Vòng nguyệt quế là gì

Mỗi năm khi mùa Giáng sinh về người ta thường hay trang hoàng nhà cửa bằng cây thông và những bông hoa tuyết lấp lánh. Bên cạnh đó một chiếc vòng nguyệt quế treo trước cửa cũng được xem là vật không thể thiếu. Vậy ý nghĩa của chiếc vòng nguyệt quế này là gì?

Nguồn gốc và ý nghĩa của vòng nguyệt quế

Kể từ thời cổ đại, vòng hoa đã được sử dụng như là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh. Ở Rome và Hy Lạp, các vị vua và hoàng đế thường đeo vòng hoa như vương miện bởi vì họ thường kết nối vòng nguyệt quế với thần Mặt trời Apollo và coi vương miện như vật tượng trưng cho quyền lực. Chiếc vòng đội đầu chuyển thành vòng treo cửa như thế nào, đến nay vẫn chưa biết chính xác. Tuy nhiên người ta tin rằng, có một vận động viên đã cài vòng nguyệt quế của mình lên cửa như một vật kỷ niệm chiến thắng.


Từ thời cổ đại, vòng hoa đã được sử dụng như là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh.

Truyền thuyết thế kỷ XIII kể rằng, thánh St. Boniface người Đức đã đốn một cây sồi - biểu tượng của ngoại giáo - và từ chỗ đó mọc lên một cây thường xuân. Thánh tuyên bố thường xuân là biểu tượng hân hoan của người Công giáo về cuộc sống đời đời vì loài cây này xanh tươi quanh năm. Còn theo một thông tin khác thì nhiều nhà lịch sử học tin rằng những chiếc vòng nguyệt quế đầu tiên xuất hiện vào thời Đế chế Ba Tư, khi mà hoàng gia và những người thuộc tầng lớp quý tộc đeo những chiếc vòng nguyệt quế hay vòng đầu được trang trí thêm trang sức để biểu trương quyền lực và sự cao quý. Những nền văn hóa khác sau đó tiếp thu điều này và biến đổi để phù hợp với họ.

Vào khoảng 800 năm trước ngày sinh của Chúa, người Hy Lạp bắt đầu trao những chiếc vòng được làm từ nhành cây nguyệt quế cho người thắng cuộc.

Trong suốt thời đại La Mã, những người lãnh đạo chính trị và quân đội như là Julius Caesar, cũng đeo những chiếc vòng nguyệt quế trên đầu. Việc những chiếc vòng nguyệt quế ngày nay trở thành vật trang trí treo trên tường được xem là xuất phát từ việc khi những người này trở về nhà, họ treo những chiếc vòng nguyệt quế lên tường hay cửa như là chiến lợi phẩm.


Vòng nguyệt quế Giáng sinh.

Sau khi Chúa sinh ra đời, chiếc vòng nguyệt quế Giáng sinh làm từ nhánh cây trường xuân trở thành biểu tượng cho chiến thắng của sự sống qua suốt những tháng mùa đông. Vòng nguyệt quế không chỉ có công dụng là làm vật trang trí trên tường, nó còn được dùng để đếm thời gian khi còn 4 tuần nữa là đến Giáng sinh.

Mục đích sử dụng vòng nguyệt quế

Vòng nguyệt quế, hay còn gọi là vòng ô rô, được biết đến với mục đích phổ biến nhất là trang trí nhà cửa, đặc biệt vào dịp Giáng sinh. Song, ít người biết rằng vòng nguyệt quế còn là một biểu tượng trong nghi thức chào đón Giáng sinh tại các nhà thờ và gia đình theo đạo.


Vòng nguyệt quế còn là một biểu tượng trong nghi thức chào đón Giáng sinh tại các nhà thờ và gia đình theo đạo.

Nghi thức này có nguồn gốc từ Đức. Theo đó, vòng nguyệt quế được đặt nằm với 4 cây nến trắng dựng bên trên. Vào mỗi Chủ nhật kể từ tuần thứ 4 trước Giáng sinh, người ta sẽ thắp một cây nến trên vòng nguyệt quế.

Ngọn nến đầu tiên tượng trưng cho hy vọng. Ngọn nến thứ hai là tình yêu. Ngọn nến thứ ba tượng trưng cho niềm vui và ngọn nến thứ tư tượng trưng cho hòa bình.

Ngoài ra, có người còn thắp thêm một cây nến thứ năm màu trắng, đặt ở chính giữa vòng nguyệt quế vào đêm trước ngày Giáng Sinh. Ngọn nến này tượng trưng cho ngày Chúa sinh ra đời.

Ngoài ra, vòng tròn của vòng nguyệt quế Noel không có điểm đầu cũng không có kết thúc mang ý nghĩa về một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc trọn vẹn.

Vật liệu để kết vòng nguyệt quế Noel đều là cây thường xuân và các loại cây xanh đây chính là biểu tượng cho sự sinh tồn, sức sống mãnh liệt sự chiến thắng qua suốt mùa đông, đồng thời hình dạng của vòng nguyệt quế còn tượng trưng cho mão gai ở trên đầu chúa Giêsu là biểu tượng cho sự sống đời đời, sự quyền lực.

Chất liệu và hình dáng của vòng nguyệt quế


Những chiếc vòng nguyệt quế ở thời cổ đại được miêu tả với hình dáng móng ngựa.

Vòng nguyệt quế nguyên thủy thường được làm từ nhánh cây thường xuân hoặc nguyệt quế, quả ô rô và những phụ kiện trang trí khác.

Những chiếc vòng nguyệt quế ở thời cổ đại được miêu tả với hình dáng móng ngựa. Tuy nhiên, những vòng nguyệt quế mà chúng ta thấy ngày nay đều có hình vòng tròn khép kín.

Càng về sau, vòng nguyêt quế càng được sáng tạo với nhiều chất liệu, màu sắc, kiểu dáng mới lạ và độc đáo hơn.

Vòng nguyệt quế trong thần thoại Hy Lạp

Trong thần thoại Hy Lạp, hình tượng thần Apollo luôn đội vòng nguyệt quế trên đầu. Ở thời Hy Lạp cổ đại, chiếc vòng nguyệt quế tượng trưng cho sức mạnh, sự chiến thắng.

Vòng nguyệt quế sẽ được trao cho những người chiến thắng trong những cuộc thi đấu thể thao và thi ca.

Ceasar đội vòng nguyệt quế vì bị hói


Hình ảnh Julius Caesar gắn liền với chiếc vòng nguyệt quế trên đầu.

Vào thời đế chế La Mã, vòng nguyệt quế được những nhà lãnh đạo chính trị và quân đội mang trên đầu như một chiếc vương miện thể hiện quyền lực, địa vị xã hội cao quý của mình. Do đó, chúng ta vẫn thường hay thấy hình ảnh Julius Caesar gắn liền với chiếc vòng nguyệt quế trên đầu.

Cũng có nhiều nguồn thông tin hài hước cho rằng sở dĩ Caesar đội vòng nguyệt quế là để che giấu chiếc đầu bị hói của mình.

Cập nhật: 16/12/2020 Tổng Hợp

Nhắc đến nguyệt quế ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới “vòng nguyệt quế” đây chính là biểu tượng của sự chiến thắng và niềm vinh quang.
Ngoài ý nghĩa này, hoa nguyệt quế còn chứa đựng một số ý nghĩa khác, mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa hoa nguyệt quế trong lịch sử


Có thể bạn chưa biết, hoa Nguyệt quế là biểu tượng của đất nước Hy Lạp. Từ thời xa xưa, hoa nguyệt quế đã được sử dụng với mục đích là chiếc vòng để làm phần thưởng dành cho những nhà vô địch thể thao.

Ý nghĩa về loài hoa nguyệt quế

Trong thần thoại của đất nước Hy Lạp, thần Mặt trời Apollo – một vị thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật đã đội vòng nguyệt quế trên đầu. Thời Hy Lạp cổ đại đã dùng vòng nguyệt quế làm giải thưởng cho người chiến thắng trong cuộc thi Pythia và Olympic dưới sự bảo trợ của thần Apollo.

Một số vị vua tại đất nước này cũng sử dụng vòng nguyệt quế đội đầu thay cho vương miện, với họ nó có ý nghĩa là tượng trưng cho quyền lực. Tuy nhiên, dưới thời cổ đại vòng nguyệt quế không có hình tròn như ngày nay mà được miêu tả có hình móng ngựa.

Với những thông tin này có thể cho thấy rằng, từ xa xưa loài hoa này đã là biểu tượng cho sự chiến thắng và quyền lực.

Vòng nguyệt quế là một vòng hoa được tết thành bởi cành lá của loài cây bụi mọc nhiều ở Địa Trung Hải lá có màu sáng như dát vàng. Tuy nhiên, người Hy Lạp hay La Mã cổ đại không gọi cây này là cây nguyệt quế vì họ chẳng có liên hệ gì với mặt trăng cả. Họ gọi cây này là daphne, đặt tên theo một vị nữ thần núi. Tiếng Anh là "laurel tree", hoặc pháp danh khoa học là Laurus nobilis.

Cái tên nguyệt quế xuất phát từ Trung Quốc. Theo quan niệm của người Trung Quốc, cái bóng đen ở trong mặt trăng là cóc, là thỏ, là cây quế, giống như người Việt nhìn lên mặt trăng thấy cây đa với chú cuội.

Như vậy, nguyệt quế nghĩa đen là cây quế ở trên mặt trăng.

Về ý nghĩa biểu tượng của vòng nguyệt quế thì cũng có nguồn gốc khác nhau.

Với các nước tây phương, nguyệt quế là biểu tượng cho thần Daphne.

Trong thần thoại về Apollo và Daphne, thần Apollo đã yêu Daphne, một nữ tu sĩ của Gaia [Mẹ Trái đất]. Khi thần Appolo cố gắng quyến rũ Daphne, nữ thần đã cầu xin sự giúp đỡ Gaia, người đã đưa cô đến Crete. Ở nơi của Daphne, Gaia đã để lại một cái cây, mà Apollo đã tạo thành những vòng hoa để tự an ủi mình.

Vòng nguyệt quế được trao cho những người chiến thắng của thế vận hội Pythian ở Hy Lạp cổ đại vì nó là một biểu tượng của thần Appollo.

Người La Mã sau đó tiếp nhận vòng nguyệt quế với ý nghĩa biểu tượng là sự chiến thắng.

Với người Trung Quốc, quế là biểu tượng cho sự thành đạt trong khoa cử.

Vào thời Tấn Vũ Đế, Thượng Thư Bộ Lại là Thôi Hồng đã tiến cử Khích Sân làm tả thừa tướng. Tấn Vũ Đế hỏi Khích Sân nghĩ như thế nào, Khích Sân tâu: “Thần như bẻ cành quế trong cung trăng, như được một viên ngọc từ núi Côn Luân”.

Do vậy, sau này có những thành ngữ “nhất chi đan quế” [một cành quế đỏ], “đan quế”, “phan quế” [vin cành quế], “Quảng Hàn chiết quế” [bẻ quế từ cung trăng] v.v… để chỉ sự thăng tiến trong quan trường. Dần dần, mở rộng thành “Quảng Hàn chiết quế” [bẻ quế từ cung trăng] với ý nghĩa đỗ đạt. Từ đó, có mỹ từ “quế tịch” để chỉ danh sách những người thi cử đỗ đạt trong khoa cử khi trước. “Xóa tên sổ quế” có nghĩa là công danh bị giảm trừ hoặc mất sạch, chẳng đỗ đạt.

Đặc biệt có thành ngữ "thiềm cung chiết quế" là để chỉ đời khoa cử, ai đỗ khoa hương gọi là “thiềm cung chiết quế” [蟾宮折桂, tức là bẻ quế cung trăng]. Thiềm: Con thiềm thừ. Cung: Cung điện, chỉ cung trăng. Tương truyền Hằng Nga sau khi trộm thuốc tiên của chồng là Hậu Nghệ, uống vào thành tiên lên ở cung trăng và hoá thành con thiềm thừ [con cóc 3 chân]. Nên mặt trăng được gọi là “Thiềm cung” hay “Cung thiềm”.

Video liên quan

Chủ Đề