Vì sao các nước châu Âu có nền kinh tế phát triển

Tây Âu là một khái niệm chính trị – xã hội xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để chỉ khu vực của châu Âu, nằm kề các nước thuộc khối Warszawa và Nam Tư về phía tây. Các nước Tây Âu thường có xu hướng liên kết với nhau. Vậy Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

Giới thiệu về các nước Tây Âu

Tây Âu là một khái niệm chính trị – xã hội xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để chỉ khu vực của châu Âu, nằm kề các nước thuộc khối Warszawa và Nam Tư về phía tây. Đây là hệ thống chính trị và kinh tế đối lập với Đông Âu, vốn là khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Phần lớn các quốc gia trong vùng Tây Âu có cùng văn hóa phương Tây, và nhiều ràng buộc, gắn bó chính trị, kinh tế và lịch sử với các nước Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Khu vực Tây Âu cũng là khu vực gồm các nước châu Âu có thu nhập đầu người cao.

Khí hậu ở Tây Âu thay đổi từ vùng cận nhiệt đới và bán khô hạn ở bờ biển phía nam của Pháp đến vùng cực bắc tại Pyrenees. Tây Âu là một trong những vùng giàu nhất trên thế giới. Đức có GDP cao nhất ở châu Âu và thặng dư tài chính lớn, Luxembourg có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Thụy Sĩ và Luxembourg có mức lương trung bình cao nhất thế giới.

Tình hình chung các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 – 1945], nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề. [Năm 1944, sản xuất công nghiệp của nước Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh. Ở I-ta-li-a sản xuất công nghiệp giảm khoảng 30%, sản xuất nông nghiệp chỉ bảo đảm 1/3 nhu cầu lương thực trong nước. Các nước đều bị mắc nợ, đến tháng 6- 1945, nước Anh nợ tới 21 tỉ bảng Anh].

Về kinh tế tại tây âu năm 1948 có 16 nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch Mác-san với tổng số tiền là 17 tỉ USD. Kinh tế Tây Âu được phục hồi nhanh chóng.

Về chính trị giai cấp tư sản cầm quyền các nước Tây Âu đều thực hiện chính sách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây. Bên cạnh đó giai cấp tư sản cầm quyền các nước Tây Âu cũng ngăn cản phong trào đấu tranh của quần chúng,… Tại Tây Âu, nước Đức bị phân chia làm hai: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức [1949]. Cộng hòa Liên bang Đức được các nước Mĩ, Anh, Pháp dốc sức viện trợ cho nhờ đó, nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức phục hồi và phát triển nhanh chóng vươn lên đứng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Ngày 3-10-1990, nước Đức thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất Tây Âu.

Về quân sự: Các nước Tây Âu tham gia vào khối quân sự NATO do Mĩ lập ra để chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, làm cho tình hình châu Âu trở nên căng thẳng.

Về đối ngoại: nhiều nước Tây Âu quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ [Hà Lan quay trở lại xâm lược In-đô-nê-xia, Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam…].

Quá trình hình thành và phát triển của sự liên kết

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật [là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.

Khởi đầu là sự ra đời của “Công đồng than – thép châu Âu” vào tháng 4 – 1951 gồm sáu nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bi, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Sau đó, tháng 3 – 1957, sáu nước trên lại cùng nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu”. Tháng 7 – 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu [EC].

Tháng 12 – 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Maxtrich, thông qua hai quyết định quan trọng đó là xây dựng thị trường châu Âu với liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 – 1 – 1999, phát hành đồng EURO và xây dựng liên minh chính trị, mở rộng liên kết chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung.

Năm 1993, Cộng đồng châu Âu được đổi tên thành Liên minh châu Âu [EU], trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Sau hơn 40 năm tồn tại, EU đã tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị chung với sức mạnh của dân số 320 triệu người có trình độ khoa học, kĩ thuật cao. Năm 2000, các nước EU dự kiến sẽ tiến hành một liên bang nhất thể hoá châu Âu về kinh tế và chính trị. Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước.

Vì sao các nước tây âu có xu hướng liên kết với nhau?

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tình hình các nước tây âu đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Tiêu biểu là sự liên kết các nước tây âu trong tổ chức Liên minh châu Âu [EU] – một tổ chúc khu vục lớn nhất, chặt chẽ nhất, có những thành công lớn về kinh tế và chính trị. Vậy Vì sao các nước tây âu có xu hướng liên kết với nhau? do một số nguyên nhân sau:

Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác phát triển là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.

Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, phát triển kinh tế, ổn định chính trị của các nước thành viên.

Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc của Mĩ. Họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực, đặc biệt là Mĩ.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: vì sao các nước tây âu có xu hướng liên kết với nhau. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

  • Thủ tướng nêu bốn đề xuất tăng cường hợp tác giữa các nước Á-Âu

Trong khi truyền thông trong năm 2021 dành sự quan tâm đặc biệt cho việc nước Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden ngày càng tập trung nhiều đến châu Á, việc châu Âu đang xoay trục sang khu vực phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới này lại bị bỏ sót. Tín hiệu mới nhất cho thấy ý đồ xoay trục sang châu Á của châu Âu được thể hiện tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 13 [ASEM 13], diễn ra theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 25-26/11.

Nếu cộng lại, 2 đại khu vực Á-Âu này chiếm khoảng 60% GDP, dân số và thương mại toàn cầu, với những tiềm năng đáng kể trong tương lai. Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa châu Á và châu Âu trong bối cảnh cả hai châu lục đang nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng của đại dịch COVID-19.

Mục tiêu hàng đầu của châu Âu khi hợp tác với châu Á là xây dựng một lợi thế cạnh tranh để đối trọng với các cường quốc thế giới khác, trong đó có Mỹ. Ngoài Hội nghị thượng đỉnh ASEM, EU còn tổ chức các hội nghị thường niên với các thị trường khổng lồ đang nổi như Ấn Độ, Trung Quốc cùng với các quốc gia công nghiệp hóa lớn khác như Nhật Bản nhằm củng cố mục tiêu này. Nỗ lực này cũng đã thu về được những lợi ích.

Lấy ví dụ như Ấn Độ - quốc gia đang sốt sắng thúc đẩy các mối quan hệ mạnh mẽ hơn. Lục địa châu Âu đã trở thành đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Ấn Độ, và đây là lý do tại sao một thỏa thuận thương mại song phương mới đang được thảo luận là một phần thưởng tiềm năng quan trọng cho cả hai bên. Có những lý lo lớn hơn đằng sau những lợi ích song trùng này, trong đó bao gồm một nhu cầu ngày càng gia tăng trong việc phát triển các diễn đàn quốc phòng chung, chẳng hạn như an ninh hàng hải tại Ấn Độ Dương, nơi 40% thương mại song phương đi qua.

Mặc dù Ấn Độ là một mục tiêu hàng đầu của châu Âu tại châu Á, song đây hoàn toàn không phải là mục tiêu duy nhất. Điều này được thể hiện trong chiến lược mới của châu Âu về sự hợp tác với khu vực, đã được Hội đồng EU - vốn ủng hộ sự ổn định và một môi trường “cởi mở và công bằng” cho thương mại và đầu tư - thông qua trong năm nay.

Hội nghị ASEM 13 diễn ra theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 25- 26/11.

Dĩ nhiên, Trung Quốc cũng là một mục tiêu trong tầm ngắm của châu Âu tại khu vực này, bất chấp sự lạnh nhạt trong mối quan hệ song phương kể từ khi đại dịch bùng nổ. Danh mục hàng đầu trong chương trình nghị sự EU-Trung Quốc là một thỏa thuận toàn diện mới về đầu tư, dù đã được nhất trí từ tháng 12 năm ngoái, nhưng đến giờ vẫn chưa được phê chuẩn. Đối thoại EU-Trung Quốc rất đa diện, trong đó cả hai bên đều sốt sắng tập trung vào các lĩnh vực cùng hợp tác và quan tâm, bao gồm việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Lý do cơ bản khiến các cuộc thảo luận EU-Trung Quốc về sự ấm lên toàn cầu nhìn chung rất tích cực như vậy là bởi cả hai có tầm nhìn chung về một tương lai thịnh vượng và được đảm bảo về năng lượng trong một môi trường khí hậu ổn định, đồng thời công nhận sự cần thiết cho hợp tác song phương để đạt được mục tiêu này. Chẳng hạn, thỏa thuận về sự ấm lên toàn cầu năm 2015 giữa họ đã đẩy mạnh sự hợp tác trong các chính sách giảm phát thải trong nước, các thị trường carbon, các thành phố phát thải ít carbon, vấn đề phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ các ngành công nghiệp hàng không và hàng hải.

Kế hoạch đầu tư vào kinh tế xanh của Trung Quốc trong những năm tới là rất lớn, và đây là một thực tế mà châu Âu đang ngày càng ghi nhận. Hiện cũng có những cơ hội đầu tư đáng kể cho các công ty công nghệ và khoa học của khu vực, vốn là những bên đi đầu trong phần lớn chương trình nghị sự về công nghệ sạch. Thế nhưng, dù các mối quan hệ của châu Âu với các thị trường đang nổi là trọng yếu, các mối quan hệ của khối này với các nước công nghiệp hóa cũng quan trọng không kém.

EU đang xúc tiến một chương trình nghị sự song phương phát triển mạnh mẽ với Nhật Bản và hai bên đang đẩy mạnh vai trò lãnh đạo trong thương mại quốc tế và trật tự kinh tế dựa trên các quy tắc. Nhật Bản đang là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu châu Âu tại châu Á. Tại EU, ước tính có khoảng 600.000 việc làm liên quan đến mối quan hệ thương mại song phương này, với khoảng 74.000 công ty châu Âu đang xuất khẩu sang Nhật Bản.

Chương trình nghị sự kinh tế nòng cốt này đã nhận được một cú huých vào năm 2019 khi thỏa thuận thương mại tự do EU-Nhật Bản đi vào hiệu lực, chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu và khoảng 650 triệu dân. Tuy nhiên, ngoài những con số, hai bên cũng nhấn mạnh rằng hiệp định thương mại này quan trọng là bởi nó dựa trên các giá trị và nguyên tắc. Điều này một phần liên quan đến thực tế rằng đây là thỏa thuận đầu tiên EU ký mà bao gồm các chi tiết ủng hộ thỏa thuận khí hậu Paris.

Đặc biệt, còn có một cam kết ủng hộ thỏa thuận Paris bằng cách thực hiện một sự “đóng góp tích cực” để giảm sự ấm lên toàn cầu bằng cách loại bỏ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Cam kết này được đưa ra sau một động thái của Ủy ban châu Âu nhằm nỗ lực đảm bảo rằng tất cả các thỏa thuận thương mại EU trong tương lai đều sẽ đề cập đến việc phải phù hợp với các mục tiêu của thỏa thuận Paris.

Ba ví dụ trên đây giải thích lý do tại sao châu Âu lại nhận thấy một cơ hội lớn đến như vậy tại châu Á. Từ các thị trường đang nổi đến các nền kinh tế công nghiệp hóa, khu vực này đang là một ưu tiên kinh tế và chính trị ngày càng lớn với EU và các nhà nước châu Âu khác đang nỗ lực tìm kiếm lợi ích từ các cường quốc lớn khác trong một nỗ lực thúc đẩy lợi ích cạnh tranh trong kỷ nguyên hậu đại dịch.

Minh Hải [theo arabnews.com]

Video liên quan

Chủ Đề