Vì sao khủng bố nhà thờ công giáo

Vì sao khủng bố nhà thờ công giáo

Cảnh sát vũ trang Indonesia chốt chặn bên ngoài nhà thờ Công giáo của thành phố Makassar sau vụ đánh bom liều chết ngày 28-3 - Ảnh: REUTERS

Truyền thông Indonesia dẫn lời linh mục Wilhemus Tulak cho biết kẻ tấn công định lao xe máy vào khuôn viên nhà thờ trước khi kích nổ bom nhưng bị bảo vệ chặn lại. Thời điểm này có rất nhiều giáo dân đang tập trung bên trong nhà thờ.

Hình ảnh từ camera an ninh gần nhà thờ cho thấy sau khi bị chặn ở cổng, nghi phạm đã kích nổ bom mang trên người bên ngoài nhà thờ. Lửa bùng lên, khói và nhiều mảnh vỡ văng tung tóe sau đó khiến ít nhất 14 người bị thương và 1 người chết, nghi chính là kẻ tấn công.

"Chúng tôi đã tìm thấy một số mảnh thi thể và đang điều tra xem đây là những gì còn sót lại của nghi phạm hay các nạn nhân ở gần đó", đại diện cảnh sát địa phương nói với Hãng thông tấn AFP. 

Ông Boy Rafli Amar, người đứng đầu Cơ quan Chống khủng bố quốc gia Indonesia, gọi đây là hành động khủng bố. Hãng tin Reuters trích thông báo của cảnh sát quốc gia Indonesia cho biết có ít nhất 2 nghi phạm đã cùng thực hiện vụ tấn công.

Vì sao khủng bố nhà thờ công giáo

Cảnh sát Indonesia thu gom các mảnh thi thể được cho là của nghi phạm đánh bom - Ảnh: AFP

Sự việc xảy ra ngay trong ngày đầu tiên Tuần lễ Phục sinh của người theo Công giáo, làm dấy lên một số lo ngại tại Indonesia, quốc gia đông người Hồi giáo nhất thế giới.

Thị trưởng thành phố Makassar Danny Pomanto nhận định vụ nổ có thể gây ra nhiều thương vong hơn nếu xảy ra ở cổng chính của nhà thờ, thay vì lối vào phụ. Sự nhanh trí của người bảo vệ trong trường hợp này đã cứu lấy mạng sống và đảm bảo an toàn cho rất nhiều người.

Ông Gomar Gultom, người đứng đầu Hội đồng các nhà thờ Indonesia, mô tả vụ tấn công là một "vụ việc tàn ác" khi các giáo dân đang tổ chức thánh lễ bên trong. Ông Gultom kế đó kêu gọi mọi người bình tĩnh và tin tưởng vào chính quyền.

Makassar là thành phố lớn nhất trên đảo Sulawesi, với phần lớn dân số theo đạo Hồi. Những người theo Công giáo chỉ chiếm số lượng nhỏ tại thành phố này, theo Retuers.

Hiện vẫn chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công. Ông Yaqut Cholil Qoumas, bộ trưởng các vấn đề tôn giáo của Indonesia, lên án vụ tấn công và nhấn mạnh không tôn giáo nào dung thứ hành động gây hại cho người khác như vậy.

BẢO DUY

Vì sao khủng bố nhà thờ công giáo

Các linh mục Pakistan cầu nguyện cho những nạn nhân Sri Lanka - Ảnh: REUTERS

Hãng thông tấn AFP dẫn lời một linh mục cấp cao cho biết toàn bộ nhà thờ Công giáo đã nhận được lệnh đóng cửa và ngừng mọi hoạt động cho đến khi an ninh được cải thiện.

Theo linh mục trên, nhà chức trách Sri Lanka đã khuyến cáo tất cả các nhà thờ ngừng mọi buổi lễ cho đến khi có thông báo tiếp theo. Hiện an ninh đã được tăng cường tại các nhà thờ trên khắp cả nước.

Ngoài nhà thờ, chính quyền Colombo còn ra lệnh đóng cửa Ngân hàng trung ương sau một vụ nổ vào sáng 25-4 tại thị trấn Pugoda phía đông thủ đô Colombo. Sân bay quốc tế chính tại Colombo cũng bị phong tỏa vào đầu ngày sau khi cảnh sát phát hiện một chiếc xe khả nghi.

Vụ tấn công nhắm vào hàng loạt nhà thờ Công giáo và khách sạn hạng sang ở Sri Lanka ngày 21-4 khiến nước này rúng động. Hơn 360 người thiệt mạng, trong đó có tới 45 trẻ em và người nước ngoài, hàng trăm người khác bị thương.

Báo The Hindu lâu đời của Ấn Độ ngày 24-4 cảnh báo vụ tấn công tại Sri Lanka có thể chỉ là sự khởi đầu cho những cuộc tấn công nhắm vào người Công giáo trên khắp thế giới của khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Theo The Hindu, dù các đầu não của IS đã bị tiêu diệt, những chân rết và tư tưởng cực đoan của chúng vẫn còn hiện diện. Mục tiêu của IS không chỉ là gieo rắc nỗi sợ khủng bố mà chúng đang muốn tạo ra một cuộc chiến giữa các tôn giáo trên thế giới

Vì sao khủng bố nhà thờ công giáo

Một binh sĩ canh gác bên ngoài nhà thờ Thánh Anthony ở Colombo (Sri Lanka) tối 24-4 - Ảnh: REUTERS

Đêm qua (24-4), số binh sĩ được triển khai để truy lùng các nghi phạm đã tăng từ 1.300 lên con số 6.300 trong bối cảnh chính quyền Colombo đang bị chỉ trích gay gắt vì không xử lý tốt thông tin cảnh báo về khả năng tấn công khủng bố.

Trong cuộc họp báo chiều 24-4, chính phủ Sri Lanka thừa nhận đã có những "sai sót" lớn dẫn tới việc lực lượng an ninh nước này thất bại trong việc ngăn chặn loạt vụ tấn công.

Thứ trưởng Quốc phòng Sri Lanka, ông Ruwan Wijewardene thừa nhận nguyên nhân là do việc chia sẻ thông tin tình báo chưa tốt, khẳng định chính phủ sẽ nhận trách nhiệm về sự việc này.

Cụ thể, ngày 11-4 cảnh sát Sri Lanka đã được tình báo nước ngoài cảnh báo về khả năng National Thowheeth Jama'ath (NTJ), một nhóm Hồi giáo cực đoan địa phương, tấn công các nhà thờ Công giáo nổi tiếng ở Sri Lanka.

Tuy nhiên, thông tin này đã không được báo cáo với Thủ tướng Sri Lanka hay các bộ trưởng hàng đầu khác.

Tiếp đó, theo đài truyền hình CNN, tình báo Ấn Độ cũng đã chuyển cho giới chức Sri Lanka về thông tin "bất thường đặc biệt" vài tuần trước khi xảy ra loạt vụ tấn công trên, trong đó có lời khai lấy được từ một nghi can IS bị Ấn Độ bắt giữ.

Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena ngày 24-4 đã yêu cầu cảnh sát trưởng và bộ trưởng quốc phòng nước này từ chức vì không thể ngăn cản được vụ tấn công nhưng vẫn chưa ai làm điều đó.

BẢO DUY

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 30/3 đã thông qua Tuyên bố báo chí lên án vụ tấn công khủng bố ngày 28/3 vừa qua nhằm vào nhà thờ Công giáo ở thành phố Makassar của Indonesia làm nhiều người bị thương.

  • Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công nhà thờ Công giáo tại Philippines

  • Nổ ngoài nhà thờ Công giáo ở Philippines đêm Giáng sinh

  • Cộng đồng quốc tế lên án vụ tấn công nhà thờ Công giáo ở Ai Cập

Vì sao khủng bố nhà thờ công giáo
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ đánh bom bên ngoài nhà thờ ở Makassar, Nam Sulawesi, Indonesia, ngày 28/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tuyên bố báo chí do Việt Nam đề xuất để HĐBA thông qua, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Indonesia và các nước thành viên HĐBA. Theo đó,HĐBA bày tỏ cảm thông với các nạn nhân của vụ khủng bố và Chính phủ Indonesia, đồng thời một lần nữa khẳng định khủng bố là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Tuyên bố nhấn mạnh cần truy cứu trách nhiệm của những kẻ chủ mưu, tổ chức, tài trợ tội phạm khủng bố, kêu gọi tất cả các nước hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Indonesia và các cơ quan liên quan điều tra vụ việc trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và nghị quyết của HĐBA.

Vụ đánh bom liều chết xảy ra vào lúc 10h30 sáng 28/3 theo giờ địa phương, bên ngoài nhà thờ Công giáo tại Makassar, thuộc tỉnh South Sulawesi, miền Trung Indonesia. Hai kẻ đánh bom đã điều khiển xe mô tô lao vào khuôn viên nhà thờ. Một nhân chứng cho biết đã nghe thấy 2 tiếng nổ lớn và sau đó thấy khói bốc lên. Hai đối tượng trên đã chết trong vụ tấn công, trong khi khoảng 20 người bị thương. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã lên án hành động khủng bố này.

Cảnh sát sau đó đã xác định hai phần tử đánh bom liều chết là vợ chồng và là thành viên của mạng lưới khủng bố Jamaah Ansharut Daulah (JAD) ở Indonesia. Cảnh sát đã bắt giữ một số nghi phạm là thành viên của JAD liên quan vụ tấn công trên.

Hải Vân (TTXVN)

Vì sao khủng bố nhà thờ công giáo

Mở cửa trở lại nhà thờ Công giáo Sri Lanka bị đánh bom trong Lễ Phục sinh

Nhà thờ Thánh Anthony ở thủ đô Colombo của Sri Lanka - một trong những địa điểm bị đánh bom trong loạt vụ tấn công trong Lễ Phục sinh hồi tháng 4 vừa qua, đã chính thức mở cửa trở lại vào ngày 12/6.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,
  • tuyên bố báo chí,
  • tấn công khủng bố,
  • nhà thờ Công giáo,
  • Indonesia,