Ví dụ về tính cụ thể của chân lý

chứa đựng những mầm mống của những tri thức khoa học, song nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở những bề ngồi, ngẫu nhiên, khơng bản chất của đốitượng và tự nó khơng thể chuyển thành nhận thức khoa học được. Muốn phát triển thành nhận thức khoa học cần phải thông qua khả năng tổng kết, trừu tượng, khái quátđúng đắn của các nhà khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại có tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập vào nhận thức thôngthường và làm cho nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình nhận thức thế giới của con người.Như vậy, việc đạt tới những tri thức khoa học trong quá trình nhận thức diễn ra theo những cấp độ khác nhau từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ nhận thứckinh nghiệm đến nhận thức lý luận, từ nhận thức thông thường đến nhận thức khoa học. Mỗi cấp độ nhận thức đó có những nội dung và ý nghĩa khác nhau, không đồng nhất vớinhau. Tuy nhiên, dù có diễn ra theo trật tự nào thì việc đạt tới những tri thức về bản chất của sự vật vẫn chưa dừng lại ở đó mà nhận thức phải tiếp tục tìm hiểu xem những trithức đó có phải là chân lý hay khơng. Chính vì thế mà vấn đề chân lý được xem là một trong những nội dung cơ bản của lý luận về nhận thức.III- Vấn đề chân lý 1. Khái niệm chân lýCác nhà triết học có những quan điểm khác nhau về chân lý và về tiêu chuẩn của chân lý.Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Quan niệm như vậy về chân lýcũng có nghĩa xác định chân lý là sản phẩm của q trình nhận thức. Nó được hình thành, phát triển dần dần từng bước và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, vào hoạtđộng thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. V.I.Lênin đã nhận xét Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một q trình: tư tưởng = con người khơng nên hìnhdung chân lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng, một bức tranh hình ảnh đơn giản, nhợt nhạt lờ mờ, không khuynh hướng, không vận động1.

2. Các tính chất của chân lý

Chân lý có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể. Tính khách quan của chân lý là tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ýthức của con người và lồi người. Điều đó có nghĩa là nội dung của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, không phải là sự xác lập tùy tiện củacon người hoặc có sẵn ở trong nhận thức mà nội dung đó thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định.Ví dụ, luận điểm cho rằng trái đất quay xung quanh mặt trời là một chân lý. Chân1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, t.29, tr. 207.144lý ấy có tính khách quan bởi vì nội dung của luận điểm đó phản ánh đúng sự kiện có thực, tồn tại độc lập đối với mọi người, không lệ thuộc vào ý thức của mỗi người.Khẳng định chân lý có tính khách quan là một trong những đặc điểm nổi bật dùng để phân biệt quan niệm về chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng so với chủ nghĩaduy tâm và thuyết không thể biết. Đồng thời đó cũng là sự thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.Chân lý không chỉ có tính khách quan mà nó còn có tính tuyệt đối và tính tương đối. Tính tuyệt đối của chân lý là tính phù hợp hồn tồn và đầy đủ giữa nội dung phảnánh của tri thức với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, chúng ta có thể đạt đến tính tuyệt đối của chân lý chân lý tuyệt đối. Bởi vì, trong thế giới khách quan khơng tồn tạimột sự vật, hiện tượng nào mà con người hồn tồn khơng thể nhận thức được. Khả năng đó trong q trình phát triển là vơ hạn. Song khả năng đó lại bị hạn chế bởi nhữngđiều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng được phản ánh. Do đó chân lý lại có tính tương đối.Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chưa hồn tồn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của những tri thức với hiện thực khách quan. Điều đó có nghĩa là giữa nộidung của chân lý với khách thể được phản ánh chỉ mới phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một số mặt, một số khía cạnh nào đó trong những điều kiện nhất định.Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý khơng tồn tại tách rời nhau mà có sự thống nhất biện chứng với nhau. Một mặt, tính tuyệt đối của chân lý là tổng số các tínhtương đối. Mặt khác, trong mỗi chân lý mang tính tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối. V.I.Lênin viết: Chân lý tuyệt đối được cấu thành từtổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối là những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập với nhân loại; những phản ánh ấyngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối1. Nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tính tương đối vàtính tuyệt đối của chân lý có một ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán và khắc phục những sai lầm cực đoan trong nhận thức và trong hành động. Nếu cường điệu tínhtuyệt đối của chân lý,hạ thấp tính tương đối của nó sẽ rơi vào quan điểm siêu hình, chủ nghĩa giáo điều, bệnh bảo thủ, trì trệ. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính tương đối của chân lý, hạ thấpvai trò của tính tuyệt đối của nó sẽ rơi vào chủ nghĩa tương đối. Từ đó dẫn đến chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật ngụy biện, thuyết hoài nghi và khơng thể biết.Ngồi tính khách quan, tính tuyệt đối và tính tương đối, chân lý còn có tính cụ thể. Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánhvới một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cụ thể. Điều đó có1. V.I.Lênin: Tồn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.18, tr. 383.145nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định. Nội dung đó khơng phải là sự trừu tượng thuần túy thốt ly hiện thực mà nó luôn luôn gắn liền vớimột đối tượng xác định, diễn ra trong một khơng gian, thời gian hay một hồn cảnh nào đó, trong một mối liên hệ, quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ chân lý nào cũng gắnliền với những điều kiện lịch sử - cụ thể, cũng có tính cụ thể. Nếu thốt ly những điều kiện lịch sử cụ thể thì những tri thức được hình thành trong quá trình nhận thức sẽ rơivào sự trừu tượng thuần túy. Vì thế nó khơng phải là những tri thức đúng đắn và không được coi là chân lý. Khi nhấn mạnh đặc tính này V.I.Lênin đã viết: khơng cóchân lý trừu tượng, rằng chân lý luôn luôn là cụ thể1. Việc nắm vững nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có một ý nghĩa phương phápluận quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó đòi hỏi khi xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm của con người phải dựa trên quanđiểm lịch sử - cụ thể; phải xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể mà vận dụng những lý luận chung cho phù hợp. Theo V.I.Lênin, bản chất, linh hồn sống của chủnghĩa Mác: là phân tích cụ thể một tình hình cụ thể2. Rằng phương pháp của Mác trước hết là xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch sử trong một thời điểm cụ thểnhất định. Quán triệt nguyên tắc đó, Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyênlý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong những điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Đồng thời luôn luôn xuất phát từ những điều kiệnlịch sử cụ thể của đất nước để đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.Như vậy, mỗi chân lý đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể. Các tính chất đó của chân lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, khơng tách rờinhau. Thiếu một trong các tính chất đó thì những tri thức đạt được trong q trình nhận thức khơng thể có giá trị đối với đời sống của con người.Câu hỏi ơn tập1. Trình bày bản chất của nhận thức? 2. Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?3. Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức? 4. Chân lý là gì? Các tính chất cơ bản của chân lý?1. Sđd, t.42, tr. 364.2. Sđd, t. 41, tr. 164.146

Ngay từ thời cổ đại, con người đã luôn suy nghĩ tìm lời giải đáp cho câu hỏi chân lý là gì? Vấn đề chân lý là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận nhận thức.

I. Chân lý là gì? Khái niệm về chân lý

Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được thực tiễn kiểm nghiệm.

Chân lý là sản phẩm của quá trình con người nhận thức thế giới. Vì vậy, chân lý cũng được hình thành và phát triển từng bước phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Sự phát triển của sự vật khách quan;

+ Điều kiện lịch sử – cụ thể của nhận thức;

+ Hoạt động thực tiễn, và

+ Hoạt động nhận thức của con người.

– Như thế, do sự biến đổi của nhiều yếu tố, một “thông tin” hôm nay có thể được gọi là chân lý, nhưng thời gian về sau chưa chắc là chân lý.

Ngược lại, một “thông tin” mới phát hiện có thể chưa được công nhận là chân lý, nhưng về sau có thể được gọi là chân lý.

Như Lênin đã nhận xét: Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình. Tư tưởng (= con người) không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng, một bức tranh (hình ảnh) đơn giản, nhợt nhạt (lờ mờ), không khuynh hướng, không vận động.

Ví dụ về tính cụ thể của chân lý
Các nhà triết học luôn suy nghĩ và đưa ra các giải đáp trong hàng ngàn năm qua cho câu hỏi “Chân lý là gì?”. Ảnh minh họa: Philosophicsblog.wordpress.com.

II. Các tính chất của chân lý

Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính cụ thể, tính tuyệt đối và tính tương đối. Điều này thể hiện như sau:

1. Tính khách quan của chân lý (hay: chân lý là khách quan)

– Nghĩa là, tuy chân lý là nhận thức của con người nhưng nội dung của nó không phụ thuộc vào con người.

Ví dụ:

+ Trái đất xoay quanh mặt trời: Đây là chân lý khách quan dù con người đã nhận thức được hay chưa.

+ Khủng long là loài động vật xuất hiện trên trái đất trước loài người.

– Chủ nghĩa duy vật có quan điểm mang tính nguyên tắc là thừa nhận chân lý khách quan. Nếu phủ nhận chân lý khách quan thì nhất định sẽ dẫn tới thuyết không thể biết và chủ nghĩa chủ quan.

– Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhấn mạnh tính khách quan của chân lý có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và sự phản ánh thế giới đó vào trong bộ óc con người.

Nội dung mà chân lý phản ánh thuộc về thế giới khách quan. Chân lý chỉ có ở con người, nhưng nội dung của chân lý lại không lệ thuộc vào con người mà chỉ lệ thuộc vào sự vật khách quan được chân lý đó phản ánh.

2. Tính cụ thể của chân lý (hay: chân lý là cụ thể)

– Điều này nghĩa là không có chân lý trừu tượng, mơ hồ.

Chân lý đạt được trong quá trình nhận thức bao giờ cũng gắn liền với một lĩnh vực cụ thể của hiện thực, và được phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đó.

Chân lý là cụ thể bởi vì đối tượng mà chân lý phản ánh bao giờ cũng tồn tại một cách cụ thể, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể với những quan hệ cụ thể.

Vì vậy, bất kỳ chân lý nào cũng phải gắn với điều kiện lịch sử – cụ thể. Nếu thoát khỏi điều kiện lịch sử – cụ thể, thì cái vốn gọi là chân lý sẽ không còn là chân lý nữa.

– Nguyên lý tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và thực tiễn.

Nguyên lý này đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử – cụ thể khi xem xét, đánh giá sự vật, sự việc, con người.

Do đó, Lênin đã khẳng định: “Bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể”.

Quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến điều kiện lịch sử – cụ thể của từng quốc gia, dân tộc, từng địa phương khi vận dụng lý luận chung, sơ đồ chung, phải biết cụ thể hóa, cá biệt hóa vào cho cái riêng. Phải hết sức tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc.

Đối với Việt Nam, chúng ta phải nghiên cứu, hiểu rõ điều kiện lịch sử – cụ thể của đất nước để vận dụng sáng tạo.

Trung thành với chủ nghĩa mác – Lênin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của nó và biết vận dụng đúng đắn, phù hợp với điều kiện của nước ta. Cả chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa dân tộc cực đoan đều xa lạ với chủ nghĩa Mác – Lênin.

3. Tính tuyệt đối và tính tương đối của chân lý

Như đã phân tích, con người đạt tới chân lý trong quá trình vận động vô tận của nhận thức thế giới khách quan với cả một chuỗi những sự trừu tượng, những sự hình thành các khái niệm, quy luật.

Những khái niệm bao quát một cách tương đối, gần đúng những quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn vận động và phát triển, tạo nên một bức tranh khoa học về thế giới khách quan.

Nhưng con người nhận thức chân lý khách quan như thế nào? Có thể nhận thức được một cách tức thời, toàn bộ, tuyệt đối, vô điều kiện hay chỉ gần đúng, có điều kiện?

Trả lời câu hỏi đó tức là phải xem xét quan hệ giữa tính tuyệt đối và tính tương đối của chân lý. Ở đây, ta có chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối.

Mối quan hệ giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa quá trình vô tận của sự nhận thức thế giới khách quan với khả năng, kết quả nhận thức có hạn ở từng thời điểm cụ thể của lịch sử nhận thức.

3.1. Chân lý tương đối là gì?

Chân lý tương đối là tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, cần phải được bổ sung, điều chỉnh trong quá trình phát triển tiếp theo của nhận thức.

Ở chân lý tương đối, sự phản ánh hiện thực khách quan bị giới hạn ở những mặt, những bộ phận nhất định và bị chế ước bởi điều kiện lịch sử.

3.2. Chân lý tuyệt đối là gì?

Chân lý tuyệt đối là tri thức hoàn toàn đầy đủ, hoàn chỉnh về thế giới khách quan.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì theo bản chất của nó, tư duy con người có thể cung cấp và đang cung cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là tổng số những chân lý tương đối.

Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêm những hạt mới vào cái tổng số ấy của chân lý tuyệt đối, nhưng những giới hạn chân lý của mọi định lý khoa học đều là tương đối, khi thì mở rộng ra, khi thì thu hẹp lại, tùy theo sự tăng tiến của tri thức.

Sở dĩ như vậy vì thế giới khách quan là vô cùng tận, nó biến đổi, phát triển không ngừng, không có giới hạn tận cùng, còn nhận thức của từng con người, từng thế hệ lại luôn bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử khách quan và bởi năng lực chủ quan.  

Việc thừa nhận tính tương đối của chân lý không loại trừ việc chấp nhận, dù là chút ít, chân lý tuyệt đối. Trong tính tương đối đó vẫn chứa đựng một phần, một yếu tố của chân lý tuyệt đối.

Phải chăng sự phân biệt giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối là không xác định?

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nó vừa đủ “không xác định” để ngăn ngừa khoa học trở thành một giáo điều theo nghĩa xấu của từ đó.

Nhưng đồng thời lại vừa đủ “xác định” để phân rõ ranh giới dứt khoát với chủ nghĩa tín ngưỡng và thuyết bất khả tri, với chủ nghĩa duy tâm và thuyết ngụy biện.  

3.3. Quan hệ biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối:

– Chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối đều là chân lý khách quan. Khi thừa nhận chân lý là khách quan, là sự thống nhất giữa hai cấp độ tuyệt đối và tương đối, thì điều đó cũng có nghĩa chân lý là cụ thể.

– Chân lý tương đối bao giờ cũng chứa những yếu tố là chân lý tuyệt đối. Chân lý tuyệt đối được hình thành từ các chân lý tương đối, có sự bổ sung các chân lý tương đối.

– Sự khác biệt giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối không phải ở bản chất mà là ở mức độ phù hợp của chúng với khách thể được phản ánh. Mức độ hay ranh giới giữa chúng bao giờ cũng tồn tại nhưng không ngừng được xóa bỏ và được xác lập.

III. Tiêu chuẩn của chân lý là thực tiễn

– Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý. Chỉ nhờ vào thực tiễn và trên cơ sở thực tiễn ta mới phân biệt được chân lý và sai lầm.

– Thực tiễn có vai trò như vậy vì nó có ưu điểm của “tính phổ biến” và là hiện thực trực tiếp. Nhờ đó, thực tiễn có thể “vật chất hóa” được tri thức, biến tri thức thành những khách thể xác định, cảm tính trong thế giới khách quan.

– Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất. Tương đối vì thực tiễn luôn luôn biến đổi, phát triển, do đó cần có sự bổ sung, phát triển những tri thức đã có trước đó.

8910X.com

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Bài liên quan: