Văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo lý thuyết)

Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [Tiếp theo] để nắm được một số đặc trưng tiêu biểu của ngôn ngữ sinh hoạt. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và thú vị từ bài giảng.

Tóm tắt bài

1.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

a. Tính cụ thể

  • Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể. Trong đoạn hội thoại đã dẫn, tính cụ thể biểu hiện ở các mặt sau đây:
    • Có địa điểm và thời gian cụ thể
    • Có người nói cụ thể
    • Có người nghe cụ thể
    • Có đích lời nói cụ thể
    • Có cách diễn đạt cụ thể qua việc dùng từ ngữ

→ Dấu hiệu đặc trưng nhất của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, về con người và cách nói năng, từ ngữ diễn đạt

b. Tính cảm xúc

  • Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc, trong đoạn hội thoại đã dẫn, tính cảm xúc biểu hiện ở các mặt sau đây:
    • Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu:
      • Giọng thân mật trong thông tin, kêu gọi, thúc giục
      • Giọng thân mật, yêu thương qua lời khuyên bảo của người mẹ
      • Giọng thân mật trong sự trách móc, trong so sánh
      • Giọng quát nạt bực bội của ông hàng xóm
      • Những từ ngữ có  tính khẩu ngữ thể hiện cảm xúc rõ rệt như: gì mà, gớm, lạch bà lạch bạch, chết thôi...
      • Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc [câu cảm thán, câu cầu khiến], những lời gọi đáp, trách mắng...

→ Dấu hiệu đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cảm xúc. Không có một lời nói nào nói ra lại không mang tính cảm xúc

  • Lưu ý:
    • Tính cảm xúc gắn liền với ngữ điệu
    • Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm lời như vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy, ngôn ngữ hội thoại gắn với các phương tiện giao tiếp đa kênh
    • Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cảm xúc mà hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn những gì được nói ra.

c. Tính cá thể

  • Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, ngoài giọng nói thì cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi người cũng thể hiện tính cá thể: mỗi người thường vó vốn từ ngữ ưa dùng riêng, có những cách nói riêng,... 
  • Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng, ta có thể biết được lời nói của ai, thậm chí đoán biết được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương của họ
  • Lời nói là vẻ mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người để phân biệt người này với người khác, người quen hay kẻ lạ, thậm chí người tốt với người xấu

"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

1. Tính cụ thể

2. Tính cảm xúc

3. Tính cá thể

Quảng cáo

Bài 1 [Trang 127 sgk ngữ văn 10 tập 1]

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:

- Tính cụ thể:

   + Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí

   + Cụ thể về người nói, mục đích nói [nhân vật tự nhủ với bản thân]

   + Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách

- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã [nghĩ gì đấy Th. ơi?; Đáng trách quá Th ơi]

Quảng cáo

- Tính cá thể

   + Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.

Bài 2 [trang 127 sgk ngữ văn 10 tập 1]

Từ ngữ xưng hô: ta, cô, anh, mình phổ biến trong giao tiếp đời thường

- Ngôn ngữ đối thoại: thân mật, yêu thương [Mình về có nhớ ta chăng/ Lại đây đập đất trồng cà với anh.]

Quảng cáo

- Thể thơ lục bát dễ nhớ

- Lời nói gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, gần gũi bình dị nhưng cũng tế nhị sắc sảo.

Tính cảm xúc: cả hai câu ca dao đều thể hiện tình cảm, lời tỏ tình dí dỏm

Bài 3 [trang 127 sgk ngữ văn 10 tập 1]

Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, có sự hô đáp, luân phiên giữa người nói người nghe

   + Tính chất điệp ngữ, điệp từ phổ biến trong sử thi: ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về/ Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói.

   + Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, mang đậm sử thi

   + Cách nói ví von, gắn chặt với sự vật, hoạt động trong đời sống thường ngày

   + Đoạn sử thi có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn về phong cách sinh hoạt.

Bài giảng: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] - Cô Trương Khánh Linh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Soạn văn 10 tập 1 tuần 14 [trang 125]

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo], giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Dưới đây là nội dung chi tiết của tài liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.

Soạn văn 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo]

1. Tính cụ thể

Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể. Biểu hiện ở:

  • Có địa điểm và thời gian cụ thể.
  • Có người nói cụ thể
  • Có người nghe cụ thể
  • Có đích lời nói cụ thể.
  • Có cách diễn đạt cụ thể qua việc dùng từ ngữ [kèm theo ngữ điệu] phù hợp với đối thoại: từ ngữ hô gọi, khuyên bảo thân mật, cấm đoán, quát nạt, cách ví von, miêu tả…

=> Cụ thể về hoàn cảnh, về con người và cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.

2. Tính cảm xúc

Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc. Biểu hiện ở:

- Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu:

  • Giọng thân mật trong thông tin, kêu gọi, thúc giục.
  • Giọng thân mật, yêu thương trong lời khuyên bảo.
  • Giọng thân mật trong sự trách móc, so sánh.
  • Giọng quạt nạt bực bội của ông hàng xóm.

- Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt.

- Những câu giàu sắc thái cảm xúc [cảm thán, cầu khiến], những lời gọi đáp trách mắng…

=> Không có một lời nói nào nói ra lại không mang tính cảm xúc.

3. Tính cá thể

- Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, ngoài giọng nói thì cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi người cũng thể hiện tính cá thể: mỗi người thường có vốn từ ngữ ưa dùng riêng, có những cách nói riêng… Qua giọng nói, từ ngữ và cách nói quen dùng ta có thể biết được lời nói của ai, thậm chí đoán được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương… của họ.

- Lời nói là vẻ mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người để phân biệt người này với người khác, người quen hay kẻ lạ, thậm chí người tốt với người xấu.

Tổng kết:

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày.
  • Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.

III. Luyện tập

Câu 1. Đọc đoạn nhật kí trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

b. Theo anh [chị], ghi nhật kí có lợi ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?

Gợi ý:

a.

- Tính cụ thể:

  • Thời gian và địa điểm cụ thể: đêm ngày 8 - 3 - 69, trong căn phòng ở giữa rừng.
  • Có ngư­ời nói, mục đích nói: nhân vật tự nhủ với mình.
  • Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi [ơi], những lời tự nhủ [nghĩ gì đấy], lời tự trách [đáng trách quá].

- Tính cảm xúc:

  • Giọng thủ thỉ tâm tình: “Nghĩ gì đấy Th. ơi?”
  • Giọng tự trách: “Đáng trách quá Th. ơi!...”

- Tính cá thể: Đây là một đoạn trong nhật kí, người viết tự đối thoại với chính mình. Qua giọng văn, có thể đoán đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b. Ghi nhật kí có thể phát triển được khả năng diễn đạt, củng cố và bổ sung vốn từ của người viết.

Câu 2. Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao dưới đây.

a.

Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

- Tính cụ thể:

  • Hoàn cảnh nói: một cuộc chia tay.
  • Người nói cụ thể: ta; người nghe cụ thể: mình
  • Đích lời nói cụ thể: “ta” hỏi “mình” về có còn nhớ ta.
  • Cách diễn đạt: ngôn ngữ thân mật và dân dã [mình, ta, chăng, hàm răng].

- Tính cảm xúc:

  • Giọng điệu luyến l­ưu, nhung nhớ.
  • Từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: nhớ ta, ta nhớ…

- Tính cá thể: Câu thơ là lời của đồng bào Việt Bắc nói với chiến sĩ cách mạng trong buổi chia tay.

b.

Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.

- Tính cụ thể:

  • Người nói cụ thể: chàng trai, người nghe cụ thể: cô gái.
  • Đích lời nói cụ thể: lời tỏ tình trong lao động.
  • Hoàn cảnh nói: một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể [đập đất trồng cà].
  • Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi [Hỡi cô], lời miêu tả có tính trêu đùa [yếm trắng lòa xòa].

- Tính cảm xúc: Giọng điệu thân mật, những từ ngữ có tính khẩu ngữ như: hỡi cô, với anh…

- Tính cá thể: Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.

Câu 3. Đoạn đối thoại trong SGK mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thoại hàng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó.

  • Có nhiều yếu tố thừa so với ngôn ngữ hằng ngày như các từ: ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ…
  • Sử dụng các điệp từ, điệp ngữ: “Ai… Ai…”, “Ơ… Ơ…”.
  • Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, giọng điệu hào hùng và mang màu sắc sử thi.

=> Các yếu tố khác biệt này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì cho cái không khí của sử thi.

Cập nhật: 19/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề