Roi loan nhu dong ruot la gi

Hội chứng ruột kích thích hay còn có tên gọi khác như viêm đại tràng co thắt, đại tràng chức năng. Cho tới nay nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được tìm ra, mọi người cần tìm hiểu về cơ chế sinh bệnh, các yếu tố nguy cơ từ đó sẽ có biện pháp phòng trị một cách hiệu quả nhất.

Roi loan nhu dong ruot la gi

Mục lục

  • 1. Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích
  • 2. Cơ chế sinh hội chứng ruột kích thích
  • 3. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
    • 3.1. Do thực phẩm
    • 3.2. Rối loạn nhu động ống tiêu hóa
    • 3.3. Tính nhạy cảm của ruột
    • 3.4. Do yếu tố tâm lý
  • 4. Biện pháp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
    • 4.1. Chế độ ăn uống và sinh hoạt
    • 4.2. Sử dụng dược phẩm từ thiên nhiên

Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable bowel syndrome) hay còn gọi là Viêm đại tràng co thắt đó là các rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần mà người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột.

Lúc này, người bệnh có biểu hiện đặc trưng như:

  • Đầy hơi
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Vừa tiêu chảy vừa táo bón luân phiên

Cơn đau có thể khiến bệnh nhân có cảm giác giống như bị chuột rút, và kèm theo những dấu hiệu sau:

  • Cơn đau cải thiện sau khi bạn đại tiện;
  • Tần suất đi ngoài có sự thay đổi;
  • Phân của bạn không giống lúc trước.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể gặp phải như:

  • Cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức
  • Đi ngoài vừa xong nhưng cảm thấy không hết phân
  • Vừa đi xong đã muốn đi tiếp mà không thể đi được.

Những triệu chứng này tái đi tái lại hằng ngày, hằng tháng thậm chí kéo dài tới hàng năm mà không hết.

Xem đầy đủ: Triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích

Cơ chế sinh hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý về hệ tiêu hóa gây ra các rối loạn chức năng đường ruột. Bệnh có biểu hiện như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

Các triệu chứng này xảy ra trong thời gian dài, tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh rất mệt mỏi và khó chịu. Hội chứng ruột kích thích được chia làm 4 nhóm chính:

  • IBS-D (hay tiêu chảy)
  • IBS-C (hay táo bón)
  • IBS-M (vừa hay tiêu chảy vừa hay táo bón)
  • IBS-U (không hay tiêu chảy cũng như táo bón)

Sự xuất hiện của các triệu chứng trên là hậu quả của những hoạt động bất thường như:

  • Sự cảm thụ bất thường của chức năng ống tieu hóa, tăng tính nhạy cảm, nội tạng dễ kích thích
  • Thay đổi tính chịu đựng của ruột, giảm khả năng chịu áp lực của khối thức ăn ở một số đoạn ruột
  • Rối loạn vận động co bóp của ruột, tăng nhu động ruột gây ra tình trạng ỉa chảy, nhu động ruột giảm dẫn tới táo bón

Tuy bệnh không gây quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Cho tới nay người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn tới hội chứng ruột kích thích. Nhưng qua nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh.

Do thực phẩm

  • Một số thực phẩm có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, sự nhạy cảm với thức ăn ở mỗi người là khác nhau. Rượu, đồ ăn nhanh, cà phê, khoai tây chiên… là những thực phẩm dễ gây viêm đường ruột.
  • Sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn,… rượu bia , đồ ăn cay nóng,…

Do đó, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp tinh thần sảng khoải, giảm stress góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.

Roi loan nhu dong ruot la gi

Thực phẩm không hợp vệ sinh là nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Đọc thêm: Chia sẻ thực đơn khoa học cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Rối loạn nhu động ống tiêu hóa

Tại các đoạn của ống tiêu hóa, thức ăn được vận chuyển nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Bất cứ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự co bóp này đều dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa khác như: ợ hơi, ợ chua, nôn, tiêu chảy, táo bón… Thức ăn được tiêu hóa, vận chuyển là nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột.

Đối với những người bị bệnh ruột kích thích, nhu động ruột rối loạn, dẫn đến tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ tiêu hóa diễn ra quá nhanh hoặc chậm. Trường hợp quá nhanh sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy, còn chậm sẽ dẫn đến khó tiêu, táo bón.

Ngoài ra, nếu bạn ăn vội vàng hoặc quá nhiều thức ăn cũng dẫn đến rối loạn nhu động ruột.

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự co bóp của ruột đều gây ra các vấn đề tiêu hóa: ợ hơi, ợ chua, nôn, nấc, tiêu chảy, táo bón,…

  • Nếu mắc hội chứng ruột kích thích thì quá trình co bóp này sẽ bị thay đổi dẫn tới tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa bị quá nhanh sẽ làm cho các nhu động ruột tăng cao khiến sự co bóp để tống phân ra ngoài liên tục dẫn đến tình trạng phân lỏng nát.
  • Nếu tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa quá chậm, nhu động đại tràng giảm co bóp để đẩy phân ra ngoài sẽ gây tình trạng táo bón vì quá nhiều nước được hấp thụ, phân sẽ cứng và khô đại tiến sẽ khó

Trong trường hợp ăn quá nhanh và ăn quá nhiều một lúc cũng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ruột.

Tính nhạy cảm của ruột

Sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh ruột kích thích.

Các chuyên gia cho rằng, những người bị ruột kích thích có thể nhạy cảm với tín hiệu của hệ thần kinh tiêu hóa. Người bình thường, khi gặp hiện tượng khó tiêu nhẹ, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để chức năng tiêu hóa trở về bình thường. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng ruột kích thích, thì tính nhạy cảm của hệ thống thần kinh luôn ở mức cao, chỉ cần một dấu hiệu bất thường trong ổ bụng, thức ăn lạ, thời tiết… đều dẫn đến hiện tượng đau quặn bụng, đi ngoài ngay lập tức.

Do yếu tố tâm lý

  • Yếu tố tâm lý đóng vai trò trong hội chứng ruột kích thích, stress chính là yếu tố tiêu cực khiến hội chứng ruột kích thích càng trở nên trầm trọng. Hầu hết người bệnh đều cảm thấy bệnh có dấu hiệu nặng hơn khi gặp căng thẳng, áp lực. Tuy nhiên, trạng thái tâm lý làm tăng mức độ nặng của bệnh chứ không phải là nguyên nhân dẫn tới bệnh
  • Đây là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới dạ dày và có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Hầu hết những người mắc bệnh này đều thấy triệu chứng nặng hơn và tái diễn thường xuyên khi căng thẳng, áp lực. Vì vậy, việc giải tỏa tâm lý, sống lạc quan là điều rất cần thiết.
  • Ngoài ra, nếu mắc các bệnh về viêm dạ dày, viêm ruột… cũng có thể gây ra bệnh ruột kích thích. Khi sử dụng thuốc tây quá nhiều gây ảnh hưởng tới chức năng đường ruột là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Theo nghiên cứu, những đối tượng sau đây dễ mắc chứng hội chứng ruột kích thích:

  • Những độ tuổi từ 18-30 là dễ mắc nhiều nhất
  • Tuổi thanh niên và trung niên
  • Ở nữ giới dễ mắc hơn nam giới
  • Những người có trình độ học vấn cao, học sinh, cán bộ
  • Những đối tượng ở thành thị dễ mắc hơn ở nông thôn
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người bị hội chứng ruột kích thích như cha mẹ hoặc anh chị em ruột thì sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng này.

Biện pháp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Để phòng tránh một số yếu tố nguy cơ khác như stress, rối loạn tâm thần, viêm dạ dày, đau xơ cơ và uống rượu, mọi người cần thực hiện:

Chế độ ăn:

  • Chế độ ăn uống, tránh sử dụng thực phẩm sóng, chưa nấu kỹ hoặc không hợp vệ sinh. Nấu chín thức ăn, rửa tay sạch trước khi ăn uống, sử dụng nước sạch là biện pháp chống nhiễm khuẩn dạ dày và giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích
  • ránh thực phẩm cay và thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm cay dễ kích thích đường ruột và gây ảnh hưởng xấu tới các triệu chứng tiêu chảy. Những thực phẩm nhiều chất béo không chỉ làm nặng thêm các triệu chứng mà còn không tốt cho sức khỏe.
  • Không nên ăn quá nhiều, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn vào nửa đêm
  • Tránh hút thuốc và hạn chế bia rượu
  • Hội chứng ruột kích thích có liên quan tới sự thay đổi trong quần thể vi khuẩn trong đường ruột. Phần lớn người hội chứng ruột kích thích sau khi bị nhiễm khuẩn dạ dày. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn dạ dày, sự cân bằng các vi khuẩn lành mạnh trong ruột có thể bị phá vỡ. Sử dụng men vi sinh như sữa chua lên men, sữa chua hoặc các chế phẩm bổ sung probiotic giúp ngăn ngừa phát triển của bệnh

Sinh hoạt

  • Duy trì một lối sống lành mạnh, tránh xa stresss. Một số bài tập thư giãn và kỹ năng kiểm soát stress có thể giúp cải thiện sự tập trung, giảm lo âu và căng thẳng cho bạn
  • Khi bị đau xơ cơ bạn dễ có khả năng bị bệnh hơn, để tránh điều này bằng cách giảm thiểu nguy cơ thông qua ăn những thực phẩm nhiều chất chống oxy hóa như hoa quả, tránh stres
  • Nên có chế độ thể dục thể thao hợp lý, hợp với sức khỏe, tập những môn thể thao để nâng cao sức khỏe, tốt cho nhu động ruột như: đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở, Yoga, xoa bóp, bấm huyệt

Việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích khá khó khăn bởi dễ bị nhầm lẫn. Chính vì thế, mỗi người cần thăm khám định kỳ hàng năm để biết về tình trạng bệnh của mình.

Sử dụng dược phẩm từ thiên nhiên

Bên cạnh đó, việc lựa chọn và sử dụng những sản phẩm từ thảo dược tự nhiên để phòng ngừa bệnh từ sớm cũng là một biện pháp tích cực. Tràng Phục Linh PLUS với sự kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Roi loan nhu dong ruot la gi

Tràng Phục Linh PLUS đem lại các tác dụng:

  • Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột,
  • Tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng
  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng.
  • Giảm co thắt đại tràng và những cơn đau quặn do co thắt gây nên, từ đó giảm số lần đi ngoài ở người bệnh
  • Phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng bị tổn thương
  • Giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.