Vạn pháp duy tâm tạo là gì

Vạn pháp duy tâm tạo là gì

Vạn pháp duy tâm tạo là gì

Ta Bà là thế giới bên ngoài. “Tây Phương Cực Lạc” là thế giới của Tự Tâm.

Bạn đang xem: Vạn pháp duy tâm tạo

Khi nào chúng ta không còn bị cảnh giới bên ngoài chi phối nữa, thì thế giới của Tự tâm “Tây Phương Cực Lạc” liền hiện ra. Chúng ta hãy nhìn vào bức tranh Thập Pháp Giới Đồ, thì sẽ thấy chính giữa bức tranh là một cái Tâm.

Cái Tâm tượng trưng Chân Tâm hay Nhất Tâm. Rời khỏi cái tâm ấy thì sẽ ra sao ? Lập tức rơi vào thập phương pháp giới ! Bức tranh Thập Pháp Giới Đồ cho ta thấy : Tâm ở chính giữa biến ra mười pháp giới xung quanh nó, nhằm biểu thị ý nghĩa “vạn pháp duy tâm”, hay còn gọi là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến

Thế giới Sa Bà do tâm này biến ra, thế giới Cực Lạc cũng do tâm này biến ra. Chúng ta muốn nó biến như thế nào, thì nó sẽ lập tức biến ra như thế đó, chẳng sai trật một li, một tí. Vấn đề là chúng ta có thấy hay không ? Nếu chúng ta thấy rõ ràng rành rẽ như vậy thì gọi là triệt khai triệt ngộ. Nếu chúng ta không thấy được những thứ rõ ràng trước mắt như vậy, thì gọi là bất giác, là mê.Tâm năng biến chỉ là một, nhưng lại có thể biến thành Sa Bà, có thể biến thành Cực Lạc, hoặc có thể biến thành mười pháp giới.

Do vậy, kinh Hoa Nghiêm mới nói tới Nhất Chân pháp giới. Vậy, Nhất Chân pháp giới là gì? Nhất Chân pháp giới chính là Tự Tâm, cái được biểu tượng bằng một điểm chính giữa (tâm) của Thập Pháp Giới Đồ.Phàm phu chúng ta do mê mất Tự Tâm, nên lầm tưởng cảnh giới bên ngoài là pháp giới, nên mới có mười pháp giới hiện ra; chớ thật ra, pháp giới chẳng phải chỉ có mười, “mười” là biểu thị pháp, biểu thị ý nghĩa vô tận. Sau khi mê mất Tự Tâm, pháp giới hiện ra là vô cùng vô tận; chớ chẳng phải chỉ có mười pháp giới.

Sau khi giác ngộ Tự Tâm, pháp giới bèn chỉ là một, chỉ có Nhất Chân pháp giới, chỉ có Tự Tâm. Vì thế, y báo và chánh báo của cõi Sa Bà hoàn toàn thuộc trong Cực Lạc nơi Tự Tâm.Kinh Vô Lượng Thọ là Thuần Viên Giáo. Do đó, người học kinh điển này muốn giác ngộ Tự Tâm, đạt đến cảnh giới Nhất Chân thì phải lìa hết thảy các tướng, chỉ quy về Pháp tánh. Tuy Lý của kinh này chỉ là một, chỉ là “Nhất Tâm”, nhưng vì đối tượng thính chúng căn tánh khác nhau, nên đức Phật thuyết pháp có nhiều chỗ sai khác để thích hợp trọn khắp ba căn, dưới từ ác đạo chúng sanh (ngay cả chúng sanh trong địa ngục A Tỳ cũng được bao gồm trong ấy) trên đến các bậc Đẳng Giác Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc v.v….; lợi căn lẫn độn căn đều bao gồm trong chỉ một bộ kinh này.

Xem thêm: Để Luôn Yêu Đời Hơn Hãy Biết Cách Tự Tạo Niềm Vui Trong Cuộc Sống

Thử hỏi, trong Tam Tạng Mười Hai Bộ Kinh, có kinh nào thuần viên đến mức như vậy chứ ! Thật vậy, chúng ta đọc kinh này sẽ thấy, kinh chẳng những chỉ nói đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, mà còn nói đến mười pháp giới khác, không có pháp giới nào chẳng được bao gồm trong bộ kinh này; đấy mới chính thực là giáo nghĩa Viên Giáo cực viên cực đốn, chẳng bỏ sót một pháp giới nào hết, mà Lý thì chỉ quy về một pháp “Nhất Tâm.”

Tính từ xưa đến nay, Tịnh Độ Tông tổng cộng có mười ba đời tổ sư, nhưng thành tựu đặc thù nhất thì chỉ có ba vị đại sư. Vị thứ nhất là vị sáng lập Tịnh độ tông, Huệ Viễn đại sư đời Tấn, vị thứ hai chấn hưng Tịnh Độ lần nữa là Vĩnh Minh Diên Thọ. Về sau, Tịnh Độ tông được truyền được mấy trăm năm lại dần dần suy vi, Liên Trì đại sư lại chấn hưng Tịnh Độ một lần nữa. Đây là ba vị đại sĩ lỗi lạc nhất của Tịnh Độ Tông.Vì sao ba vị tổ sư ấy là lỗi lạc nhất ? Vì trong tình hình thời ấy, Thiền tông vô cùng thịnh hành, thế lực của Thiền tông rất mạnh, ai nấy xúm xít học Thiền, các Ngài phải hết sức mềm mỏng, uyển chuyển hoằng truyền Tịnh độ mới chẳng thể mích ling người khác

.Ngài Huệ Viễn đại sư sáng lập Tịnh độ tông ở Trung Hoa, trong thời đại ấy, chẳng phải là chuyện dễ dàng. Tổ cùng 123 vị đồng tu ẩn mình trong núi Lô Sơn niệm Phật, đắc Lý Nhất Tâm Bất Loạn, tận mắt thấy thánh tướng của Tây Phương Tam Thánh hiện ra để làm gì ? Thật thà mà nói, là để chứng minh cho bọn phàm phu mắt thịt chúng ta biết Tây Phương Tịnh độ là thật, A Di Đà Phật hiện thân tiếp dẫn là thật, chớ chẳng phải là chuyện thần thoại như người ta phê phán. Các Ngài thấy A Di Đà Phật và cõi nước ấy bằng Chân Tâm, chúng ta chẳng biết dùng Chân Tâm, lại muốn dùng con mắt thịt để thấy, thì làm sao có thể thấy đây ? Vì chẳng thấy, rồi cho là không có, nên sanh lòng chống báng Tịnh độ; cho nên, Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ phải nói “có Thiền, có tịnh như hổ mọc thêm sừng” trước khi nói ra ý nghĩa chân thật từ đái lòng của Ngài là “Không Thiền, có Tịnh độ, muôn người tu, muôn người vãng sinh

.Tương tự như thế, trong Di Đà Sớ SaoNgài Liên Trì đại sư cũng chẳng dám nói thẳng Tịnh độ pháp môn là Thuần Viên, Cực Viên Cực Đốn; nếu nói như vậy nhất định người tu Thiền sẽ phản đối, nên Ngài đành phải nói Tịnh độ pháp môn là Một Phần Thuần Viên, rồi lại dùng kinh Hoa Nghiêm và kinh Pháp Hoa để đề cao địa vị kinh Di Đà, để mọi người chẳng thể phủ nhận rằng kinh Di Đà của Tịnh độ cũng là kinh Thuần Viên trong Viên Giáo !Thật sự các Ngài đều biết rõ kinh Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ là kinh Viên nhất trong các kinh Viên Giáo, là kinh Đốn nhất trong các kinh Đốn Giáo ! Nhưng các Ngài chẳng dám nói ra sự thật này một cách thẳng thắng; vì sao ? Hễ nói ra sự thật, liền có người phỉ báng, chống đối, thậm chí họ còn ra sức phá hoại sự nghiệp hoằng truyền Tịnh độ pháp môn

.Hiện nay là xả hội dân chủ, ngôn luận tự do, ai nấy đều có quyền nói ra ý nghĩ của mình, chẳng cần biết đúng hay sai, thích thì cứ nói, chẳng ai có quyền can thiệp quyền tự do phát biểu ý kiến của mình. Nhưng thuở xa xưa ấy thì khác hẵn, chẳng được như vậy ! Lúc đó, áp lực trong giới Phật giáo rất sâu, các chư Tổ sư của Tịnh Độ phải chịu sức ép trầm trọng của Thiền tông, nên các Ngài chỉ có thể nói, kinh Tịnh Độ là “Phần Viên”, tức là trong kinh Tịnh độ có một phần thuộc về tư tưởng Viên Giáo, có một phần là lý luận Viên Giáo, chớ các Ngài chẳng dám nói là “Thuần Viên.

Trên thực tế, pháp môn Tịnh Độ là một giáo pháp viên đốn nhất trong tất cả các pháp viên đốn, vì sao ? Vì sau khi Liên Trì Đại Sư đã thành công phục hưng Tịnh Độ, Ngài Ngẫu Ích đại sư là người kế thừa, liền đem chủ ý của Liên Trì đại sư ra để tuyên bố khắp đại chúng. Trong Kinh Di Đà Yếu GiảiTổ Ngẫu Ích đại sư bảo: Kinh Di Đà là “Hoa Nghiêm áo tạng, Pháp Hoa bí tủy”. Dịch nghĩa là: Kinh Di Đà là tạng pháp sâu xa, nhiệm mầu của Hoa Nghiêm, là tinh tủy kín nhiệm của Pháp Hoa.  Đấy là Ngài Ngẫu Ích Đại Sư đã đề cao kinh Di Đà, vượt trỗi hơn Kinh Hoa Nghiêm và Pháp Hoa. Chúng ta cũng nên biết Kinh Di Đà được coi là Tiểu Bổn của Kinh Vô Lượng Thọ.

Xem thêm: Top 10 Nhà Hàng Chay Quận 1 9 Quán Ăn Chay Quận 1 Ngon, Nổi Tiếng Nhất

Các Đại Sư Liên Trì, Ngẫu Ích đề cao kinh Di Đà cũng chính là đề cao kinh Vô Lượng Thọ vậy !Chúng ta phải hiểu, nếu không có cơ sở do Liên Trì đại sư đã bồi đắp tốt đẹp, Tổ Ngẫu Ích cũng chẳng dám nói ra những lời như thế ! Giống như trong việc xây dựng bảo tháp, Liên Trì đại sư đã đặt vững nền tảng, nên tổ Ngẫu Ích mới có thể xây cao lên, lúc ấy nghĩa chân thật của Tịnh độ pháp môn mới là hoàn toàn hiển lộ.Trong Di Đà Kinh Yếu Giải, Tổ Ngẫu Ích đại sư nói đơn giản, thẳng thừng và quyết định:

Kinh Di Đà chẳng khác kinh Hoa Nghiêm, Lý Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại, là chỗ quy túc cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm là “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”; đấy chính là cốt lỗi của kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ vậy !Ngày nay, nếu chúng ta không có những cơ sở Kinh, Luận, Chú Giải đồ sộ trong pháp môn Tịnh Độ do các Ngài để lại, thì chúng ta cũng chẳng dám tùy tiện tán thán pháp môn Tịnh Độ đến mức cùng cực như thế này.