Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6
Xác định biên độ của dao động tổng hợp (Vật lý - Lớp 12)

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

1 trả lời

Kể tên các dạng năng lượng (Vật lý - Lớp 6)

2 trả lời

Tại sao mặt trăng có nhiều hình dạng? (Vật lý - Lớp 6)

3 trả lời

Kể các tác dụng của dòng điện (Vật lý - Lớp 7)

5 trả lời

Nguồn sáng là gì (Vật lý - Lớp 7)

3 trả lời

IV. BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG 

1/ Em hãy ví dụ để minh họa sự bảo toàn năng lượng


Ví dụ để minh họa sự bảo toàn năng lượng: 

  • Thả viên bi từ trên cao xuống nền gạch. Khi rơi xuống, thế năng chuyển hóa dần thành động năng. Khi rơi đến sàn nhà, một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm sàn nhà và viên bi nóng lên
  • Trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cấn bằng là vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh.
  • Hòn bi va vào thanh gỗ sau khi va chạm chúng chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại là vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh, năng lượng của chúng giảm dần.
  • Dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.


[Cánh diều] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 31: Chuyển hóa năng lượng

Từ khóa tìm kiếm Google: Giải sách cánh diều lớp 6, khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều, giải khoa học tự nhiên 6 sách mới, bài 31 khoa học tự nhiên việt nam sách cánh diều, sách cánh diều nxb sư phạm

Định luật bảo toàn năng lượng là một trong các định luật quan trọng trong bộ môn Vật Lý 9. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn định nghĩa định luật bảo toàn năng lượng, công thức tính định luật bảo toàn năng lượng. Cũng như đưa ra các nội dung bài tập ví dụ minh họa, giúp bạn đọc củng cố kiến thức, vận dụng tốt vào hoàn thành các câu hỏi liên quan. Mời các bạn tham khảo.

Tìm hiểu về định luật bảo toàn năng lượng

  • 1. Định nghĩa định luật bảo toàn năng lượng
  • 2. Bảo toàn năng lượng trong dao động cơ
    • 2.1. Khái niệm động năng
    • 2.2. Khái niệm thế năng
  • 3. Biểu thức bảo toàn cơ năng
  • 4. Các công thức liên quan định luật bảo toàn năng lượng
    • 4.1. Công thức tính Công
    • 4.2. Công suất trung bình
    • 4.3. Công suất tức thời
    • 4.4. Các biểu thức liên hệ
  • 5. Bài tập minh họa định luật bảo toàn năng lượng

1. Định nghĩa định luật bảo toàn năng lượng

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác. Đây được coi là định luật cơ bản của vật lý học.

Ví dụ:
Nếu thả một hòn bi từ trên cao xuống một cái chén thì năng lượng của hòn bi là thế năng hấp dẫn, rơi vào chén và chuyển động quanh thành chén là động năng, đồng thời phát ra tiếng động là âm năng. Ngoài ra bi còn ma sát với thành chén tạo ra nhiệt năng, vậy ta có thể thấy từ một dạng năng lượng là thế năng đã chuyển hóa thành ba dạng năng lượng như đã nêu ở trên.

2. Bảo toàn năng lượng trong dao động cơ

Năng lượng trong dao động cơ được gọi là cơ năng. Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng. Trong một hệ kín cơ năng không đổi.

2.1. Khái niệm động năng

Động năng của một vật là năng lượng có được từ chuyển động của vật đó. Nó được định nghĩa là công cần thực hiện để gia tốc một vật với khối lượng cho trước từ trạng thái nghỉ tới vận tốc hiện thời của vật .

Động năng của một vật rơi tự do được tính bằng công thức:

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

Trong đó:

  • Wđ: động năng của vật (J)
  • m: khối lượng của vật (g)
  • v: vận tốc của vật (m/s)

2.2. Khái niệm thế năng

Thế năng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của vật. Thế năng của một vật rơi tự do được tính bằng công thức:

Wt = mgh

Trong đó:

  • Wt: Thế năng của vật (J)
  • m: Trọng lượng của vật (g)
  • h: Độ cao của vật khi rơi tự do (m)

3. Biểu thức bảo toàn cơ năng

Định luật bảo toàn cơ năng: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.

W = Wđ + Wt = const (hằng số)

W = 1/2 mv2 + mgh

W = Wđ1 + Wt1 = Wđ2 + Wt1= 1/2mv12 + mgh1 + 1/2mv22 + mgh2

Trong đó:

  • Wđ1: Động năng của vật ở vị trí có vận tốc v1
  • Wđ2: Động năng của vật ở vị trí có vận tốc v2
  • Wt1: Thế năng của vật ở độ cao h1
  • Wt2: Thế năng của vật ở độ cao h2

Dựa vào biểu thức trên ta có thể thấy rằng:

Một vật khi rơi tự do, tại thời điểm thế năng cực đại thì động năng bằng 0. Động năng cực đại thì thế năng bằng 0. Động năng tăng thì thế năng giảm. Động năng giảm thì thế năng tăng, nhưng tổng động năng và thế năng là một đại lượng không đổi.

4. Các công thức liên quan định luật bảo toàn năng lượng

4.1. Công thức tính Công

A = F.s.cosα

A là công của lực F (J)

+ F là lực tác dụng vào vật (N)

+ s quãng đường vật dịch chuyển (m)

+ Đơn vị của công là Jun, (kí hiệu là J).

1J = 1N.1m = 1Nm

Bội số của Jun là kilojun (kí hiệu là kJ), 1kJ = 1000J

(Chỉ áp dụng cho trường hợp lực không thay đổi và quỹ đạo thẳng)

4.2. Công suất trung bình

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

Trong đó:

P: công suất (Jun/giây(J/s) hoặc Oát (W))

A: công thực hiện (N.m hoặc J)

t: thời gian thực hiện công (s)

Đơn vị: Oát (W)

1KW = 1000W; 1MW = 1.000.000W

4.3. Công suất tức thời

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

4.4. Các biểu thức liên hệ

  • Động năng:

Liên hệ giữa động năng và công

ΔWđ = Wđ2 –Wđ1 = Ap

(Công của ngoại lực F)

  • Thế năng trọng trường:

Wt = mgz

Liên hệ giữa thế năng trọng trường và công:

ΔWt = Wt1 – Wt2=Ap

Công của trọng lực(rơi):

Ap = mgh

(Khi vật đi lên thì thêm dấu “-“)

Thế năng đàn hồi

Wt=

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6
kx2

Liên hệ giữa thế năng đàn hồi và công:

–ΔWt = Wt1 – Wt2= AFdh

Cơ năng:

W = Wt+ Wđ

Định luật bảo toàn cơ năng:

Wđ1 + Wt1 = Wt2 + Wđ2

(Cơ năng chỉ bảo toàn khi không có ngoại lực khống chế)

Độ cao động năng bằng n lần thế năng:

h=

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

(Nếu thế năng bằng m lần động năng thì thay n=1/m , chỉ áp dụng khi làm bài trắc nghiệm hoặc kiểm tra kết quả)

Hiệu suất:

H=

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

Aci: Công có ích

Atp: Công toàn phần

5. Bài tập minh họa định luật bảo toàn năng lượng

Ví dụ 1: Một vật có m = 10 gam, rơi tự do tại độ cao 5m, vận tốc rơi 13km/h. Tìm cơ năng biết g= 9.8m/s2.

Hướng dẫn giải chi tiết

Áp dụng công thức

W = Wđ+ Wt = mv2 + mgh = 554,8J

Ví dụ 2:Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 10 m/s từ độ cao h so với mặt đất. Khi chạm đất vận tốc của vật là 20 m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Hãy tính độ cao h.

Hướng dẫn giải chi tiết

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

Chọn góc thế năng tại mặt đất (tại N).

Cơ năng tại O (tại vị trí ném vật):

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

Cơ năng tại N (tại mặt đất):

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

Theo định luật bảo toàn cơ năng: W (O) = W (N).

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

Ví dụ 3.Một hòn bi có khối lượng 15 gam được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,4m so với mặt đất.Tính trong hệ quy chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật.

Hướng dẫn giải chi tiết

Chọn gốc thế năng tại mặt đất ta có

Động năng tại lúc ném vật:

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6
J

Thế năng tại lúc ném vật: Wt = mgh = 15/1000.10.1,4 = 0,21 J.

Cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật:

W = Wđ + Wt = 0,12 + 0,21 = 0,33J.

Ví dụ 4: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 5 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cao cực đại của nó.

Hướng dẫn giải chi tiết

Khi vật lên đến độc cao cực đại thì vận tốc sẽ bằng 0 dó đó: v = 0.

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho 2 vị trí bắt đâu ném vật và độ cao cực đại:

W1 = W2 ⇔ Wđ1 + Wt1 = Wđ2 + Wt2.

Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6
Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng lớp 6

--------------------------------------------------