Vay theo lương vietcombank 2023

Từ đầu tháng 4.2021, Vietcombank đồng loạt triển khai các gói ưu đãi lãi suất hấp dẫn dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (khách hàng SME) có nhu cầu vay vốn.

Vay theo lương vietcombank 2023
Lãi suất cho vay ưu đãi tại Vietcombank hiện chỉ từ 6,79%/năm trong 6 tháng đầu tiên hoặc 7,29%/năm trong 12 tháng đầu tiên. Ảnh: N.H

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa quyết định triển khai đồng loạt các chương trình ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vay vốn tại ngân hàng.

Ngân hàng Vietcombank cho hay, nhận thấy lãi suất là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng khi vay vốn nên ngân hàng vừa quyết định triển khai chiến dịch “Đến Vietcombank, vay nhanh, lãi thấp” với hàng loạt các chương trình lãi suất ưu đãi đáp ứng cho các nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng.

Vay theo lương vietcombank 2023
Khách hàng có thể vay vốn với nhiều lựa chọn lãi suất và đa dạng mục đích sử dụng tại Vietcombank. Ảnh: N.H

Chương trình cho vay này mang đến cho các khách hàng nhiều lựa chọn về lãi suất cho vay, đồng thời đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng từ mua sắm, kinh doanh cá nhân đến nhu cầu bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh.

Theo đó, chương trình lãi suất cạnh tranh được triển khai từ ngày 1.4.2021 với lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 6,79%/năm trong 6 tháng đầu tiên hoặc 7,29%/năm trong 12 tháng đầu tiên, giúp mọi đối tượng khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận khoản vay tại Vietcombank.

Cùng thời điểm trên, để giúp khách hàng vay chủ động được trong kế hoạch tài chính cá nhân hay kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp của mình, Vietcombank triển khai chương trình An tâm lãi suất 2021 với mức lãi suất vay được cố định trong các kỳ hạn dài như 18 tháng, 2 năm, 3 năm, 5 năm và cả những kỳ hạn đặc biệt lên tới 7 năm và 10 năm.

Đặc biệt, các khách hàng cá nhân nhận lương qua Vietcombank sẽ được vay vốn với mức lãi suất giảm 0,1%/năm so với lãi suất vay thông thường.

Vay theo lương vietcombank 2023
Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh có thể vay vốn bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh tại Vietcombank với mức lãi suất “siêu ưu đãi’ chỉ 5,7%/năm. Ảnh: N.H

Trước đó, ngay từ những ngày đầu năm 2021, Vietcombank cũng chính thức triển khai chương trình lãi suất ưu đãi đối với sản phẩm Cho vay kinh doanh tài lộc dành cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh với mức lãi suất “siêu ưu đãi’ chỉ 5,7%/năm.

Đại diện ngân hàng Vietcombank chia sẻ, các chương trình lãi suất nêu trên áp dụng cho các nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng cá nhân (mua ô tô, mua nhà, xây sửa nhà, tiêu dùng cá nhân, sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở lưu trú du lịch, đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái …) và khách hàng SME (bổ sung vốn lưu động, mua ô tô, mua nhà ở, bổ sung vốn trung hạn, đầu tư cơ sở lưu trú du lịch, đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái)

Với các chương trình trên, ngay từ bây giờ, khách hàng có thể đến gần 600 điểm giao dịch của Vietcombank trên toàn quốc để được tư vấn về các chương trình lãi suất phù hợp nhất.

Các khảo sát thị trường cho thấy, nhờ các đợt giảm mạnh lãi suất cho vay từ năm 2020 đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay phổ biến ở mức 5-6%/năm và 7-8%/năm trung dài hạn (trong sáu tháng hoặc một năm đầu). Riêng lãi suất cho vay của khối ngân hàng thương mại cổ phần cao hơn một chút so với các ngân hàng quốc doanh.

Các mức lãi suất ưu đãi tại Vietcombank theo đó thấp hơn nhiều mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường hiện nay.

Vay theo lương vietcombank 2023

Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng đồng bộ, linh hoạt

Chính sách hỗ trợ lãi suất là một trong những nội dung tại Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ được ban hành tại Quyết định số 422/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

Mục đích của Kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng; kế hoạch hành động bám sát các quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết số 11; nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng để nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, giải pháp và đạt mục tiêu đề ra.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch là điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đồng thời, triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

Bên cạnh đó, tăng vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và tiếp tục xử lý nợ xấu: Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank; theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý của NHNN.

Kế hoạch cũng nêu rõ, trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nêu trên, các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổ chức triển khai quyết liệt kế hoạch hành động; thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình triển khai của đơn vị; chỉ đạo xử lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chỉ đạo triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu đề ra…/.