Ví dụ về cấp phép và nhượng quyền

Có nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng, nhượng quyền và cấp phép là hai khái niệm giống nhau và không có sự khác nhau căn bản. Tuy nhiên, về bản chất, nhượng quyền hoàn toàn khác với cấp phép và được ACC giải đáp trong bài viết bên dưới với những tiêu chí nhất định!

Ví dụ về cấp phép và nhượng quyền

Nhượng quyền và cấp phép là 02 khái niệm khác nhau

Nhượng quyền là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:

  • Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
  • Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.

Cấp phép là một mô hình kinh doanh trong đó người cấp phép cấp quyền sử dụng tài sản trí tuệ, nhãn hiệu hoặc sản xuất sản phẩm của công ty cho người được cấp phép, để trả tiền bản quyền. Công ty được cấp phép sau đó thực hiện một khoản đầu tư vốn khổng lồ để bắt đầu hoạt động.

Sự khác biện của nhượng quyền và cấp phép được thể hiện ở trên những khía cạnh cơ bản sau:

  • Nhượng quyền: Doanh nghiệp được nhượng quyền thương mại sẽ sử dụng chính thương hiệu của bên nhượng quyền thương mại; Có thể sử dụng tên thương hiệu và logo của công ty mẹ
  • Cấp phép: Người được cấp phép kinh doanh sẽ không mang thương hiệu của bên cấp phép kinh doanh; Trong hầu hết các trường hợp, người được cấp phép không được phép sử dụng biểu tượng, logo của công ty mẹ, trừ các trường hợp ngoại lệ
  • Nhượng quyền: Một doanh nghiệp khi được nhượng quyền thương mại sẽ đồng thời được hỗ trợ về  nhiều mặt như: đào tạo, tiếp thị và những sự hỗ trợ khác từ phía nhượng quyền thương mại liên tục một khi còn thực hiện việc kinh doanh này.
  • Cấp phép: Bên cấp phép kinh doanh nếu có cũng chỉ nhận được rất ít sự hỗ trợ từ phía công ty cấp phép ngoại trừ những nguồn cung cấp hàng hóa, sản phẩm để bán.
  • Nhượng quyền: Doanh nghiệp hay cá nhân được nhượng quyền thương mại trên cơ sở độc quyền hay bán độc quyền đối với sản phẩm dịch vụ của bên nhượng quyền kinh doanh và mức độ tiêu chuẩn dù là nhỏ nhất cũng được thiết lập bởi bên nhượng quyền kinh doanh.
  • Cấp phép: Doanh nghiệp hay cá nhân được cấp phép thông thường có thể kinh doanh một loạt các dòng sản phẩm và dịch vụ khác nhau – và trong một vài trường hợp những sản phẩm hay dịch vụ này có thể cạnh tranh lẫn nhau.
  • Nhượng quyền: Bên được nhượng quyền kinh doanh thường sẽ phải trả một khoản phí tiền bản quyền kinh doanh liên tục theo thời gian kinh doanh được tính trên lượng doanh thu thu được từ kinh doanh.
  • Cấp phép: Đối với cấp phép cơ hội kinh doanh thì việc trả phí lại không được tính theo doanh số bán mà người ta lại tính thẳng vào giá của các sản phẩm và dịch vụ nguyên liệu đầu vào mà bên cấp phép cung cấp.

Toàn bộ nội dung trên đây của chúng tôi là tổng hợp về Phân biệt nhượng quyền và cấp phép đầy đủ, chi tiết 2021. Để tạo thuận lợi tốt nhất cho các chủ thể có nhu cầu, hãy đến với Luật ACC để nhận được những thông tin tư vấn tốt nhất. Chỉ cần quý khách hàng cung cấp thông tin qua zalo, hotline, mail, chúng tôi sẽ liên hệ và thông tin sớm nhất!

  • Hotline tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Mail:

Nhượng quyền thương mại diễn ra khá phổ biến hiện nay. Song nhiều người chưa rõ về hoạt động này.

Chính vì vậy, trong bài viết này, TBT Việt Nam sẽ gửi tới bạn đọc các ví dụ về nhượng quyền thương mại. Mong rằng, Quý vị sẽ có thêm các thông tin tham khảo, từ đó hiểu rõ hơn về hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định pháp luật và trên thực tế.

Nhượng quyền thương mại là gì ?

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Ví dụ về cấp phép và nhượng quyền

Ví dụ về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ?

Một số ví dụ về nhượng quyền thương mại trên thực tế tại Việt Nam như sau:

– Nhượng quyền thương hiệu Cà phê Trung Nguyên

Năm 1996, Cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên chính thức ra đời tại Buôn Mê Thuộc.

Để giới thiệu và quảng bá thương hiệu đến nhiều người tiêu dùng, năm 1998, Công ty Trung Nguyên mở quán cà phê đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, cũng từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện khắp mọi nơi trên toàn quốc.

Năm 2000 là dấu mốc phát triển nhảy vọt của thương hiệu Trung Nguyên vì đã hiện diện tại Hà Nội, các tỉnh khác tại Việt Nam và cũng lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản, tiếp theo đó là những nước như: Mĩ, Sin-ga-po, Thái Lan, Trung Quốc,… Tính đến năm 2013 đã có gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và hơn 50 Quốc gia trên thế giới.

Với vai trò của hoạt động chuyển nhượng thương hiệu thì cà phê thương hiệu Trung Nguyên đã được đã được nhiều người ưa chuộng, thị trường tiêu thụ lan rộng tại trong nước và nước ngoài.

– Nhượng quyền thương hiệu Bánh mì Tuấn Mập

Để nhượng quyền thương hiệu Bánh mì Tuấn Mập, bên được chuyển nhượng cần chuẩn bị mặt bằng và vốn đầu tư 380 triệu đồng cho bánh mì chả bò và thêm 120 triệu nữa cho bánh mì heo (vịt) quay.

Còn bên nhượng quyền hỗ trợ tư vấn lựa chọn mặt bằng kinh doanh (nếu cần), hướng dẫn thiết kế poster, đồng phục, bao bì, nhãn mác, hàng hóa theo tiêu chuẩn của cửa hàng Tuấn Mập.

Bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn cung cấp nguyên liệu, hướng dẫn cách thức chung của sản phẩm và thực hiện các chiến dịch quảng bá chung cho chuỗi cửa hàng.

Bánh mì Tuấn Mập gặt hái thành công ở thị trường Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… với hệ thống khoảng 40 cửa hàng. Bên cạnh đó Bánh mì Tuấn Mập còn kinh doanh xôi gà, chả bò… và các món ăn nhanh khác.

Ví dụ về nhượng quyền thứ cấp ?

Nhượng quyền thứ cấp là hoạt động thương mại mà bên được nhượng quyền thứ cấp phải thanh toán một khoản phí để được nhượng quyền kinh doanh trên một vị trí địa lý nhất định.

Ví dụ về nhượng quyền thứ cấp: nhượng quyền thương hiệu KFC tại Việt Nam

KFC nổi tiếng khắp toàn cầu nhờ vào sản phẩm gà rán.

Hiện tại đang có mặt trên 118 quốc gia khác nhau, chiếm 50% thị trường fast food trên thế giới với số lượng hơn 14.000 cửa hàng. KFC là thương hiệu thức ăn nhanh và quá quen thuộc với người tiêu dùng trên thế giới.

Vào cuối năm 1997, KFC xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, tuy bị lỗ 7 năm đầu kinh doanh tại đây nhưng sau đó nhờ vào những chiến lược hợp lý, KFC đã phát triển tới hơn 140 cửa hàng, có mặt tại 19 địa điểm khắp nơi ở Việt Nam.

Chi phí nhượng quyền thương hiệu cho KFC khoảng từ 1.300.000 – 2.500.000 USD

Như vậy, ở đây Bên nhận nhượng quyền ( bên được nhượng quyền thứ cấp ) phải thanh toán một khoản phí 1.300.000 – 2.500.000 USD  cho bên nhượng quyền là KFC để được nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam .

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc và tư vấn về nhượng quyền thương mại là gì, nêu một vài ví dụ về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam mà TBT Việt Nam muốn gửi tới Quý độc giả tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn thêm liên hệ chúng tôi qua số 1900 6560.