Ví dụ về âm vị trong tiếng Việt

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Âm vị học tiếng Việt.

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}

Thanks for reporting this video!

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you're using HTTPS Everywhere or you're unable to access any article on Wikiwand, please consider switching to HTTPS (https://www.wikiwand.com).

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you are using an Ad-Blocker, it might have mistakenly blocked our content. You will need to temporarily disable your Ad-blocker to view this page.

This article was just edited, click to reload

This article has been deleted on Wikipedia (Why?)

Back to homepage

Please click Add in the dialog above

Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog

Please click Open in the download dialog,
then click Install

Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install

{{::$root.activation.text}}

Install on Chrome Install on Firefox

Ví dụ về âm vị trong tiếng Việt

Bảng hệ thống âm đầu tiếng Việt

3.2. Hệ thống âm đệm

Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.

3.3. Hệ thống âm chính

Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính:

/i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/

Ví dụ về âm vị trong tiếng Việt

Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt

3.4. Hệ thống âm cuối

Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.

Ví dụ về âm vị trong tiếng Việt

Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt

3.5. Hệ thống thanh điệu

Tiếng Việt có 6 thanh điệu.

Ví dụ về âm vị trong tiếng Việt

Ví dụ về âm vị trong tiếng Việt

Ví dụ về âm vị trong tiếng Việt

Quy luật hình thành thanh điệu tiếng Việt

Trong quá trình lịch sử phát triển của mình, nhóm ngôn ngữ Việt Mường đã có một chuyển đổi quan trọng mang tính quy luật: ban đầu chúng là những ngôn ngữ/ phương ngữ không thanh điệu, về sau hệ thống thanh điệu xuất hiện và có diện mạo như ngày nay. Chuyển đổi mang tính quy luật này thường được các nhà nghiên cứu gọi là quy luật hình thành thanh điệu và do A.G. Haudricourt giải thích từ năm 1954. Sơ đồ dưới đây cho chúng ta biết rằng sự xuất hiện các thanh xảy ra là do các biến đổi của âm cuối (rụng đi) và phụ âm đầu (lẫn lộn vô thanh với hữu thanh).

Bản chất của quá trình này là vấn đề đường nét các thanh điệu có liên quan đến cách kết thúc âm tiết. Bản chất của quá trình này cũng là sự xuất hiện âm vực của từ và sau đó là độ cao của thanh điệu nhằm giải quyết mối tương ứng hữu thanh và vô thanh lẫn lộn.

Sơ đồ về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt
Đầu công nguyên
(không thanh)
Thế kỉ thứ VI
(ba thanh)
Thế kỉ XII
(sáu thanh)
Ngày nay
pa pa pa ba
sla, hla hla la la
ba ba
la la
pas, pah pả bả
slas, hlah hlà lả lả
bas, bah
las, lah
pax, pa?
slax, ba? hlá
bax, ba? pạ bạ
lax, la? lạ lạ

Đọc thêm: Mai Ngọc Chừ (vc). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 1997, trang 91–105

• Định nghĩa 1 • Định nghĩa 2 • Định nghĩa 3

Hiện nay có 3 cách định nghĩa âm vị:

1. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có giá trị khu biệt nghĩa.

Ví dụ: {dan} và {tan} là hai từ tiếng Việt.

Bước 1.

Tìm sự đồng nhất âm vị học: {dan} và {tan}

1. Rdan ≡ Rtan ([an])

2. Tdan ≡ Ttan ([Ø (1)])

(Bằng các thủ pháp âm vị học, chúng ta tìm ra được các âm vị theo định nghĩa 1)

Bước 2.

Tìm sự khác biệt âm vị học: {dan} và {tan}

[d-] ≠ [t-]

Bước 3.

{dan} ≠ {tan}

Khẳng định nghĩa của hai vế trong cặp độc lập là khác nhau: Sdan ≠ Stan

Kết luận:

[d] ≠ [t] => Sdan ≠ Stan

/d/ và /t/ là hai âm vị của tiếng Việt.

Dưới âm vị không còn gì khác nữa. Nếu chia nhỏ nữa, ta không thu được gì cả. Chính vì vậy, sự khác nhau của vỏ từ (cái biểu hiện) là nguyên nhân duy nhất của sự khác biệt về nghĩa giữa hai từ. Vì không thể phân tách tiếp, lại góp vào sự khu biệt nghĩa của từ nên hai âm /d/ và /t/ trong trường hợp này là hai âm vị của tiếng Việt. Bởi vì, mỗi âm vị không mang nghĩa tự thân, nên người ta gọi âm vị là đơn vị duy nhất trong ngôn ngữ chỉ có một mặt. Và được gọi là đơn vị một mặt để phân biệt với các đơn vị khác của ngôn ngữ là đơn vị hai mặt. Các đơn vị hai mặt là các đơn vị thoả mãn định nghĩa tín hiệu của Saussure. Ví dụ như, từ có cái biểu hiện là vỏ âm thanh của từ và cái được biểu hiện là nghĩa của từ; hình vị có cái biểu hiện là vỏ hình vị và cái được biểu hiện là nghĩa của hình vị; câu có cái biểu hiện là chuỗi các từ được sắp xếp một cách có trật tự, còn cái biểu hiện là nghĩa thông báo mà câu đó hàm chứa. Từ, hình vị, câu,… là những đơn vị ngôn ngữ hai mặt gồm cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Trong khi đó, âm vị không có đặc điểm hai mặt này vì mỗi âm vị đều không có cái được biểu hiện.

Xem thêm: Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

Âm vị là một đơn vị một mặt, không mang nghĩa tự thân, nhưng vì nó khu biệt nghĩa giữa các từ, nên người ta gọi âm vị là đơn vị ngôn ngữ học hướng tới nghĩa chứ không mang nghĩa. Hay nói một cách khác, gọi là đơn vị tiền tín hiệu.

Định nghĩa 1 về âm vị là định nghĩa cổ điển trong âm vị học. Định nghĩa này có nguồn gốc từ trường phái âm vị học Praha của N. Trubetskoy, R.Jakobson.

Đọc tiếp:

  • Khái niệm âm vị (phần hai)
  • Khái niệm âm vị (phần ba)