Video hướng dẫn giải - bài 4 trang 74 sgk đại số và giải tích 11

\(\begin{array}{*{20}{l}}{ \Leftrightarrow {\rm{ }}\Delta {\rm{ }} < {\rm{ }}0{\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{ }}b{\rm{ }} \le {\rm{ }}2\surd 2}\\{ \Rightarrow {\rm{ }}b{\rm{ }} \in {\rm{ }}\left\{ {1;{\rm{ }}2} \right\}}\\{ \Rightarrow {\rm{ }}B{\rm{ }} = {\rm{ }}\left\{ {1,{\rm{ }}2} \right\}}\\{ \Rightarrow {\rm{ }}n\left( B \right){\rm{ }} = {\rm{ }}2}\end{array}\)

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • LG a
  • LG b
  • LG c

Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất. Giả sử con súc sắc xuất hiện mặt \(b\) chấm. Xét phương trình \(x^2+ bx + 2 = 0\). Tính xác suất sao cho:

LG a

Phương trình có nghiệm

Phương pháp giải:

Phương trình bậc hai có nghiệm \(\left( {\Delta \ge 0} \right)\).

Lời giải chi tiết:

Không gian mẫu là \( = \left\{{1, 2, 3, 4, 5, 6}\right\}\), \(n( )=6\)

Ta có bảng:

b

1

2

3

4

5

6

= b2- 8

-7

-4

1

8

17

28

Phương trình \(x^2+ bx + 2 = 0\)có nghiệm khi và chỉ khi \( = b^2- 8 0\) (*).

Vì vậy nếu \(A\) là biến cố: "Xuất hiện mặt \(b\) chấm sao cho phương trình \(x^2+ bx + 2 = 0\)có nghiệm"

thì \(A =\left\{{3, 4, 5, 6}\right\}, n(A) = 4\) và \(P(A)\) = \(\frac{4}{6}\) = \(\frac{2}{3}\).

Cách khác:

Phương trình (1) có nghiệm

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{ \Leftrightarrow {\rm{ }}\Delta \ge 0{\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{ }}b{\rm{ }} \ge {\rm{ }}2\surd 2}\\
{ \Rightarrow {\rm{ }}b \in \left\{ {3;{\rm{ }}4;{\rm{ }}5;{\rm{ }}6} \right\}.}\\
{ \Rightarrow {\rm{ }}A = \left\{ {3,{\rm{ }}4,{\rm{ }}5,{\rm{ }}6} \right\}}\\
{ \Rightarrow {\rm{ }}n\left( A \right) = {\rm{ }}4}
\end{array}\)

\(P(A)\) = \(\frac{4}{6}\) = \(\frac{2}{3}\).

LG b

Phương trình vô nghiệm.

Phương pháp giải:

Phương trình bậc hai vô nghiệm \(\left( {\Delta < 0} \right)\).

Lời giải chi tiết:

Biến cố \(B\): "Xuất hiện mặt \(b\) chấm sao cho phương trình \(x^2+ bx + 2 = 0\)vô nghiệm"

Dễ thấy A và B là các biến cố đối

Theo qui tắc cộng xác suất ta có \(P(B) = 1 - P(A)\) = \(\frac{1}{3}\).

Cách khác:

(1) vô nghiệm

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{ \Leftrightarrow {\rm{ }}\Delta {\rm{ }} < {\rm{ }}0{\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{ }}b{\rm{ }} \le {\rm{ }}2\surd 2}\\
{ \Rightarrow {\rm{ }}b{\rm{ }} \in {\rm{ }}\left\{ {1;{\rm{ }}2} \right\}}\\
{ \Rightarrow {\rm{ }}B{\rm{ }} = {\rm{ }}\left\{ {1,{\rm{ }}2} \right\}}\\
{ \Rightarrow {\rm{ }}n\left( B \right){\rm{ }} = {\rm{ }}2}
\end{array}\)

\(P(B)\)\(=\frac{2}{6}\) = \(\frac{1}{3}\)

LG c

Phương trình có nghiệm nguyên.

Phương pháp giải:

Điều kiện cần để phương trình bậc hai có nghiệm nguyên là \(\Delta \) là số chính phương.

Lời giải chi tiết:

\(C\) là biến cố: "Xuất hiện mặt \(b\) chấm sao cho phương trình \(x^2+ bx + 2 = 0\)có nghiệm nguyên"

Phương trình (1) có nghiệm

\(\Leftrightarrow {\rm{ }}b{\rm{ }} \in {\rm{ }}\left\{ {3;{\rm{ }}4;{\rm{ }}5;{\rm{ }}6} \right\}.\)

Thử các giá trị của b ta thấy:

Khi \(b=3\) thì phương trình trở thành \({x^2} + 3x + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1\\x = - 2\end{array} \right.\,\,\left( {tm} \right)\)

Do đó \(C = \left\{{3}\right\} \Rightarrow n\left( C \right) = 1\).

Vậy\(P\left( C \right) = \frac{{n\left( C \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{1}{6}.\)