Bác hồ bị bắt ở hồng koong năm nào năm 2024

Sau Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (1924), với tư cách Ủy viên Ban phương Đông, phụ trách Cục phương Nam – một thành viên chính thức của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc được cử đến Trung Quốc để chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á. Tháng 11- 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu và bắt đầu triển khai hoạt động về các nước Đông Nam Á.

  1. Diễn tiến vụ án

1. Tới nửa đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành bước đầu một số công tác ở các nước (Xiêm, Malaysia, Indonesia, Singapore…). Sau khi thoát khỏi cuộc vây bắt ở Singapore, đầu tháng 5 – 1930, Nguyễn Ái Quốc trở lại Hồng Kông. Lúc này, Hồng Kông là một thành phố “bỏ ngỏ”, chính quyền nơi này không đòi hỏi những người đến đây phải làm những thủ tục nhập cảnh phức tạp. Ở đây các tổ chức dân chủ đều có thể tồn tại tương đối tự do, những người thuộc các dân tộc khác nhau có thể đến cư trú nếu họ bị chính quyền nước họ truy nã vì hoạt động chính trị.

2. Trong thời gian ở Hồng Kông, giấy căn cước của Nguyễn Ái Quốc mang tên Trung Quốc là Tống Văn Sơ. Địa chỉ thường trú là số nhà 186 Tam Kung. Nơi đây là cơ sở bí mật, có mật hiệu an toàn cho các đồng chí đến liên lạc cảnh báo để không bị bắt. Tổng hợp những tài liệu tịch thu được ở Sài Gòn, Singapore, Thượng Hải, mật thám Pháp đã phối hợp với mật thám Anh tìm ra được địa chỉ này của Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông.

3. Sáng sớm, ngày 6-6-1931, khi Nguyễn Ái Quốc còn đang rửa mặt, một nữ đồng chí khác đang quét nhà, thì cửa lớn bị xô mạnh bật ra: Một tốp cảnh sát ập vào xích tay cả hai người và lục soát. Không tìm được chứng cứ gì. Cả hai bị dẫn ra xe đưa về Sở Cảnh sát Hồng Kông. Nguyễn Ái Quốc bị giam ở đây suốt một tuần. Khi bị bắt, qua thẩm vấn của Thư ký Trung Hoa vụ ở Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc khai tên là Tống Văn Sơ, sinh tại Trung Quốc. Ngày 12-6 cảnh sát đưa Nguyễn Ái Quốc chuyển về nhà tù Victoria và giam ở đây suốt gần hai năm, từ tháng 6-1931 đến tháng 1-1933.

4. Sau khi Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hồng Kông, các giới chức của Pháp ở Đông Dương và các Bộ trưởng ở chính quốc tỏ thái độ chúc tụng, mừng rỡ; đồng thời vạch kế hoạch vận động chính quyền Hồng Kông giao Nguyễn Ái Quốc cho Pháp bằng cách dẫn độ về Việt Nam để thi hành bản án tử hình vắng mặt mà Tòa án Vinh (Nghệ An) đã tuyên từ tháng 10 – 1929. Nếu không được thì giam giữ Nguyễn Ái Quốc ở một thuộc địa xa xôi nào đó của Anh, không để Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động và tuyệt đối tránh trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc bằng mọi giá.

II. Luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra – Cãi vì nghề chứ không vì tiền

1. Sáng ngày bị bắt (6-6-1931), trong lúc bị dẫn về Sở Cảnh sát Hồng Kông, Tống Văn Sơ đã gặp Hồ Tùng Mậu từ trong tù được thả bước ra. Nguyễn Ái Quốc kịp đưa mắt ra hiệu cho Hồ Tùng Mậu. Hồ Tùng Mậu hiểu ý và ngay sau đó đã đến gặp ông Francis Henry Loseby – một luật sư dân chủ tiến bộ người Anh, đang hành nghề ở Hồng Kông nhờ giúp đỡ.

2. Ngày 8-6, Luật sư Loseby quyết định đi tìm gặp Tống Văn Sơ ở trại giam. Với lương tâm nghề nghiệp, luật sư tự coi mình có nghĩa vụ bảo vệ thân chủ người Đông Dương này. Đến Sở Cảnh sát người ta từ chối không tiếp ông. Mấy hôm sau, luật sư lại đến, người ta nói không bắt ai là Tống Văn Sơ cả. Mãi đến ngày 25-6, do đòi hỏi kiên quyết, Luật sư Loseby mới được cho gặp Tống Văn Sơ. Hai người trao đổi với nhau bằng tiếng Anh khá lâu. Luật sư biết được một số chi tiết quan trọng: Tống Văn Sơ mướn nhà 186 Tam Kung. Khi bị bắt, trong người và trong nhà không có tài liệu gì. Lúc bắt người, cảnh sát không đọc lệnh, thực tế lúc này chưa có lệnh bắt của ủy viên công tố…

3. Qua tiếp xúc, Tống Văn Sơ cảm ơn luật sư, nhưng thật thà bảo với luật sư rằng mình không có tiền để nhờ luật sư cãi. Luật sư Loseby nói: “Tôi cãi hộ ông vì danh dự chứ không nhất thiết chỉ vì tiền. Ông chỉ cần nói cho tôi nghe những điều gì mà tôi có thể dựa vào đấy để bênh vực cho ông. Ông sẽ cùng tôi bàn bạc những công việc sắp đến. Tôi tin rằng ông sẽ giúp đỡ tôi nhiều…”.

III. Kỹ năng tranh tụng: Bảo vệ thân chủ bằng pháp luật

1. Từ hơn 3 thế kỷ trước, Đạo luật Hapeas Corpus được Viện dân biểu Anh thông qua vào năm 1679, quy định mọi người đều phải được đưa ra xem xét có tội hay không để sau đó nhà nước mới có quyền thực hiện việc giam giữ người đó. Đây là văn kiện mang hiến tính, đặc biệt quan trọng bổ sung cho Đại Hiến chương Magna Carta năm 1215 vào “hiến pháp tục lệ” của Vương quốc Anh nhằm bảo đảm tự do cá nhân, tránh tình trạng bắt bớ trái phép.

2. Việc bắt Nguyễn Ái Quốc đã được tiến hành bí mật. Nhưng sau đó báo chí đã đưa tin, phanh phui dồn dập nên việc đưa Nguyễn Ái Quốc ra tòa xét xử công khai là việc “chẳng đặng dừng”. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, Tòa án tối cao phải xét xử một án chính trị, cũng là dịp cho ông Nguyễn được tạm rời xà lim trong mấy tiếng đồng hồ.

3. Từ tháng 7 đến tháng 9 -1931, Nguyễn Ái Quốc ra tòa 9 lần. Phiên tòa dưới sự chủ trì của thẩm phán Joseph Kemp (Chánh án) và thẩm phán Justice Lindsell (Phó Chánh án) với hai công tố viên C.G. Alabaster và Somerset Fitzroy (Đại diện Hoàng gia). Hai luật sư bào chữa là luật sư F.H. Loseby, Trưởng Văn phòng luật sư Russ và Cộng sự (Russ & Co) và Luật sư F.C.Jenkin (trực tiếp bào chữa trước tòa theo ủy nhiệm của Luật sư Loseby). Bị cáo Tống Văn Sơ có mặt tại phiên tòa suốt từ đầu tới cuối, còn bị cáo Lý Tam đến ngày thứ ba (15-8) đã được phóng thích vì tòa xét thấy không có chứng cứ buộc tội.

4. Qua các buổi đăng đường xét xử, công tố viên luôn tìm cách buộc tội Tống Văn Sơ là cộng sản, là gián điệp của Mátxcơva đến Hồng Kông với mục tiêu phá hoại, nguy hiểm cho an ninh, trật tự của Hồng Kông. Công tố viên yêu cầu Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo nhiều năm tù hoặc ít ra cũng phải trục xuất về Đông Dương. Trong khi đó, qua tranh tụng luật sư khi bào chữa cho Tống Văn Sơ cố tập trung vào ba điểm pháp lý cơ bản: Một là, việc bắt Tống Văn Sơ là bất hợp pháp, vì bị cáo thực tế bị bắt ngày 6-6 nhưng mãi đến ngày 12-6, Thống đốc Hồng Kông mới ký lệnh bắt (bắt người đang bị tạm giam). Hai là, nhân viên thẩm vấn lấy cung bất hợp pháp, đặt ra cho bị cáo những câu hỏi vượt ra ngoài phạm vi thẩm vấn luật định, đã hỏi quá 7 câu hỏi luật định và sau khi hỏi cung đã lập ra một tờ khai cung giả mạo đang có trong bút lục hồ sơ. Ba là, yêu cầu của phía công tố đòi trục xuất bị cáo về Đông Dương nơi bị cáo đã bị án tử hình, cũng là trái luật. Vì theo pháp luật hiện hành, việc trục xuất chỉ áp dụng đối với thần dân của Vương Quốc Anh, còn Tống Văn Sơ là dân của nước khác không thể áp dụng…

5. Sau 9 ngày xét xử, ngày 11 -9-1931 Tòa tuyên hủy bỏ mọi điều buộc tội Tống Văn Sơ. Tuy nhiên, Tống Văn Sơ vẫn bị trục xuất khỏi Hồng Kông và phải trở về Đông Dương. Ngày hôm sau, 12-9, Luật sư Jenkin giúp bị cáo nộp bản kháng án lên Hội đồng Cơ mật với các luận cứ là: cơ quan hành pháp đã có hành vi lạm quyền, ban hành lệnh trục xuất giả dối trên cơ sở chứng cứ giả, do đó lệnh trục xuất không có giá trị; theo luật Hapeas Corpus, bị cáo phải được thả…Hội đồng xét xử chấp thuận cho bị cáo kháng án lên Hội đồng Cơ mật ở Luân Đôn và chỉ thị hồ sơ vụ án phải được chuẩn bị hoàn tất gửi đi trong vòng ba tháng.

IV. Kết thúc vụ án: Nguyễn Ái Quốc về lại Liên Xô

1. Trong quá trình tiếp tục tham gia vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, sau khi Nguyễn Ái Quốc đã nộp kháng cáo đến Hội đồng Cơ mật, có luật sư Denis Noel Pritt (đại diện cho Tống Văn Sơ) và luật sư Richard Stafford Cripps (đại diện cho Bộ thuộc địa Anh). Hai bên luật sư đã hòa giải và cùng đi đến thỏa thuận như sau: Người kháng án (Tống Văn Sơ) rút đơn kháng án với cam kết của chính quyền Hồng Kông: 1. Bỏ việc chỉ định “tàu biển” trong lệnh trục xuất; 2. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không giao người kháng án cho Pháp hoặc đến một lãnh thổ do Pháp bảo hộ hoặc xuống một tàu biển của Pháp; 3. Chính quyền Hồng Kông sẽ hết sức cố gắng để bảo đảm rằng người kháng án sẽ đến được nơi họ muốn đến; 4. Chi 250 bảng Anh cho phí tổn của người kháng án.

2. Ngày 21 -7-1932, Hội đồng Cơ mật (Privy Council) Hoàng Gia Anh tại Cung điện Buckingham đã chấp thuận cho Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) rút đơn kháng án và chỉ thị cho Thống đốc Hồng Kông và các bên liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh.

3. Như vậy là theo quyết định của Hội đồng Cơ mật, Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) phải rời khỏi Hồng Kông nhưng được lựa chọn đến nơi nào Nguyễn Ái Quốc muốn. Ý nghĩa nội dung của quyết định này là: Thứ nhất, tuyệt đối không có gì chứng tỏ rằng ông Nguyễn là tay sai của Liên Xô. Thứ hai, không có chứng cứ ông Nguyễn muốn phá hoại Hồng Kông. Thứ ba, cộng sản hay quốc gia điều đó không phải là một tội phạm trước pháp luật Anh.

4. Nhờ sự tận tình giúp đỡ của luật sư, Tòa án đã không đủ chứng cứ kết tội và đã phải trả tự do cho bị cáo – dù việc đó họ không bao giờ muốn mà vẫn phải tuân theo pháp luật. Trong cuộc hành trình Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hồng Kông, vợ chồng luật sư Loseby tiếp tục giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc vượt qua được nhiều khó khăn “hậu vụ án” mà cảnh sát, mật thám Anh, Pháp vẫn còn cố đeo bám gây trở ngại cho ông.

5. Trong khi đó, báo chí và dư luận đồn Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù vào năm 1932: Báo Đông Pháp ngày 3-7-1932, Ngọ Báo ngày 3-7-1932, Đuốc Nhà Nam ngày 23-7-1932… Riêng Báo Nhân đạo (L’Humanité) – Cơ quan của Đảng Cộng sản Pháp ngày 9-3-1932 cũng đăng bài “Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, đã chết trong tù” đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá thuộc nhà tù Hồng Kông.

6. Nguyễn Ái Quốc đã rời Hồng Kông đi Hạ Môn (Amoy), rồi Thượng Hải và đáp tàu từ Thượng Hải đi Vladivostok, rồi về Matxcơva (1934). Sau hơn hai năm bị giam giữ, Nguyễn Ái Quốc lại trở về với những đồng chí cộng sản của mình trong đại gia đình vô sản thế giới.

“Ba năm lưu lạc linh đinh

Nay đã trở lại trong đại gia đình công nông!”

Có được kết thúc như vậy, sự đóng góp của luật sư không phải nhỏ. Luật sư phục vụ với cả tấm lòng, kỹ năng hành nghề sắc bén và dựa vào quy chế hành nghề luật sư lúc đó.

(Bài viết này lấy từ nguồn sách “Truyền thống Luật sư Việt Nam” của các tác giả Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hòa, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.)

Bác Hồ lấy tên là Tống Văn Sơ khi nào?

72. Tống Văn Sơ, 1931. Tống Văn Sơ là tên ghi trong thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc khi ông ta bị bắt ở số 186, phố Tam Lung, Hongkong, ngày 6 tháng 6 năm 1931. “Một chiến dịch điên cuồng tìm diệt cộng sản được chúng (Pháp và Anh) phát động trên quy mô lớn khắp vùng Đông Nam Á.”

Bác Hồ bị bắt ở đâu Trung Quốc?

Tên gọi Hồ Chí Minh chính thức được sử dụng từ đây. Ngày 27 tháng 8, trên đường từ Ba Mông, huyện Tĩnh Tây tới huyện lỵ Bình Mã (nay là Điền Đông) để bắt xe đi Trùng Khánh, Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương bắt ở thị trấn Túc Vinh, huyện Thiên Bảo (nay là Đức Bảo) vì bị tình nghi là gián điệp.

Năm 1931 Bắc bị nhà cầm quyền Hường càng bất lực do bác lấy tên giả là gì?

Bác bị bắt ở Hồng Kông khi mang tên Tống Văn Sơ vào ngày 06/6/1931. Lần đầu tiên chúng ta được biết sự kiện này là từ cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, tác giả Trần Dân Tiên, xuất bản năm 1952 ở Việt Bắc.

Loseby là ai?

Luật sư Loseby (Francis Henry Loseby) là người đã bào chữa cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vụ án năm 1931 ở Hồng Kông (Trung Quốc) và gia đình luật sư cũng đã giúp đỡ Người thoát khỏi sự truy lùng của bọn thực dân.