Ba ơi mình đi đâu review năm 2024

Một cuốn sách nhỏ. Từng chương ngắn của câu chuyện là nhật ký của một người cha dành tặng cho những đứa con bé nhỏ, những đứa trẻ sinh ra trong hi vọng, lớn lên trong đau đớn, và có lẽ ra đi như một sự giải thoát cho các em. Vì các em là những đứa trẻ tật nguyền.

Ba ơi mình đi đâu review năm 2024

“ Nếu một đứa trẻ ra đời là một điều kỳ diệu, thì một đứa trẻ tật nguyền ra đời là một điều kỳ diệu ngược lại”

Xuyên qua giọng văn hài hước và có vẻ hững hờ là những niềm yêu thương vô bờ bến, là niềm đau, sự bất lực, sự hối hận và cả nản lòng của người cha của hai đứa con tật nguyền. Những nụ cười thấm đẫm vị mặn chát xót xa.

“Thường thì ba không chịu đựng nổi các con, thật khó để có thể thương yêu các con. Với các con, cần phải có lòng kiên nhẫn vô tận của một thiên thần, mà ba thì không phải thiên thần”

Đúng ba không phải là một thiên thần, ba chỉ là một người cha bình thường mong muốn những đứa con bình thường đáng yêu rồi trưởng thành và lớn lên rời xa vòng tay cha mẹ. Nhưng cuộc đời đã cho ông Mathieu và Thomas.

Ba ơi mình đi đâu review năm 2024

Nói không có thất vọng là dối trá

Nói không có mệt mỏi là dối trá

Có lúc ông đã muốn buông xuôi cuộc đời, ra đi cho những bất hạnh đó tan biến.

“Cuối con đường tôi đi là ngõ cụt, phần kết cuộc đời tôi là bế tắc”

Nhưng nói không có yêu thương là lời dối trá khủng khiếp nhất.

Những lời văn dịu dàng dành cho những điều đau đớn các con đã phải chịu đựng suốt cả cuộc đời. Những ước mong dù chỉ nho nhỏ thôi về một hạnh phúc nào đó thoảng qua cho con.

Ông như cười nhạo cho chính bản thân mình vì ông cảm thấy đó dường như là lỗi của bản thân, lỗi vì đã tạo ra những chú chim bé nhỏ với cái đầu toàn rơm. Ông luôn tự hỏi :Mathieu, Thomas, liệu các con có nhận ra những bất hạnh của bản thân không? Liệu các con có trách cứ người cha người mẹ đã kéo các con từ xa xôi của thiên đường an lạc để vào cuộc đời này trong hình hài đau đớn này không?

Ông biết có thể trong cái đầu toàn rơm đó các con có lẽ, chỉ là có lẽ thôi, không cảm thấy chán chường nhưng những đau đớn mà các con phải chịu đựng thì nó từng ngày dày xéo trái tim người làm cha.

“ Buổi tối, tôi phải dùng cờ lê để cởi đồ cho chúng. Khi tháo toàn bộ áo giáp khỏi người chúng, tôi nhận thấy phần thân trần phía trên còng queo của chúng có những vết bầm tím do cái khung kim loại hằn lên, và tôi lại gặp lại hai chú chim non nhỏ bé trụi lông đang run rẩy”

Những tưởng ngày các con được giải thoát, ba với con đều sẽ thấy vui mừng, nhưng không khi các con nói đã chịu đựng đủ lắm rồi, con sẽ giải thoát khỏi đây thôi. Thì ba lại mong đó là một giấc mơ thôi

“Một ngày kia, chúng tôi mất nó

Tôi thức thâu đêm nhặt từng chiếc lá rụng lên

Đó là mùa thu

Đó là một giấc mơ”

Các con chỉ là “kẻ chưa bao giờ được hạnh phúc, kẻ đến Trái đất dạo thoáng qua một vòng để chịu đau khổ”, nhưng các con luôn là con ba và có lẽ ba xin lỗi vì đã ích kỷ níu yêu thương trong đớn đau của các con.

“Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xả ra một lần. Tôi có tới hai ngày tận thế…”

“Một ngày kia, chúng tôi mất nó. Tôi thức thâu đêm lật từng chiếc lá rụng lên. Đó là mùa thu. Đó là một giấc mơ”.

Ba ơi, mình đi đâu? Jean-Louis FOURNIER | 2013. Nhã Nam

.

Sau bộ phim The odd life of Timothy Green, tôi nhận ra mùa thu luôn thích hợp cho những tác phẩm về gia đình. Từng nhiều lần nhìn thấy bìa (hơi kì lạ) của Ba ơi, mình đi đâu? nhưng cho đến hôm nay, tôi mới quyết định mua cuốn sách mỏng có tựa đề giống chương trình truyền hình thực tế này về.

.

Où on va, papa? câu hỏi lặp đi lặp lại xuyên suốt cuộc hành trình hồi tưởng của người cha, là tiếng vọng đứa con để lại, là mối dây ngôn từ duy nhất thành hình giữa những người máu mủ. Câu hỏi thường trực đặt nơi đầu môi đứa trẻ khuyết tật, đứa trẻ không lớn lên mà chỉ già đi, chỉ có rơm trong đầu nên chẳng có quá khứ lẫn hiện tại và tương lai.

.

Ở tuổi 70, Fournier đặt bút viết Ba ơi, mình đi đâu? như một cuốn tự truyện, là lời tự bạch gửi đến hai đứa con vốn không thể, không có cơ hội hiểu được những gì ông luôn nghĩ về họ. Nếu việc sinh ra một đứa trẻ tật nguyền là một tai họa hi hữu thì với Fournier, ông có những hai ngày tận thế. Rải rác trong suốt tác phẩm không dài, mỗi phần đều rất ngắn gọn này là những mảnh vỡ cạnh nào cũng sắc ngọt, bén nhọn trải theo bước đường từ khi đứa con đầu Mathieu đến khi Thomas ra đời. Lần lượt từng mảnh gương vỡ phản chiếu lại những sự việc tủn mủn, vô danh của cuộc sống thường ngày cùng tâm trạng của người cha. Luôn luôn là nhẫn nhịn, sao có thể không nhẫn nhịn một số phận như thế, một vận mệnh như thế? Có điều, thay vì đau khổ, thay vì dằn vặt, oán giận triền miên, Fournier ít khi để những thái cực cảm xúc ấy bộc lộ ra trực tiếp, đơn sắc. Thay vào đó, ông biến hóa chúng, ẩn giấu chúng nửa kín nửa hở trong tiếng cười trào lộng.

.

Cái hài hước, gây cười châm biếm và những đứa trẻ tật nguyền về cả cơ thể lẫn trí tuệ, hai phạm trù ấy đặt cạnh nhau vô hình chung khiến người khác cau mày, khiến người ta nảy sinh suy nghĩ: Kẻ điên nào đã nghĩ ra cách kết hợp đầy độc địa này? Fournier đã làm điều đó, làm được ngay trên câu chuyện về hai cậu con trai của mình. Tôi đã cười, thực sự cười trước cách viết, cách trào phúng Thượng đế, xã hội, bạn bè đến chính người cha lẫn hai đứa con của ông. Viết được một câu chuyện tiếu lâm không dễ, viết được câu chuyện để ngay trong nụ cười đã chứa đựng đầy đủ ngọt, bùi, đắng, cay lẫn những chiều cạnh phức tạp khác của tâm trạng con người càng không phải việc giản đơn. Bằng lối viếc thong dong, nhặt nhạnh lấy từng mảnh kí ức, tôi chừng như có thể thấy hình ảnh người cha tóc hoa râm ngồi trong căn buồng ngăn với mùa đông xám ảm đạm bên ngoài bằng một ô cửa kính mờ. Ông xoay tách café mà không uống, có lúc ông cúi đầu, lúc khác ông lại vùi mặt vào hai bàn tay nhăn nheo nổi gân xanh. Nhưng ông không khóc. Đau khổ mà vẫn có thể khóc được thì đó chưa phải là nỗi đau khổ, bất hạnh tận cùng.

.

Ba ơi, mình đi đâu?

.

Đứa bé cứ hỏi, hỏi mãi. Em có muốn biết không? Bộ não chim của em nghĩ gì thế? Chẳng ai biết cả vì dù em và Mathieu ở ngay đây, các em vẫn cách xa cha mẹ không phải một mà là nhiều bầu trời, nhiều thế giới.

.

Ba ơi, mình đi đâu?

.

Cha em không biết. Chưa bao giờ ông biết. Đến khi trang sách cuối cùng khép lại, ông cũng không hay. Cuộc đời gắn với những mảnh đời mãi mãi không lớn lên, mãi mãi lạc lõng trong thế giới con người trần tục này liệu có thể đi đến đâu? Tôi luôn cho Ba ơi, mình đi đâu? bắt đầu bằng sự bế tắc và kết thúc vẫn trong bế tắc, quẩn quanh, tù đọng. Số phận thực sự là thứ không thể tháo cởi. Nó hết chỉ vì nó đến lúc hết chứ không phải lúc nào cũng được giải quyết. Nhưng số phận lại là thứ luôn có thể lựa chọn cách đối mặt.

.

Sự nhẫn nhịn, chịu đựng (tuy không phải lúc nào cũng thành công) của Fournier là sự chịu đựng bằng tiếng cười chua chát để tự an ủi cõi lòng vỡ tan theo những tương lai chẳng bao giờ thành hiện thực. Chừng như ông không nghiêm túc. Chừng như trong mắt mọi người, ông là kẻ mất trí, là một người vì quá đau khổ, quá tuyệt vọng nên nhìn cuộc đời một cách méo mó. Giá như ông cứ sầu não, giá như ông cứ oán trách, đổ lỗi…

.

Ba ơi, mình đi đâu?

.

Câu hỏi trở đi trở lại kéo theo những bước chuyển cảm xúc vào những thời điểm tức thời của người cha. Biên độ dao động xúc cảm, tâm tình, suy tư trong tác phẩm đạt đến độ cực đại, biến hóa đa dạng, đa sắc, đa màu. Đau khổ nhiều khi chỉ là một trạng thái nhất thời, tức thời, tồn tại trong một khoảng thời gian xác định. Cái mà Fournier đưa đến là thứ gì đó còn hơn cả đau khổ trải ra theo thời gian dằng dặc. Nếu như có tấm gương nào phản ánh rõ nhất tâm hồn của người làm cha mẹ với những đứa con tật nguyền thì đó chính là Ba ơi, mình đi đâu?