Đánh giá nhà mỹ học là gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội.

Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä [Mỹ học] của ông [1750–1758]. Ông dùng từ "mỹ học" cho lý thuyết về nghệ thuật tự do hay khoa học về cái đẹp nhận thức được.

Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ "mỹ học", người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật.

Người ta đã tranh luận nhiều về phạm vi và sự hữu ích của từ này. Trong thế kỷ 20, từ này được coi có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và cái đẹp trừu tượng, ví dụ vẻ đẹp tinh thần hay trí tuệ – tuy nhiên cái đẹp đó phải là đối tượng cho sự nghiên cứu triết học hay khoa học.

Những người đi đầu trong ngành Mỹ học: phương Tây có Aristotle, Platon, Hegel, Kant, Mỹ học dân chủ Nga,... Phương Đông: Lão Tử, Khổng Tử

Quan điểm biện chứng về cái đẹp và nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ thuật là nơi cao nhất tập trung mối quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp. Cái gì không đẹp không thể là nghệ thuật. Cái đẹp gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật nhưng đây là hai phạm trù khác nhau.

  • Cái đẹp là phạm trù chỉ những giá trị thẩm mĩ tồn tại khắp mọi nơi: trong thiên nhiên, trong xã hội, ở con người, trong những sản phẩm vật chất và tinh thần của con người và cả trong nghệ thuật. Cái đẹp tổng thể bao gồm cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài là phạm trù trung tâm và cơ bản của mỹ học. Cái đẹp, về gốc gác cơ sở đánh giá, có liên quan mật thiết với khái niệm hài hòa, là sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố tạo nên sự vật, mang lại cảm giác về sự thăng bằng, hoàn thiện và toàn vẹn.
  • Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người. Nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời. Chính vì vậy, nghệ thuật có nhiều chức năng khác nhau: giáo dục, nhận thức, thông báo, giao tiếp, giải trí, thẩm mĩ... Cái đẹp là một phương diện không thể thiếu được của nghệ thuật.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khách thể thẩm mỹ
  • Chủ thể thẩm mỹ [hình thức tồn tại] bao gồm: người thưởng thức TM, người sáng tạo, người định hướng, người biểu hiện và người tổng hợp [có tất cả các đặc tính]
  • Phạm trù của TM: Cái đẹp; có liên hệ với cái Bi, cái Hài, cái Cao cả [cao cả Thanh tao, Rợn ngợp, Huy hoàng,]
  • Phạm trù biểu hiện của thẩm mỹ: Duy tâm khách quan, Duy tâm chủ quan và Duy vật.
  • Đặc tính thẩm mỹ: tính tinh thần, thính xã hội, tính cảm tính, tính tình cảm.
  • Hoạt động thẩm mỹ
  • Cảm xúc thẩm mỹ [Tình cảm thẩm mĩ]
  • Thị hiếu thẩm mỹ
  • Lý tưởng thẩm mỹ
  • Quan điểm thẩm mỹ
  • Cái đẹp
  • Cái bi
  • Cái hài
  • Cái cao cả
  • Mỹ thuật
  • Nghệ thuật
  • Mỹ nghệ

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mỹ học.

  • Mỹ học là gì?
  • Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của Mỹ Học

Cuộc sống của con người luôn hiện hữu những vẻ đẹp xung quanh và được mỹ học nghiên cứu giải đáp. Vậy Mỹ học là gì ?là băn khoăn của rất nhiều độc giả.

Mỹ học là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra giải thích về Mỹ học là gì? như sau: “Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội. Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä [Mỹ học] của ông [1750–1758]. Ông dùng từ “mỹ học” cho lý thuyết về nghệ thuật tự do hay khoa học về cái đẹp nhận thức được.

Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ “mỹ học”, người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật.”.

Trong thế kỷ 20, từ này được coi có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và cái đẹp trừu tượng, ví dụ vẻ đẹp tinh thần hay trí tuệ – tuy nhiên cái đẹp đó phải là đối tượng cho sự nghiên cứu triết học hay khoa học. Nghệ thuật là nơi cao nhất tập trung mối quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp. Cái gì không đẹp không thể là nghệ thuật. Cái đẹp gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật nhưng đây là hai phạm trù khác nhau.

Có thể thấy mỹ học là khoa học của cái đẹp.

Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của Mỹ Học

Thuật ngữ mỹ học [có người còn gọi là Thẩm mỹ học, esthétique] lần đầu tiên được nhà triết học người Đức A. Baumgarten [1714 – 1762] sử dụng vào năm 1735 trong tuyển tập các bài báo của ông nhan đề Những suy niệm triết học về các vấn đề liên quan tới sáng tác thi ca.

Đến năm 1750 và sau đó 1758, khi hai tập Mỹ học của A. Baumgarten lần lượt ra đời thì khái niệm này mới được dùng rộng rãi. Tuy nhiên, mỹ học như một ngành khoa học thì nảy sinh rất sớm trong lòng xã hội nô lệ ở phương Đông cũng như phương Tây. Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học – môn khoa học tìm hiểu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự nảy nở của các học thuyết mỹ học đặc biệt rầm rộ ở Trung Quốc và Hy Lạp thời cổ đại.

Trong  thời Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc, các khuynh hướng tự tưởng lớn như Khổng giáo, Lão giáo, Mặc giáo và Pháp gia… nảy sinh, luôn tranh giành ảnh hưởng với nhau. Các quan niệm về đạo đức, chính trị, thẩm mỹ… đua nhau phát triển. Đã xuất hiện không ít quan niệm thẩm mỹ độc đáo, rất  đáng lưu tâm tìm hiểu.

Hy Lạp thời cổ đại cũng từng sản sinh ra nhiều nhà triết học, nhiều nhà mỹ học lỗi lạc. Một trong những tên tuổi lừng danh là Heraklite [540 – 480 TCN]. Với ông, chân lý luôn là cụ thể. Ông cho rằng: “Lừa thích rơm hơn vàng”. Ông còn nói: “Nước biển sạch nhất đồng thời bẩn nhất. Đối với cá nó dùng để uống và nó vô hại. Còn đối với con người, nó không dùng để uống được và nó có hại”. Từ đó Heraklite chủ trương tính tương đối của cái đẹp. Ông nói: “Con khỉ đẹp nhất cũng là xấu so với loài người; và con người hoàn thiện nhất khi so với thần thánh cũng chỉ như một con khỉ”.

Có thể thấy các học thuyết mỹ học đã nảy sinh từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Tuy nhiên, mỹ học với tư cách là một ngành khoa học độc lập lại phải chờ tới thời cận đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp mỹ học tách dần ra khỏi triết học là việc xác lập được đối tượng đặc thù của ngành khoa học này.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung mỹ học là gì?

Chủ Đề