Ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ của chính sách tiền tệ có liên quan đến việc mua bán tín phiếu và trái phiếu chính phủ với tư cách phương tiện để kiểm soát cung ứng tiền tệ. Đặc điểm của thị trường mở? Các chủ thể tham gia thị trường mở?

Nghiệp vụ thị trường mở là khái niệm đã rất quen thuộc, đây là việc ngân hàng trung ươn  thực hiện mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm mục đích hướng tới chính sách tiền tệ của quốc gia. Qua đó cũng sẽ tác động tới khối tiền tệ cung ứng.

1. Nghiệp vụ thị trường mở là gì?

Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về nghiệp vụ thị trường mở (open-market operation) đây là khái niệm dược biết tới là công cụ của chính sách tiền tệ có liên quan đến việc mua bán tín phiếu và trái phiếu chính phủ với tư cách phương tiện để kiểm soát cung ứng tiền tệ. Ví dụ, khi ngân hàng trung ương muốn làm tăng cung tiền (MS), nó mua tín phieu kho bạc của các ngân hàng thương mại và công chúng. Số tiền mà nó trả cho các ngân hàng và công chúng làm tăng dự trữ của các ngân hàng. Mức dự trữ dôi ra cho phép các ngân hàng tăng mức cho vay của mình. Điều này dẫn tới việc tạo ra mức tiền gửi ngân hàng lớn gấp nhiều lần so với mức tăng dự trữ ban đầu và bởi vậy khối lượng tiền tệ thực tế haycung ứng tiền tệ tăng lên.

Tùy thuộc mục tiêu hướng đến của chính sách tiền tệ là tác động nhằm làm tăng hay giảm cung tiền trong lưu thông mà Ngân hàng trung ương sẽ tổ chức phiên chào mua hay phiên chào bán giấy tờ có giá phù hợp với định hướng. Số lượng phiên thị trường mở được tổ chức cũng tùy thuộc vào nhu cầu điều hòa lưu thông tiền tệ.

2. Đặc điểm của thị trường mở: 

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Việc mua hoặc bán trái phiếu trên thị trường mở làm tăng, giảm cơ số tiền tệ, do đó làm tăng hoặc giảm lượng cung ứng tiền tệ. Khi mua chứng khoán từ bất kì người bán nào, ngân hàng trung ương trả tiền bằng cách phát hành séc. Khi người bán gửi séc trong tài khoản ngân hàng của mình, ngân hàng xuất trình séc cho ngân hàng trung ương để thanh toán.

Đến lượt mình, ngân hàng trung ương nhận séc bằng cách tăng tài khoản dự trữ cho ngân hàng của người bán tại ngân hàng trung ương. Dự trữ tại ngân hàng của người bán tăng mà không được bù đắp ở đâu đó. Kết quả là, tổng lượng cơ sở tiền tăng lên. Điều hoàn toàn trái ngược xuất hiện khi ngân hàng trung ương bán chứng khoán. Việc thanh toán làm giảm dự trữ của người mua ở ngân hàng trung ương mà không được bù đắp ở đâu đó, và do đó cơ sở tiền giảm. Đặc tính này – sự thay đổi trực tiếp cơ sở tiền khi ngân hàng trung ương mua hoặc bán chứng khoán – làm cho hoạt động thị trường mở trở thành công cụ chính xác, linh hoạt và hiệu quả nhất của chính sách tiền tệ.

Về mặt lí thuyết, ngân hàng trung ương có thể cung ứng hoặc thu về cơ sở tiền thông qua các giao dịch với bất kì loại tài sản nào trên thị trường mở. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các loại tài sản không được sẵn sàng trao đổi để thích ứng với hoạt động thị trường mở.  Để các hoạt động này diễn ra một cách có hiệu quả, ngân hàng trung ương cần phải mua và bán một cách nhanh chóng, tiện lợi một khối lượng bất kì để giữ cung về cơ sở tiền phù hợp với những mục tiêu của chính sách tiền tệ trong mỗi thời kì.

Các điều kiện này đòi hỏi các công cụ mà ngân hàng trung ương mua hoặc bán được trao đổi trên một thị trường chung rất linh hoạt , đồng thời chúng có thể đáp ứng các giao dịch mà không làm bóp méo hay đổ vỡ thị trường.  Ở hầu hết các quốc gia, trái phiếu chính phủ thường được ngân hàng trung ương sử dụng để giao dịch trên thị trường mở.

Từ tháng 7/2000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở. Thị trường mở cũng được xác định là một công cụ chủ yếu trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Doanh số giao dịch các giấy tờ có giá trên thị trường mở tăng nhanh qua các năm. Từ tháng 11/2004, giao dịch thị trường mở được thực hiện định kì 3 phiên/tuần.

3. Các chủ thể tham gia thị trường mở:

Thị trường mở là một thị trường có tính chất mở nên các thành viên thị trường rất đa dạng và tham gia với các mục đích khác nhau. Nhìn chung, mọi nhà đầu tư đều có thể là đối tác giao dịch với ngân hàng trung ương trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở nếu thoả mãn những tiêu chuẩn cụ thể của ngân hàng trung ương ở các nước. Các tiêu chuẩn này gồm các đối tác phải đảm bảo độ tin cậy nhất định và việc giao dịch với các đối tác phải có hiệu quả xét trên khía cạnh can thiệp của ngân hàng trung ương. Thông thường, thành viên ngân hàng trung ương bao gồm:

1.2.5 Ưu nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở.

Cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở có những ưu điểm tuyệt đối so với các công cụ khác của chính sách tài chính tiền tệ:Thứ nhất : NHTW có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ từ đó tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng.Thứ hai : Đây là cơng cụ có tính linh hoạt và chính xác cao,có thể sủ dụng ở bất kỳ mức độ nào, mong muốn mức thay đổi của dự trữ hoặc cơ số tiền tệ dẫu lớn haynhỏ thế nào, NHTW cũng có thể thực hiện được bằng cách mua hợc bán một khối lượng lớn, nhỏ chứng khoán.Thứ ba : NHTW dễ dàng đảo ngược tình thế khi có một quyết định sai lầm về việc sủ dụng công cụ này bằng cách lập tức đảo ngược việc sủ dụng cơng cụ đó.Thídụ , nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ qua nhanh do đó mua quá nhiều giấy tờ có giá trên thị trường mở thì nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến hành nghiệp vụbán các giấy tờ có giá đó trên thị trường mở. Thứ tư : Việc thực hiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở có thể được hồn thànhnhanh chóng. Khi muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc dự trữ, NHTW có thể quyết định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch.Với những lợi thế hơn hẳn so với các công cụ khác, sau khi ra đời công cụ nghiệp vụ thị trường mở đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển. Tuynhiên công cụ nghiệp vụ thị trường mở vẫn còn một số hạn chế. Nhược điểm lớn nhất của cơng cụ này là để nó có thể phát huy được hết hiệu quả của mình thì quốc gia đóphải có thị trường tài chính phát triển, hàng hố của thị trường các giấy tờ có giá phải đa dạng và phong phú. Khơng những thế , NHTW phải có khả năng dự báo đượcmức vốn khả dụng của toàn hệ thống để có thể đưa ra quyết định mua hoặc bán, có như vậy việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiền cungứng . Ngoài ra ,khi NHTW thực hiên việc mua bán trên thị trường mở thì sẽ tác động đến lượng tiền trung ương, từ đó sẽ ảnh hưởng tới lãi suất . Vì vậy, để có thể kiểmsốt được các ảnh hưởng này, NHTW phải có các giải pháp xử lý phù hợp. Điều này đòi hỏi NHTW phải rất nhạy cảm và linh hoạt trong việc phối hợp các cơng cụ, điềuhành chính sách tiền tệ.16CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

NHTW điều hành CSTT bằng các công cụ trực tiếp như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, hạn mức tín dụng, tỷ giá hối đoái, tỷ giá ngoại hối… và công cụ trực tiếp quan trọng nhất là NVTTM .

Trong đó NVTTM là công cụ có hiệu quả nhất của NHTW trong việc điều hành CSTT của mình.

Sở dĩ NVTTM được coi là quan trọng nhất trong điều hành CSTT của NHTW bởi vì nó là nhân tố quyết định đầu tiên có thể làm thay đổi lãi suất hoặc cơ sở tiền tệ-nguồn gốc chính làm thay đổi việc cung ứng tiền tệ của NHTW . Ngoài lý do trên nghiệp vụ TTM còn 5 ưu điểm nổi bật như sau:

  • Nghiệp vụ TTM phát sinh theo ý tưởng chủ đạo của NHTW, trong đó NHTW hoàn toàn kiểm soát được khối lượng giao dịch. Tuy nhiên việc kiểm soát này là gián tiếp không nhận thấy được.Ví dụ trong nghiệp vụ chiết khấu NHTW có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích các NHTM, chỉ thông báo lãi suất chiết khấu , mà không kiểm soát trực tiếp khối lượng cho vay chiết khâú.
  • Nghiệp vụ TTM vừa linh hoạt nhưng vừa chính xác, có thể sử dụng ở bất kỳ quy mô nào. Khi có yêu cầu thay đổi về dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, dù ở mức nào đi nữa, NVTTM cũng có thể đạt được bằng cách mua hoặc bán một lượng nhỏ chứng khoán. ngược lại, nếu có yêu cầu thay đổi dự trữ với qui mô lớn, NHTW cũng có đủ khả năng thực hiện thông qua việc mua hoặc bán một khối lượng lớn tương ứng các chứng khoán.
  • Nghiệp vụ TTM dễ dàng đảo chiều : nếu NHTW có mắc sai sót nào trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTM, thì có thể ngay tức khắc sửa sai sót đó bằng các nghiệp vụ bán(nếu như trước đó mua vào quá nhiều) hay mua (nếu như lúc đó bán ra quá nhiều ).
  • Nghiệp vụ TTM có tính an toàn cao: giao dịch trênTTM hầu như không gặp rủi ro, xét trên cả góc độ của NHTW hay NHTM; vì cơ sở bảo đảm cho các giao dịch trên TTM đều là những giấy tờ có gi, có tính thanh khoản cao, không rủi ro tài chính.
  • Nghiệp vụ TTM có thể thực hiện một cách nhanh chóng không vấp phải sự chậm trễ của các thủ tục hành chính: khi NHTW muốn thay đổi lượng tiền cungứng thì chỉ cần đưa ra yêu cầu cho các nhà giao dịch chứng khoán và sau đó việc mua bán sẽ được thực hiện ngay.

Đây là công cụ ảnh hưởng đến khả năng vay nợ của các NHTM, mà bản chất của nó là lãi suất ngân hàng. NHTW cấp tín dụng dưới nhiều hình thức thông qua đó tác động đến cung tiền tệ, thông dụng nhất là tái cấp vốn dưới hình thức chiết khấu và tái chiết khấu các thương phiếu. Khi chấp nhận chiết khấu hay tái chiết khấu các thương phiếu của các NHTM là NHTW đã làm tăng khối lượng tiền tệ. Đây là hình thức phát hành tiền được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá và khi các giấy tờ có giá đáo hạn NHTW sẽ đòi được các món nợ cho vay.

Thông qua lãi suất tái chiết khấu NHTW có thể khuyến khích giảm hay tăng mức cung tín dụng đối với nền kinh tế ; đồng thời giảm hoặc tăng mức cung tiền tệ. Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, NHTW sẽ tăng lãi suất chiết khấu. Khi đó các NHTM sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế bớt cơ hội cho vayvà ngược lại.

Sơ đồ đơn giản như sau:

Ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở

Đây là công cụ đã được nhiều ngân hàng áp dụng từ lâu nhưng hiệu quả thấp thậm chí có lúc không có tác dụnghoặc có tác dụng ngược chiều.

Hạn chế của công cụ

  • Thứ nhất : Công cụ chiết khấu và tái chiết khấu là công cụ thụ động của NHTW vì yếu tố chủ động vay và không vay nằm ở NHTM tức là NHTW phải chờ NHTM đang cần vốn đưa thương phiếu, kỳ phiếu đến để xin “tái cấp vốn”. Trong khi đó nghiệp vụ TTM là công cụ chủ động của NHTW để điều khiển cung tiền tệ bằng cách tác động vào giá và lãi suất của giấy tờ có giá. Khi mua giấy tờ có giá , người mua cần mua loại có giá thấp ,lãi suất cao; ngược lại người bán muốn bán với gía cao tức lãi suất thấp. Giá của giấy tờ có giá hay lãi suất trên TTM là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất trên thị trường. Đó là việc NHTW cần quan tâm khi quyết định phương thức đấu thầu trên TTM. Nếu NHTW muốn can thiệp trực tiếp vào lãi suất thì thực hiện đấu thầu khối lượng, ở đó lãi suất là cố định do NHTW chỉ đạo.Khi mục tiêu nghiêng về giác độ bơm rút tiền theo một khối lượng mong muốn thì NHTW thực hiện đấu thầu lãi suất, ơ’đó lãi suất được thả nổi theo cung cầu của thị trường, còn lãi suất trúng thầu sẽ đạt được xác đinh tại điểm đạt được khối lượng tiền cần bơm hoặc rút bớt ra khỏi lưu thông.
  • Thứ hai : Trong trường hợp NHTW muốn hạn chế cho vay qua cửa khẩu chiết khấu thì nó sẽ phải tăng lãi suất chiết khấu để hạn chế việc các NHTM đem thương phiếu, kỳ phiếu đến xin chiết khấu và do vậy mà các ngân hàng cũng hạn chế việc cho vay của mình làm số nhân tiền tệ giảm. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế nếu NHTW tăng lãi xuất chiết khấu quá caothì các NHTM có thể tìm đến các nguồn vay khác với lãi suất thấp hơn như tại các ngân hàng khác của nước ngoài.Vì vậy việc tăng lãi suất chiết khấu là không có hiệu quả . NHTW cũng có thể áp dụng mức lãi suất phạt để hạn chế cho vaybằng ‘cánh cửa’ chiết khấu. Một vài quốc gia như ở Đức đã áp dụng hai đường lãi suất song hành, một là lãi suất cơ bản và một là lãi suất phạt để hạn chế việc lạm dụng cửa sổ chiết khấu ở NHTW. Tuy vậy việc hạn chế sử dụng công cụ chiết khấu cần được thực hiện một cách thận trọng. Nếu lãi suất phạt quá cao so với lãi suất thị trường thì hoạt động ngân hàng sẽ không kịp phản ứng khi có nhu cầu thanh toán. Việc hạn chế mức cho vay và tiếp cận đến cánh cửa chiết khấu nên được điều chỉnh hợp lý khi thiêú hụt dự trữ trong hệ thống.

NHTW sẽ sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để nhằm tăng giảm quy mô tín dụng của các NHTM bằng cách tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.( Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán bị vô hiệu hoá trên tổng số tiền gửi huy động, tức là NHTM phải gửi tại NHTM một phần của tổng số tiền gửi mà NHTM nhận được từ dân cư và các thành phần khác trong nền kinh tế theo một tỷ lệ nhất định). Nếu khả năng thanh toán qúa lớn (NHTM dư thừa tiền) thì NHTW sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm giảm quy mô tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền tệ. Ngược lại nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khả năng cho vay của các NHTM (tăng khối lượng tiền tệ)

Dự trữ bắt buộc là phương pháp truyền thống của các NHTW trong hoạt động kiểm soát tiền tệ . công cụ này đã được các nước áp dụng từ rất lâu nhưng bản thân nó còn một số hạn chế sau đây:

Thứ nhất : dự trữ bắt buộc là công cụ điều tiết quá mạnh và không ổn định cho nên trong thực tế các NHTW ít thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Và việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần thực hiện một cách thận trọng và muốn có hiệu quả vẫn phải đi kèm những biện pháp khác.

Theo mô hình cung ứng tiền tệ giản đơn

D= 1/rr *R

Giả sử khối lượng dự trữ là 100 với tỷ lệ dự trữ bằng 0,1 thì lượng tiền gửi là 1000.

Khi tỷ lệ dự trữ rr=0,2 thì khối lượng tiền gửi tăng lên là 50000. Như vậy khi tăng tỷ lệ dự trữ lên gấp đôi thì lượng tiền gửi đãn tăng lên 5 lần và nó còn ảnh hưởng nhiều đến số nhân tiền tệ.

Thứ hai : dự trữ bắt buộc là công cụ không mang tính công bằng vì mọi NHTM đều phải chịu một tỷ lệ dự trữ bắt buộc là như nhau. Do đó nó là công cụ khá cứng nhắc. Việc không ngừng thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ có tác động mạnh tới hoạt độngcủa các NHTM , gây ra tình trạng kém ổn định cho các ngân hàng và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng đó khó khăn hơn.

Thứ ba : việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề về khả năng thanh khoản ngay cả với ngân hàng có dự trữ quá mức thấp.

Với nhiều quốc gia công cụ này đã bị hạ thấp và một vài trường hợp đã bị loại bỏ, tuy nhiên dự trữ bắt buộc vẫn có vai trò nhất định của mình trong việc điều hành CSTT . Nhưng phải vận dụng nó một cách thận trọng và phải kết hợp với các phương pháp khác.

Như vậy so với các công cụ khác thì NVTTM có ưu thế hơn hẳn. Nhờ các ưu điểm của nó mà tới nay hầu hết các NHTW đều đề cao NVTTM như một công cụ đầu bảng trong hệ thống các công cụ điều hành CSTT .