêu thương vô vàn Người để lại cho đời.

Không chỉ bản Di chúc là Bảo vật quốc gia quý giá, nhiều kỷ vật người để lại đã và vẫn tiếp tục kể với sông núi, cháu con về trái tim bao la mà rất đỗi giản dị của Bác Hồ.

Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ hàng vạn tư liệu, hiện vật kể về cuộc đời sáng rỡ kì lạ - cuộc đời người con ưu tú bậc nhất của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể, kho cơ sở của bảo tàng có 13 vạn tài liệu, hiện vật; kho tư liệu có hơn 12 ngàn tài liệu, trong đó có nhiều tư liệu quý; thư viện hiện có hơn 6.700 đầu sách với khoảng 25.000 nghìn bản cùng các đầu tạp chí, báo...

Trong đó khối tư liệu - hiện vật đồ sộ đó, Di chúc của Người là một trong những hiện vật quý giá nhất.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Bảo tàng Hồ Chí Minh có riêng một khu trưng bày với tên gọi Bác Hồ viết Di chúc. Tại đây không chỉ trưng bày các bản Di chúc qua các năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn tái hiện hình ảnh Bác ngồi viết Di chúc trong căn nhà sàn của Người.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Tuy bản trưng bày tại Bảo tàng không phải là bản gốc Di chúc, nhưng đây là bản sao lưu trực tiếp từ bản gốc hiện đang lưu trữ tại Cục lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng nên sự chân thực và sống động vẫn khiến người xem xúc động nghẹn ngào trước bút tích của Người và những lời minh triết đầy ân cần, yêu thương.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Di chúc Bác Hồ - Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn bản gốc do Người viết từ ngày 10-5-1965 đến ngày 19-5-1969. Suốt 50 năm qua, bản Di chúc được coi là di sản văn hóa vô cùng quý báu của Đảng, của dân tộc ta và được bảo quản đặc biệt. Bản Di chúc được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2012 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bản gốc hiện đang được lưu giữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng bảo quản theo chế độ đặc biệt, lý do vì Bảo vật quốc gia này Bác viết trên giấy với chất liệu không được tốt, trải qua 50 năm nay đã ố vàng, một số chỗ nét chữ đã hơi nhòe.

Cho đến nay, rất ít người thật sự được tiếp cận với bản gốc của Di chúc bởi rất hiếm khi những bảo vật này được trưng bày rộng rãi cho công chúng thưởng lãm.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Bút tích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1968, 1969 đang được trưng bày tại triển lãm Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Ông Đinh Hữu Long - phó cục trưởng Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng kể, sau khi Bác qua đời năm 1969, tại hội nghị của Bộ Chính trị, ông Vũ Kỳ có đưa bản gốc Di chúc của Bác và Bộ Chính trị đã quyết định giao bản Di chúc cho ông Trần Quốc Hoàn lúc đó là Bộ trưởng Bộ Công an giữ. Ông Trần Quốc Hoàn đã giữ bản Di chúc suốt 18 năm từ năm 1969 đến năm 1987.

Từ năm 1987, Ban Bí thư quyết định giao bản Di chúc cho Cục Lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng lưu giữ cho tới nay.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Từ đó, Cục Lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng chỉ phục vụ nhu cầu tiếp cận với bản gốc bản Di chúc trong một số trường hợp đặc biệt như phục vụ nghiên cứu của Văn phòng Tổng Bí thư; phục vụ nghiên cứu tại phòng đọc của cán bộ nghiên cứu thuộc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; một số tỉnh ủy; một vài lần phục vụ việc ghi hình của các đài truyền hình, hãng phim trong nước…

Từ năm 2015, được sự đồng ý của lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, bản Di chúc đã được sao thành 3 bản in mầu. Ba bản in mầu này hiện đang được lưu giữ cùng với bản gốc của Di chúc.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Bút tích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1965 đang được trưng bày tại Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Ông Đinh Hữu Long cho biết, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng từng một đôi lần đề xuất với Ban Bí thư, với Bộ Chính trị đưa bản gốc Di chúc của Bác ra trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh để công chúng được tiếp cận.

Nhưng Bộ Chính trị vẫn cho rằng trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ở Bảo tàng Hồ Chí Minh thì việc đảm bảo cho bản Di chúc được trường tồn sẽ khó khăn. Vì vậy, tới thời điểm này, bản gốc Di chúc của Bác vẫn chưa được trưng bày cho toàn dân xem, mặc dù đã có rất nhiều cuốn sách và hàng ngàn bài nghiên cứu, bài báo viết về bản Di chúc vô giá này.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Nhận xét về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết : "Bản Di chúc tuy ngắn gọn song nó chứa đựng biết bao giá trị tư tưởng và tình cảm, là sự kết tinh một đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, đem lại sự đổi đời của dân tộc Việt Nam ta, đồng thời để lại những di sản bất hủ đối với những thế hệ mai sau..." (đăng trên báo Nhân dân ngày 17-5-2006).

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Bút tích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được trưng bày tại Thư viện Quốc gia - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh có một bộ ảnh tư liệu quý giá với 601 ảnh chụp 12 cái Tết Bác Hồ đi thăm và chúc Tết quân, dân Hà Nội.

Trong thời gian sống và làm việc tại Hà Nội từ 1954 đến 1969, dù bận trăm công nghìn việc nhưng những ngày Tết Nguyên đán của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian để đến từng ngôi nhà, ngõ xóm và những khu phố ở Hà Nội thăm và chúc Tết những người dân lao động, các cán bộ, chiến sĩ Thủ đô.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Những hình ảnh về hoạt động của Người đã được các nghệ sĩ nhiếp ảnh Phủ Chủ tịch ghi lại và nay nằm trong bộ sưu tập quý của Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Trong quãng thời gian sống ở Hà Nội từ 1954 đến 1969 với 14 cái Tết, nhưng Bác Hồ chỉ đón 12 cái Tết ở Hà Nội bởi Tết đầu tiên sau khi trở lại Thủ đô năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành trọn thời gian lên thăm Thái Nguyên, và Tết Nguyên đán Mậu Thân 1968, Người sang Trung Quốc chữa bệnh.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Trong bộ sưu tập ảnh chúc Tết của Bác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thì bộ 12 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của Người vui đón xuân cùng đồng bào và chiến sĩ Thủ đô rất cảm động. Tết Nguyên đán 1969 là cái Tết cuối cùng trước khi Người đi xa mãi mãi. Mặc dù sức khỏe của Người không được tốt, nhưng Người vẫn đi thăm - chúc Tết đồng bào và chiến sĩ.

Ngày 16-2-1969 (tức sáng mùng 1 Tết): 6h30 sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các ông Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không, Không quân tại sân bay Bạch Mai, Hà Nội.

11h: Người đến thăm và chúc Tết nhân dân xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Tây (Hà Nội ngày nay). Người cùng nhân dân xã Vật Lại khai xuân trồng cây trên đồi của xã. Buổi trưa, dưới bóng cây bạch đàn trên đồi Vật Lại, Người thân mật nói chuyện và chúc Tết nhân dân địa phương.

Cây đa ở Vật Lại là cây cuối cùng do Bác trồng đã trở thành kỷ vật thiêng liêng, niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, nhân dân Vật Lại nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Năm 1990, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiếp nhận một quý vật. Đó là chiếc huy hiệu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho người đạp xích lô Nguyễn Văn Thảo vào năm 1958. Ông Thảo sau 32 năm giữ gìn chiếc huy hiệu như báu vật, đúng ngày sinh nhật Bác năm 1990, ông đã tặng lại kỷ vật cho Bảo tàng Hồ Chí Minh để nhiều người được chiêm ngưỡng, biết đến.

Chuyện về chiếc huy hiệu là một câu chuyện cảm động về tấm lòng của Bác luôn quan tâm, động viên nhân dân làm những việc tốt dù nhỏ nhoi.

Ông Nguyễn Văn Thảo làm nghề chở xích lô. Năm 1958, trong một lần chở khách, ông nhặt được một bọc lớn của khách để quên trên xe mình. Ông đã tìm vị khách đó để trả lại nhưng không thấy nên đã mang vào đồn công an nhờ trả lại cho người mất.

Xúc động trước việc tốt của ông Thảo, Bác Hồ đã tặng Huy hiệu Bác Hồ cho người đạp xích lô thật thà.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Trong bộ sưu tập quý của Bảo tàng Hồ Chí Minh có một bộ quần áo bằng vải đũi rất đặc biệt, hầu như vẫn còn như mới dù nó đã được gìn giữ hơn 60 năm…

Đó là bộ quần áo mà Bác Hồ đã tặng cho ông Trịnh Như Lương và sau 60 năm giữ gìn như báu vật, con gái ông Lương đã tặng lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh năm 2010.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Ông Trịnh Như Lương (1916-1980) quê ở Hà Nội, lúc nhỏ theo học tại trường Anbe Saro, tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Kháng chiến nổ ra, ông Lương được giao phụ trách liên trại tù binh, hàng binh Pháp kiều. Trong hoàn cảnh chiến tranh, dù thiếu thốn đủ bề nhưng ông luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ghi nhận cố gắng của ông, Bác Hồ đã tặng ông bộ quần áo bằng vải đũi, được dệt từ sợi tơ tằm và một lá thư do tự tay Người đánh máy trên loại giấy in sẵn mẫu Chủ tịch Chính phủ Việt Nam, dưới có chữ ký màu mực xanh đen.

Người viết: "Gửi chú Lương, phụ trách Trại tù binh. Từ ngày kháng chiến, chú và anh em ở đó phụ trách một việc khó nhọc. Cũng như toàn thể và quân đội đang chịu khó nhọc. Nhân Năm Mới, tôi gửi lời hỏi thăm tới chú và những anh em làm việc với chú.

Các chú cố gắng làm tròn nhiệm vụ, giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Chính phủ sẽ ghi nhớ công trạng, những nhân viên tận tụy và trung thành. Sẵn đây, đồng bào có gởi tặng tôi một bộ áo, tôi gởi biếu chú. Chào thân ái và quyết thắng - 1949".

Bộ quần áo được gia đình ông Trịnh Như Lương giữ gìn cẩn thận như giữ một kỷ vật thiêng liêng mà chưa một lần mặc.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng đang gìn giữ một hiện vật mà câu chuyện về nó thật cảm động.

Ông Phan Duy Vẽ sinh năm 1913 quê ở Hưng Yên. Năm 1945, là Đoàn viên Đoàn Thanh niên cứu quốc, ông Vẽ tham gia phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh Hưng Yên; sau đó, ông tiếp tục đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ông Phan Duy Vẽ bị cận thị nặng nên khi đi làm việc, luôn phải mang theo một chiếc ông nhòm nhỏ bên người. Năm 1960, trong một buổi đến xem thực địa tại một địa điểm bí mật, thấy ông Vẽ chỉ có chiếc ống nhòm nhỏ, thương người lính tận tụy và phải vất vả hơn với đôi mắt cận thị nặng, Bác đã tặng ông Vẽ chiếc ống nhòm để ông nhìn rõ hơn.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Quà tặng quý đó của Bác Hồ được ông Phan Duy Vẽ nâng niu, luôn mang theo mình và cất giữ cẩn thận. Món quà không chỉ hữu ích cho ông trong công việc hàng ngày mà còn cho ông bao ấm áp bởi tấm lòng săn sóc của vị lãnh tụ tới từng việc nhỏ nhất, tới từng người dân.

Ngày 26-8-2013, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiếp nhận chiếc ống nhòm - kỷ vật quý giá của gia đình ông Phan Duy Vẽ do bà Phan Thị Thục Oanh, con gái ông, trao tặng.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ một chiếc băng tang viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đặc biệt.

Từ ngày 4-9-1969, Lễ viếng và Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Hội trường Ba Đình. Ban Tổ chức đã chuẩn bị băng tang may sẵn, chuyển đến các cơ quan, đơn vị phát cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong phạm vi cả nước để tang Bác.

Bác hồ viết di chúc ở đâu

Đúng 50 năm trước, Hà Nội mưa tầm tã không ngớt nhưng không ngăn nổi dòng người như thác lũ xếp hàng vào viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong dòng người đau buồn ngày ấy có phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, khi đó đang là học viên dự bị đại học, trường Đại học Chính trị thuộc Bộ Đại học.

Ông Nguyễn Trọng Phúc xúc động kể, những ngày tháng 9 ấy, vừa nhận tin trúng tuyển vào trường Đại học Chính trị thuộc Bộ Đại học, trong lúc đang làm thủ tục nhập học thì được tin Bác mất, ông quyết định đạp xe về Hà Nội dự Lễ tang Bác.

Nhận băng tang từ Ban tổ chức, loại băng tang dành cho các đảng viên, vải màu đen pha đỏ, chàng tân sinh viên lúc đó ngập trong đau buồn. Hình ảnh lần được vinh dự gặp Bác Hồ lại trào về với bao niềm xúc động.

Chiếc băng tang dùng trong ngày viếng Bác, ông Phúc luôn trân trọng giữ gìn và bảo quản trong cuốn sổ tay ghi chép của mình từ năm 1969 đến nay.

Ông Phúc kể, trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngôi nhà, nơi gia đình ông sinh sống tại khu tập thể bệnh viện Bạch Mai đã bị bom B52 tàn phá, nhưng có một điều kỳ diệu, sau khi bới tìm trong hố bom, chiếc băng tang và cuốn sổ ghi chép ngày ấy vẫn còn nguyên vẹn.

Với mong muốn kỷ vật được lưu giữ và bảo quản lâu dài, năm 2012 ông Phúc đã tặng lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.