Vai trò của trí thức đối với sự phát triển của văn hóa cho ví dụ chứng minh

Ngay từ năm 1442, khi danh sĩ Thân Nhân Trung được giao soạn bài văn bia cho bia tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã nêu bật tầm quan trọng của nhân tài với câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Điều đó có nghĩa, sự trường tồn của một quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi người trong quốc gia đó. Đây là những ý niệm rất rõ ràng về hiền tài, về giới trí thức. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, trí thức Việt Nam có những đóng góp quan trọng trong tất cả lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, quốc phòng, an ninh...

Vai trò của trí thức đối với sự phát triển của văn hóa cho ví dụ chứng minh

Ảnh minh họa. Nguồn: toquoc.vn 

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách để xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết đề ra mục tiêu: “Đến năm 2020 xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới”. Tại Đại hội XII, Đảng ta cũng đưa ra phương hướng nhiệm vụ phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2016-2020 là: “Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước...”. Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, nhất là nhiệm kỳ Đại hội XII, trí thức Việt Nam đã phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng, hình thành một đội ngũ trí thức hùng hậu, chiếm tỷ lệ đặc biệt quan trọng trong cơ cấu giai cấp xã hội ở Việt Nam.

Trí thức Việt Nam xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là từ công nhân và nông dân; phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo cả trong và ngoài nước. Đội ngũ trí thức nước ta có tinh thần yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Bằng hoạt động sáng tạo, trí thức nước ta đã có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ban hành trong những năm qua đã tạo ra những chuyển biến rất tích cực, góp phần tạo động lực cho sự phát triển của đội ngũ trí thức, để giới trí thức có thể đóng góp tốt hơn cho quá trình đổi mới, phát triển đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ trí thức Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, với tính năng động, sáng tạo ngày càng thể hiện rõ trong mỗi bước tiến triển đi lên của đất nước. Điều này được minh chứng qua việc chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam liên tục được cải thiện, đến năm 2019 đã đứng vị trí thứ 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, tăng mạnh so với vị trí thứ 71 của năm 2014.

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, cả nước đã tăng hơn 3,7 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Đội ngũ trí thức Việt Nam đã tăng thêm khoảng 2,8 triệu người. Lĩnh vực văn học-nghệ thuật có hơn 43.000 văn nghệ sĩ, đa phần đã qua đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; không ít văn nghệ sĩ có trình độ cao, tạo được hiệu ứng xã hội tốt. Trong các lĩnh vực đặc biệt như quốc phòng, so với năm 2008, số lượng trí thức đã tăng 68%, có những đơn vị như Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội đã tăng 200%... Ngoài trí thức trong nước còn có khoảng hơn 400.000 trí thức Việt kiều (trong đó có hơn 6.000 tiến sĩ và hàng trăm trí thức tên tuổi được đánh giá cao). Những năm qua, đội ngũ trí thức trực tiếp tham mưu, góp ý, phản biện vào những quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trong xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của Đảng và chính quyền các cấp từ Trung ương đến cơ sở đều có sự đóng góp tích cực của đội ngũ trí thức.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước, sự phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế. Việt Nam đang thiếu các nhà lãnh đạo quản lý tầm cỡ, các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học thực sự tâm huyết với nghề, các công chức trong bộ máy chính quyền các cấp tinh thông nghề nghiệp và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về đạo đức công vụ. Cơ chế, chính sách đãi ngộ dành cho đội ngũ trí thức còn dàn trải, chưa đúng trọng tâm, trọng điểm, mức lương và phụ cấp thấp, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ và thu hút nhân tài của Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ trí thức còn thiếu, chưa đồng bộ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

 Các hạn chế nêu trên khiến những đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển KT-XH của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của con người Việt Nam, giá trị Việt Nam. Chúng ta đang rất cần các nhà trí thức lớn, các chuyên gia đầu ngành có thể đảm đương được các công trình, dự án có giá trị để đời. Ngoài ra, lực lượng trí thức nữ, trí thức làm việc ở vùng sâu, vùng xa; trí thức trong doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, các trường đại học còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Một bộ phận trí thức Việt Nam còn bị bó hẹp về môi trường tự do sáng tạo, còn thụ động đối với các vấn đề phát triển mà đất nước yêu cầu phải giải quyết.

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khi thế giới đang tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đội ngũ trí thức nói chung, trong đó có các nhà trí thức KHCN đóng vai trò động lực, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHCN, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ở nhiều lĩnh vực. Để tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ này, phục vụ sự nghiệp đổi mới, trước hết là góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tới đây với tầm nhìn đến năm 2030, 2045 vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, cần chú trọng một số nội dung, giải pháp cơ bản sau:

1. Sớm xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030. Việc xây dựng chiến lược này dựa trên yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương, phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của đất nước trong giai đoạn phát triển mới, chú trọng đến những ngành, lĩnh vực đang thiếu, mất cân đối, bất hợp lý về cơ cấu; ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, trí thức nữ. Tiếp tục thực hiện tốt việc đưa cán bộ, công chức, nhà khoa học trẻ, sinh viên có đạo đức, triển vọng được giải thưởng quốc tế đi đào tạo ở nước ngoài.

2. Thay đổi nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức trong phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước. Định kỳ tổ chức các cuộc tiếp xúc, làm việc với trí thức để lắng nghe ý kiến, đối thoại với trí thức về những vấn đề KT-XH quan trọng của địa phương, đơn vị. Tạo môi trường làm việc thực sự phát huy dân chủ và khuyến khích trí thức tự do sáng tạo trong nghiên cứu, sáng tác; công bằng trong học thuật, nghiên cứu, sáng tạo, trong triển khai ứng dụng khoa học...

3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và tổ chức nhiều diễn đàn để khuyến khích, bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển KT-XH của đất nước. Tôn vinh những trí thức giỏi, tài năng, có nhiều cống hiến cho đất nước.

4. Các tổ chức hội trí thức cần chủ động nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan chức năng để đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động, tập hợp sức mạnh và trí tuệ của đội ngũ trí thức, phát huy đội ngũ trí thức trong tình hình mới. Chủ động phát hiện, thu hút, tập hợp trí thức trẻ, trí thức trong các doanh nghiệp vào các tổ chức hội.

5. Bản thân đội ngũ trí thức cần nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp. Không ngừng học hỏi, tìm tòi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có chí khí và hoài bão, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khắc phục hiện tượng suy thoái tư tưởng chính trị trong một bộ phận trí thức hiện nay.

6. Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KHCN, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp cho đất nước. Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý KHCN ở các ngành, các cấp. Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức lồng ghép trong việc xây dựng các quy hoạch chiến lược phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh.

7. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức, đẩy mạnh thể chế hóa về các cơ chế, chính sách để phát huy tốt năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức; nâng cao nhận thức chính trị và đề cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức với đất nước.

"Chi phí quan trọng hơn chất lượng, nhưng chất lượng là con đường tốt nhất để giảm chi phí" - Genichi Taguchi

(TG) -Trong mọi thời đại, trí thức luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn vong, hưng thịnh của mỗi quốc gia. Xuyên suốt tiến trình cách mạng, Đảng ta luôn nhất quán chủ trương tôn trọng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc phát huy vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức với những giải pháp đột phá là một đòi hỏi cấp thiết.

Vai trò của trí thức đối với sự phát triển của văn hóa cho ví dụ chứng minh
Gặp mặt đại biểu trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu năm 2019

1. Đánh giá đúng đắn vai trò của trí thức, ngay từ năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận động, tập hợp tầng lớp trí thức, xây dựng khối đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước…; hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v.. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp(1). Chính vì thế, đông đảo trí thức trẻ yêu nước và tiến bộ như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, v.v.. đã hòa mình vào phong trào đấu tranh yêu nước, chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giành độc lập dân tộc, làm nên Cách mạng tháng Tám, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo đi đầu trong tìm kiếm và trọng dụng nhân tài phục vụ “ích nước, lợi dân”, dù họ xuất thân từ thành phần giai cấp nào. Ngay sau khi tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã gửi thư kêu gọi người tài đức tham gia phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Đi theo tiếng gọi của Người, đông đảo trí thức, trong đó có không ít trí thức nổi tiếng đang sống và làm việc ở nước ngoài về nước, tham gia vào chính quyền non trẻ, giúp sức cho Chính phủ từng bước chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chống lại “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Những trí thức tiêu biểu nhất có thể kể đến như: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Phạm Khắc Hòe, Vũ Đình Hòe, Tạ Quang Bửu, Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, v.v…

Đảng ta vẫn nhất quán thực hiện nguyên tắc: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”, coi “Trí thức là vốn quý của dân tộc. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công…”. Nhờ đó, đã cổ vũ lớp lớp trí thức hăng hái tình nguyện nhập ngũ, “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu, cùng với quân dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Sau ngày thống nhất đất nước đến nay, đội ngũ trí thức tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, trọng dụng, coi là chỗ dựa quan trọng trong quá trình hoạch định và thực hiện thành công đường lối, chính sách. Những phản biện, tham vấn của đội ngũ trí thức là nền tảng cho công cuộc đổi mới đất nước.

Để chuẩn bị cho Đổi mới, ngay từ cuối năm 1985, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, một số tổ, nhóm, tiểu ban (gồm những trí thức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giỏi) đã tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính chiến lược, cấp bách, quan trọng của đất nước. Ở trong nước, những trí thức tiêu biểu như Hoàng Tùng, Đào Duy Tùng, Phạm Như Cương, Hà Nghiệp, Trần Đức Nguyên, Lê Văn Viện...; từ nước ngoài, các chuyên gia Việt kiều như Vũ Quang Việt, Ngô Quang Long, Cao Huy Thuần, Trần Văn Thọ... đã có những tiếng nói và đóng góp quan trọng vào quá trình kiến tạo công cuộc Đổi mới.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá đúng và ghi nhận những công lao, đóng góp quan trọng, quý báu của đội ngũ trí thức, đồng thời thường xuyên quan tâm và tạo mọi điều kiện để đội ngũ này ngày càng phát triển. Điều đó được minh chứng bằng những chủ trương, nghị quyết cụ thể, tiêu biểu như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “”, Nghị quyết số 20-NQ/TW khóa XI về “”, Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI về “”, đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TW khóa X về “”…

Để phát huy và phát triển đội ngũ trí thức, Đảng nhất quán quan điểm và giải pháp : “Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”(3).

Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh phải tôn vinh xứng đáng những cống hiến của trí thức; có cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài... Theo đó, nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức đã được Đảng và Nhà nước ban hành, thực thi, góp phần thu hút được những trí thức có trình độ cao. Đặc biệt, không chỉ ở trong nước mà nhiều trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đã nhiệt tình đóng góp tâm sức, tham gia hiến kế, hoạch định chính sách, quản lý nhà nước, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Nhằm khuyến khích, tôn vinh những trí thức có thành tích xuất sắc, hàng năm, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành và nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã chú trọng công tác thi đua khen thưởng thông qua việc thường xuyên tổ chức xét tặng danh hiệu vinh dự và giải thưởng nhà nước cho trí thức, văn nghệ sĩ như Giải thưởng Hồ Chí Minh, các danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Giải thưởng Tạ Quang Bửu về khoa học và công nghệ; Giải thưởng Trần Đại Nghĩa về khoa học và công nghệ, hội nghị tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu; Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam (VIFOTEC)…

3. Những thành tựu quan trọng đạt đượt của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây là “tổng hòa” của nhiều yếu tố, lĩnh vực, trong đó phải kể đến sự “góp sức” của đội ngũ trí thức.

Khoa học tự nhiên đã có bước phát triển trong nghiên cứu cơ bản, tạo tiền đề hình thành một số lĩnh vực khoa học và công nghệ đa ngành mới như vũ trụ, y sinh, nano, hạt nhân; một số lĩnh vực có thế mạnh như toán học, vật lý lý thuyết đạt thứ hạng cao trong khu vực ASEAN.

Đội ngũ trí thức đã và đang tích cực tham gia bảo tồn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại.

Văn học nghệ thuật đã tiếp tục phát triển, nỗ lực phản ánh chân thực cuộc sống, bước đầu tạo dựng nên một diện mạo mới của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại; các nhà văn Việt kiều, người Việt ở nước ngoài đã có nhiều tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam, bước đầu chứng tỏ sự hội nhập của bộ phận văn học người Việt ở nước ngoài vào đời sống văn học trong nước, thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc cũng như xu thế toàn cầu hóa, dân chủ hóa của văn học đương đại Việt Nam.

Đội ngũ trí thức cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam; góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc.

Việc ứng dụng công nghệ mới đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su.

Những thành tựu nổi bật trong y học đã góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vai trò và vị thế nền y tế Việt Nam ở một số lĩnh vực đã được nâng cao ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới như: ghép tạng, công nghệ tế bào gốc, y học hạt nhân, nội soi can thiệp, điện quang can thiệp, hỗ trợ sinh sản, an toàn truyền máu, hồi sức cấp cứu, văc-xin và sinh phẩm(4).

Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và tiến thẳng hiện đại trong một số lĩnh vực; trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự.

Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự đã tập trung nghiên cứu, thiết kế chế tạo, cải tiến hiện đại hóa các loại vũ khí, khí tài, nâng cao uy lực, độ chính xác, khả năng cơ động, phù hợp với điều kiện môi trường và địa bàn tác chiến đặc thù. Cùng với đó là nhiều thành tựu về y dược quân sự đạt trình độ so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới có nền y học tiên tiến.

Đội ngũ trí thức công an nhân dân đã tập trung nghiên cứu những vấn đề phức tạp và mới do thực tiễn đặt ra như: an ninh phi truyền thống, chiến tranh mạng, tội phạm phi truyền thống, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao...

Sau hơn 30 năm Đổi mới, “Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(2), góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội, cải thiện vị thế nước ta trên trường quốc tế. Xây đắp nên diện mạo mới này là công sức của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức dân tộc.

Tuy nhiên, nhìn lại quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng về phát triển đội ngũ trí thức từ năm1986 đến nay, phải thẳng thắn thừa nhận, vẫn còn một số chủ trương, đường lối của Đảng chậm được thể chế hóa thành cơ chế, chính sách; thiếu một chiến lược tổng thể về phát triển đội ngũ trí thức trong bối cảnh, tình hình mới; một số quy định chưa được triển khai, hoặc triển khai nhưng chưa đạt được mục tiêu đặt ra.

Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho xây dựng đội ngũ trí thức chưa được quan tâm đúng mức; môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng; ở một số nơi, việc thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức còn hạn chế. Sự phát triển đội ngũ trí thức về số lượng, chất lượng còn nhiều bất cập, nhất là còn rất thiếu các trí thức đầu ngành, tổng công trình sư, trí thức có khả năng chủ trì thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu lớn. Về cơ cấu, cũng còn bất hợp lý, ví dụ như có tới 92,2% cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó tỉ lệ này ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ rất thấp...

Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng còn nhiều bất cập, chưa gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Đóng góp của đội ngũ trí thức nhìn chung vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của đất nước và tiềm lực của đội ngũ trí thức, chưa giải đáp kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đặt ra… Vẫn còn một bộ phận trí thức chưa ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. Cá biệt, còn một số cá nhân, nhóm trí thức chưa mạnh dạn, thẳng thắn bày tỏ chính kiến, hoặc lợi dụng danh nghĩa trí thức đưa ra các ý kiến, quan điểm trái chiều, không đồng thuận với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

4. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức, đội ngũ trí thức là hạt nhân của đổi mới sáng tạo, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng, tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo động lực quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để phát huy vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa một số nhiệm vụ sau:

, tiếp tục quán triệt, tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ có hiệu qủa các nghị quyết của Đảng về phát triển đội ngũ trí thức. Nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về chủ trương nhất quán phát triển đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” (Nghị quyết 27-NQ/TW).

, nâng cao trách nhiệm và đóng góp của đội ngũ trí thức, kiện toàn hệ thống tổ chức của các hội trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới. Tăng cường sinh hoạt tư tưởng đối với trí thức, đặc biệt là trí thức đầu ngành, trí thức trẻ; nâng cao ý thức chính trị và trách nhiệm của đội ngũ này. Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức của các hội trí thức.

Lực lượng khoa học và công nghệ trong nước có khả năng thiết kế, chế tạo thành công nhiều công nghệ, thiết bị nội địa đạt tiêu chuẩn quốc tế; có năng lực hấp thụ và làm chủ công nghệ mới, công nghệ cao trong một số ngành thiết yếu như điện, điện tử, dầu khí, đóng tàu, xây dựng, y tế, công nghệ thông tin và truyền thông. Những thành tựu trong nghiên cứu, điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã góp phần tạo luận cứ cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật trọng dụng trí thức, người hiền tài; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức diễn đàn khoa học chuyên nghiệp. Xây dựng quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - văn nghệ; tôn trọng và phát huy tính tự chủ trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của trí thức, nhà khoa học. Xây dựng cơ chế đặc thù về đầu tư, đãi ngộ đối với trí thức theo nhiệm vụ và sản phẩm sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng.

, đẩy mạnh huy động và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức. Nhà nước ưu tiên cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển về hạ tầng, môi trường làm việc phục vụ các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức; sớm đầu tư xây dựng các tổ hợp khoa học - sản xuất, các trung tâm văn hóa hiện đại cho các vùng kinh tế - xã hội của cả nước nhằm thúc đẩy nghiên cứu, hấp thụ, chuyển giao và truyền bá tri thức phục vụ phát triển đất nước.

, sớm xây dựng Chiến lược Quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới; chú trọng đến những ngành, lĩnh vực đang thiếu, mất cân đối, bất hợp lý về cơ cấu; ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, trí thức nữ; ưu tiên những ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trước các biến động nhanh chóng của tình hình quốc tế và trong nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn đặt ra nhiều vấn đề mới cần hoàn thiện, bổ sung, phát triển. Điều này có liên quan mật thiết và tất yếu vào sự tham gia, đóng góp của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn trân trọng và kỳ vọng vào đội ngũ những người có “tâm sáng trí cao” - thực sự là “nguyên khí quốc gia” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững của đất nước./.

PGS. TS. Phạm Ngọc Linh

------------------------------------
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: p, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t.2, tr.4.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: , Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2016, tr.65.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6-8-2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về
(4) Bộ Y tế: Báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW khóa XI về .