Vì sao không đi nha khoa khi mang thai

Câu hỏi:
Thưa bác sĩ Paris, em nghe nói phụ nữ trong thời gian thai kỳ rất dễ bị sâu răng. Em rất lo lắng không biết bị sâu răng khi mang thai có ảnh hưởng tới bé không và việc điều trị có khó khăn gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Em cảm ơn ạ! (Như Ngọc – Hà Nội)

Trả lời:

Thân chào bạn Như Ngọc! Nha khoa Paris  rất cảm ơn bạn khi đã tin tưởng gửi gắm thắc mắc của mình đến cho chúng tôi. Về câu hỏi bà bầu bị sâu răng có ảnh hưởng gì và có thể điều trị được không, chúng tôi xin phép trả lời cụ thể  như sau:

1. Bà bầu bị sâu răng có sao không? Có ảnh hưởng gì không?

Theo nghiên cứu, có khoảng 60 – 70% phụ nữ mang thai bị sâu răng. Do trong thời gian thai kỳ, lượng hoocmon trong cơ thể thay đổi dẫn đến việc thiếu hụt canxi, gluco, tạo cảm giác thèm ngọt. Vì thế, phụ nữ thường  tiêu thụ nhiều thức ăn chứa đường, carbohydrate.

Bà bầu bị sâu răng nếu không điều trị kịp thời sẽ tương đối nguy hiểm

Bên cạnh đó, giai đoạn thai nghén còn xuất hiện hiện tượng nôn mửa, chóng no, chóng đói nên phải ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày dẫn đến việc chăm sóc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.

Ts.Bs Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc hệ thống chuỗi Nha khoa Paris cho biết: Bị sâu răng khi mang thai gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé. Cụ thể:

➤ Bà bầu đau nhức, mệt mỏi thậm chí sinh non

Sâu răng quá nặng không chỉ khiến cho người mẹ đau nhức mệt mỏi mà cơ thể còn sản sinh ra một chất gọi là protaglandin cùng một số hóa chất khác sẽ gây sinh non, kích thích chuyển dạ. Ngoài ra, tình trạng sâu răng dẫn tới biến chứng nguy hiểm còn khiến lượng canxi mà bé hấp thụ từ mẹ giảm sút gây nên tình trạng nhẹ cân ở trẻ.

 Bà bầu có thể đau nhức răng nghiêm trọng, thậm chí đối mặt với nguy cơ sinh non cao nếu bị sâu răng

➤  Tăng nguy cơ gây sâu răng cho trẻ mới sinh

Vi khuẩn gây bệnh lý sâu răng không có trong miệng bé ngay ban đầu mà bệnh gây lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc từ thói quen hôn trẻ từ người mẹ. Theo chuyên gia nha khoa, trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi là quãng thời gian dễ mắc bệnh lý nhất. Thế nên, bạn cần chú ý giai đoạn này nhiều hơn.

Việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ không chỉ tốt cho mẹ mà còn giúp trẻ ngăn ngừa bệnh lý sâu răng. Do đó, nếu bạn đã hoặc đang gặp phải tình trạng sâu răng khi đang mang bầu thì cần nhanh chóng tới cơ sở nha khoa để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và đưa ra hướng xử lý triệt để. Hoặc bạn có thể mô tả tình trạng của mình cho bác sĩ thông qua KHUNG ĐĂNG KÝ TƯ VẤN miễn phí ngay dưới đây:bầu 5 tháng nhổ răng được không

Kiểm soát đau răng sâu tốt nhất

2 giây đăng ký để được bác sĩ tư vấn miễn phí!

2. Bà bầu bị sâu răng, đau răng có nên đi khám không? Có ảnh hưởng gì không?

Lời khuyên của Nha khoa Paris là trước khi có dự tính sinh em bé, bà bầu nên tiến hành khám nha khoa và xử lý mọi bệnh lý về răng miệng như: Lấy cao răng, điều trị sâu răng, viêm nướu… để chuẩn bị cho mình trạng thái sức khỏe tốt nhất.

Sau đó, bạn cần duy trì việc súc miệng, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày để giữ răng miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu đã bị sâu răng khi mang thai, bạn nên tới trung tâm nha khoa gặp nha sĩ và trình bày rõ tình trạng của mình để bác sĩ có cách điều trị thích hợp dành riêng cho bạn.

Nha khoa Paris – địa chỉ điều trị sâu răng cho bà bầu an toàn, không gây nguy hiểm có bé

Tại Nha khoa Paris, bạn có thể yên tâm về quy trình điều trị sâu răng. Bởi việc chữa bệnh sâu răng diễn ra an toàn và không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì đến bé.

Việc thăm khám và chụp X-quang răng với thiết bị cảm biến hiện đại thấp hơn ngưỡng cho phép hàng chục lần. Ngoài ra, khi chụp X-quang răng bệnh nhân được mặc đồ bảo hộ nên tuyệt đối an toàn. Nếu phải tiến hành nhổ răng thì thuốc gây tê cục bộ hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi, vì thế bà bầu không nên quá lo lắng.

Việc điều trị sâu răng trong quá trình mang thai vô cùng cần thiết vì nó không chỉ đảm bảo sức khỏe của mẹ mà còn ngăn ngừa những ảnh hưởng tới con. Thế nên, nếu bị sâu răng khi mang thai, bạn cấp thiết nên tới phòng nha để điều trị, tránh những tác hại không tốt có thể xảy ra.

Điều trị sâu răng an toàn 100%

Tại nha khoa tiêu chuẩn Pháp Paris

Bị sâu răng khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Vì thế, bà bầu không nên chủ quan với hiện tượng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, xin đừng ngại hãy liên hệ với nha khoa Paris chúng tôi theo thông tin đi kèm dưới đây, các bác sĩ luôn sẵn lòng tư vấn cho bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ!

Với sự tiến bộ của kỹ thuật điều trị nha khoa, hầu hết những bệnh về răng miệng mà bà bầu gặp phải ở giai đoạn thai kỳ đều có thể điều trị được

Vì sao bà bầu phải làm răng ?

Công tác thăm khám định kỳ, điều trị dự phòng răng miệng ở tất cả mọi người mang ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là đối với người phụ nữ mang bầu. Bởi vì, ở phụ nữ, trong giai đoạn này, các hormone Progesterone và Estrogen tăng lên, đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới lợi. Do đó, lợi sẽ bị sưng lên và dễ phản ứng với vi khuẩn, làm tăng mảng bám.

Trên thực tế, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng can xi trong cơ thể thay đổi liên tục. Đối với những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy, còn đối với những phụ nữ sức khỏe yếu thì khi mang bầu lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều.

Vì sao không đi nha khoa khi mang thai

Thai nhi ở 24 - 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Và 'sự hy sinh đầu tiên' cho quá trình này là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là dễ bị sâu răng.

Trong suốt thai kỳ, người mẹ nhiễm khuẩn ở bất cứ bộ phận nào thuộc cơ thể cũng gây những rủi ro tiềm ẩn cho cả bà mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai nếu không được điều trị dứt điểm bệnh về răng lợi thì có nguy cơ đẻ non trước 35 tuần cao gấp 3 lần so với bình thường, đó là kết quả ghiên cứu của Hiệp hội nghiên cứu về răng miệng của Mỹ tiến hành với 160 phụ nữ mang thai từ 6 đến 20 tuần.

Chỉ định và chống chỉ định điều trị cho bà bầu

Với sự tiến bộ của kỹ thuật điều trị nha khoa, hầu hết những bệnh về răng miệng mà bà bầu gặp phải ở giai đoạn thai kỳ đều có thể  điều trị được. Sau đây là những điều trị nên và không nên làm đối với bà bầu:

-  Lấy cao răng, vôi răng. Đây không phải là điều trị thực sự mà giống một lần điều trị phòng ngừa và khám tổng quát cho sức khỏe răng miệng. Lấy vôi răng đặc biệt có vai trò rất quan trọng đối với bà bầu. Chúng tôi thường khuyên các bà bầu nên đi lấy cao răng. Bởi vì, như đã phân tích ở trên, đây là thời kỳ có nhiều biến động về nội tiết tố của cơ thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng, là thời kỳ để vôi răng mảng bám hình thành nhiều hơn. Trong quá trình lấy cao răng, những răng sâu hoặc có nguy cơ sâu cũng được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời.

-  Trám, hàn răng sâu: Khi răng bị sâu (ở mức độ vừa phải, chưa gây đau nhức), bà bầu hoàn toàn có thể thực hiện việc điều trị trám, hàn này mà không  phải lo lắng bất kỳ điều gì (có thể ảnh hưởng đến thai nhi)

-  Chữa tủy: Khi răng bị đau nhức mà còn bảo tồn được thì bà bầu cũng hoàn toàn có thể điều trị chữa tủy răng. Tuy nhiên, ở việc điều trị này, cần phải áp dụng một vài thủ thuật nhất định để tránhđưa hóa chất vào cơ thể trong quá trình điều trị.

- Nhổ răng: Nhổ răng lẽ đương nhiên là phải chích thuốc tê. Mà chích thuốc tê thì có nghĩa là hóa chất sẽ được đưa vào cơ thể. Hầu hết bác sĩ Sản khoa sẽ không khuyến khích hoặc có chỉ định cấm việc này trong thời gian mang bầu của người phụ nữ . Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ (ví dụ như ở ba tháng giữa), và có sự đồng ý của bác sĩ Sản khoa, việc nhổ răng cho thai phụ vẫn có thể được thực hiện. Lẽ đương nhiên là nha sĩ sẽ phải cân nhắc loại thuốc têsử dụng, hàm lượng và số lượng được phép sử dụng, cũng như trong việc kê toa thuốc sau đó.  Cân nhắc lợi ích của việc nhổ răng (giảm đau, tránh nhiễm trùng do răng hư gây ra) so với việc cố tình giữ lại răng hư gây đau đớn cho thai phụ hoặc có nguy cơ gây nhiễm trùng là điều cần thiết.

- Chụp Xray: Không nên thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Mặc dù tia X sử dụng trong nha khoa có mật độ rất thấp nhưng cũng không nên sử dụng. Bởi vì trên điều trị thức tế, nha sĩ có vẫn có thể điều trị mà không cần đến sự hỗ trợ của tia X.

- Những phẫu thuật, tiểu phẫu cũng không nên thực hiện trong giai đoạn này. Chỉ thực hiện phẫu thuật khi gặp trường hợp phải cấp cứu. Và trong trường hợp này, phải có sự phối hợp của bác sĩ Sản khoa.

Điều trị nha khoa, kể cả những điều trị đơn giản như lấy cao răng, là một trong những điều trị mà hầu hết mọi người đều “e ngại”. Vì… sợ đủ thứ. Từ tiếng máy móc hoạt động trong phòng khám đến sợ đau. Bà bầu lại càng gặp khó khăn hơn khi đi điều trị nha khoa. Bởi vì, ở giai đoạn này, miệng của thai phụ rất nhạy cảm, sẽ dễ phản ứng hơn khi nha sĩ đưa dụng cụ vào làm việc. Bụng lớn mà phải nằm lâu trên ghế điều trị cũng làm cho bà bầu tương đối khó chịu…

Tuy nhiên, chúng tôi luôn khuyên thai phụ nên cố gắng thực hiện điều trị nha khoa, ít nhất là lấy cao răng trong giai đoạn này và trám hàn phòng ngừa những răng sâu và có nguy cơ bị sâu, để đảm bảo có một thai kỳ với sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Theo suckhoedoisong.vn

  • Currently 7.62/10
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10

Bà bầu có nên làm răng? - Xếp hạng: out of 10 based on 0 votes