Uống thuốc chuột bao lâu thì ngấm

(Dân trí) - Buồn chuyện gia đình, người phụ nữ 37 tuổi đã uống cùng lúc 3 gói thuốc diệt chuột tự tử. Nạn nhân may mắn được các bác sĩ tiến hành lọc máu hấp phụ độc chất, giữ lại sinh mạng khi đã cận kề cửa tử.

Đó là trường hợp bệnh nhân Bùi Thị D. (37 tuổi, quê Đồng Tháp, ngụ tại Quận 2, TPHCM). Ngày 24/5, người bệnh được gia đình đưa đến Bệnh viện Quận 2 cấp cứu trong tình trạng nôn ói, vật vã. Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình được biết, do buồn chuyện gia đình nên bệnh nhân đã uống 3 gói thuốc diệt chuột tự tử.

BS-CKII Từ Kim Thanh, khoa Nội tiết - Thận nhân tạo, Bệnh viện Quận 2 cho biết: “Loại thuốc bệnh nhân uống thuộc nhóm kẽm photpho, đây là hóa chất có khả năng gây ngộ độc rất nặng, chỉ cần uống với liều lượng 20mg đến 40mg cơ thể sẽ bị nhiễm độc, đối mặt với nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, bệnh nhân uống cùng lúc 3 gói với liều lượng lên tới 105g được xếp vào liều cực độc”.

Uống thuốc chuột bao lâu thì ngấm

Nữ bệnh nhân đã may mắn qua được nguy kịch sau khi uống cùng lúc 3 gói thuốc diệt chuột

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành truyền dịch, hội chẩn liên chuyên khoa tìm giải pháp cấp cứu. Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân nôn ói nhiều, huyết áp tụt, giảm chức năng thận, được xử trí cấp cứu ban đầu. Trong thời gian chưa đến 2 giờ sau uống thuốc độc, bệnh nhân bác sĩ đã thực hiện lọc máu hấp phụ chất độc, theo dõi tích cực cho người bệnh.

Sau khi sử dụng liên tục 3 quả lọc hấp phụ độc chất tình trạng của người bệnh dẫn cải thiện. 7 ngày sau lọc máu, sinh hiệu của bệnh nhân tạm ổn, không ghi nhận tổn thương nội tạng. Dự kiến, trước khi xuất viện bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn tâm lý đồng thời có giải pháp kết hợp cùng gia đình hỗ trợ người bệnh để tránh nguy cơ tự tử tái diễn.

Đây là ca bệnh đã cứu chữa kịp thời, tận dụng được thời gian vàng cho bệnh nhân. BS Kim Thanh cho biết: “Trước đây, những ca bệnh tương tự, bệnh nhân thường tử vong khi chuyển lên tuyến trên bởi quá trình chuyển bệnh, các thủ tục hành chính đã làm chậm thời gian hoặc gián đoạn việc cấp cứu, xử lý sớm cho người bệnh. Phương pháp lọc máu hấp thu chất độc được thực hiện tại Bệnh viện Quận 2 đang góp phần can thiệp kịp thời cho người bệnh đồng thời giảm quá tải bệnh nhân tuyến trên”.

Vân Sơn

Sáng ngày 29.3, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết vẫn đang theo dõi sát sao bệnh nhi V.N.Đ.Q (7 tuổi, ngụ P.Phước Tân, TP.Biên Hòa) sau khi em này được phát hiện uống phải thuốc diệt chuột. Cùng uống nhầm thuốc diệt chuột còn có em L.H.P. (8 tuổi, ngụ cùng phường) không may đã tử vong.

Hậu quả đau lòng vì hai em bé tưởng lọ thuốc chuột màu hồng là nước ngọt

Trước đó vào chiều 27.3, trên đường đi học về, 2 em có nhặt được một ống thuốc màu hồng, tưởng là nước ngọt, nên 2 em cùng uống. Đến tối cùng ngày, em L.H.P lên cơn co giật, còn em V.N.Đ.Q bị đau đầu, đau bụng

Cả 2 được người nhà đưa đến Bệnh viện đại học y dược Shinmark (P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) cấp cứu, sau đó chuyển Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai.

Theo Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, 2 em nhập viện khoảng 21 giờ cùng ngày, trong đó em L.H.P. có triệu chứng co giật, hôn mê, sau đó rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, đến 2 giờ ngày 28.3 thì tử vong.

Còn em V.N.Đ.Q. nhẹ hơn, chỉ đau đầu, đau bụng, hiện tại đã qua cơn nguy kịch, tình hình tạm ổn, đang được theo dõi sát sao tại khoa Huyết học thần kinh.

Uống thuốc chuột bao lâu thì ngấm

Theo các bác sĩ, phải qua 48 giờ mới dám khẳng định bệnh nhi ổn hay không.

Ảnh: Lê Lâm

Bs Nguyễn Văn Sửu, Trưởng khoa khám bệnh cấp cứu Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, cho biết 2 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột. Khi ngộ độc, triệu chứng xảy ra rất sớm, có thể chỉ sau 10 phút. Triệu chứng đầu tiên là đường tiêu hóa, nôn ói, đau bụng, tiếp theo là co giật và nặng hơn là hôn mê, sau đó là rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, dẫn đến tử vong.

Tin liên quan

Tưởng là bột ngũ cốc, người đàn ông 59 tuổi ở Hưng Yên uống 6 gói thuốc chuột, sau đó bị ngộ độc nặng phải vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Thời gian gần đây, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai có nhiều bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới vào nhập viện.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện Trung tâm đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới với bệnh cảnh hoàn toàn khác so với ngộ độc thuốc diệt chuột trước đây. 

Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhân nam 59 tuổi, ở Hưng Yên, đã uống 6 gói thuốc diệt chuột dạng bột do nhầm tưởng những gói bột này là ngũ cốc. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột kháng vitamin K. Khi nhập viện, bệnh nhân đã trong tình trạng rất nặng, rối loạn đông máu và tiếp tục được sử dụng thuốc giải độc. 

Trường hợp thứ 2 cũng là một bệnh nhân nam, 39 tuổi, ở Hà Nội, có tiền sử rối loạn tâm thần, đã uống 4 viên thuốc diệt chuột Storm (giống viên kẹo màu xanh nước biển). Hiện bệnh nhân đang được điều trị tích cực và sử dụng thuốc giải độc. 

Theo bác sĩ Nguyên, nếu các thuốc diệt chuột thế hệ cũ cách đây 10-20 năm, hầu hết nhập lậu từ Trung Quốc, gây co giật, hôn mê, loạn nhịp tim, đã bị cấm và ít xuất hiện trở lại, thì ngày nay các loại thuốc thế hệ mới gây chảy máu do kháng vitamin K. 

Uống thuốc chuột bao lâu thì ngấm
Bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới đang được bác sĩ Trung tâm Chống độc thăm khám

Những chất này gây độc diễn biến âm thầm và trong 3 ngày đầu, bên ngoài biểu hiện bình thường nhưng sau thời điểm này xuất hiện các dấu hiệu chảy máu ở răng, mũi, da, tiêu hóa... Có những người chỉ chảy máu nặng khi sau chấn thương, va chạm, sau các thủ thuật tác động qua da khi đi khám chữa bệnh (tiêm, chọc, tán sỏi,…). Bệnh nhân vì nhiều lý do không khai thật đã uống thuốc diệt chuột nên bác sĩ dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.

Hoặc có những trường hợp sử dụng thuốc diệt chuột không an toàn, thậm chí lạm dụng đã dẫn tới thuốc diệt chuột lẫn với thức ăn, nước uống hoặc có thể ngấm qua da, có thể một lượng lớn ngay lập tức hoặc ăn uống, ngấm dần qua da, tích lũy liều và gây ngộ độc chậm tới nhiều ngày sau mà không biết. 

Các thuốc diệt chuột thế hệ mới rất phong phú, đa dạng về hình thức, chủng loại, màu sắc: Có dạng viên giống viên kẹo màu xanh, hồng, đỏ, trắng; có dạng dung dịch giống siro hay dạng bột…Người dân có thể dễ dàng mua các loại thuốc diệt chuột này ở các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật hay các xe bán hàng rong. Ai cũng có thể mua được thuốc diệt chuột ở bất cứ đâu. mua từ người bán rong đến mua ở quầy bán các đồ gia dụng, thú y, vật dụng làm vườn,…Việc sử dụng không an toàn, tràn lan, lạm dụng, tự tử,… rất dễ gây ngộ độc.

Tr.Hằng

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai: Hiện Trung tâm đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mớivới bệnh cảnh hoàn toàn khác so với ngộ độc thuốc diệt chuột trước đây.

Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhân nam 59 tuổi, ở Hưng Yên. Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân đã uống 6 gói thuốc diệt chuột dạng bột do nhầm tưởng những gói bột này là ngũ cốc. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột kháng vitamin K. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm chống độc ở ngày thứ 3 sau khi đã được điều trị ở tuyến dưới. Khi nhập viện, bệnh nhân đã trong tình trạng rất nặng, rối loạn đông máu và tiếp tục được sử dụng thuốc giải độc.

Trường hợp thứ 2 cũng là một bệnh nhân nam, 39 tuổi, ở Hà Nội. Được biết, bệnh nhân này có tiền sử rối loạn tâm thần. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng nôn khan, vẫn tỉnh táo, không co giật. Theo lời kể của người nhà, trước đó bệnh nhân đã uống 4 viên thuốc diệt chuột Storm (giống viên kẹo màu xanh nước biển). Hiện bệnh nhân đang được điều trị tích cực và sử dụng thuốc giải độc.

Theo bác sĩ Nguyên, những năm gần đây, Trung tâm tiếp nhận cấp cứu rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới. Nếu các thuốc diệt chuột thế hệ cũ cách đây 10-20 năm, hầu hết nhập lậu từ Trung Quốc, gây co giật, hôn mê, loạn nhịp tim, đã bị cấm và ít xuất hiện trở lại, thì ngày nay các loại thuốc thế hệ mới gây chảy máu do kháng vitamin K. Những chất này gây độc diễn biến âm thầm và trong 3 ngày đầu, bên ngoài biểu hiện bình thường nhưng sau thời điểm này xuất hiện các dấu hiệu chảy máu ở răng, mũi, da, tiêu hóa...Có những người chỉ chảy máu nặng khi sau chấn thương, va chạm, sau các thủ thuật tác động qua da khi đi khám chữa bệnh (tiêm, chọc, tán sỏi,…). Bệnh nhân vì nhiều lý do không khai thật đã uống thuốc diệt chuột nên bác sĩ dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.

Uống thuốc chuột bao lâu thì ngấm

Bác sĩ Trung tâm Chống độc đang thăm khám cho bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới

Hoặc có những trường hợp sử dụng thuốc diệt chuột không an toàn, thậm chí lạm dụng đã dẫn tới thuốc diệt chuột lẫn với thức ăn, nước uống hoặc có thể ngấm qua da, có thể một lượng lớn ngay lập tức hoặc ăn uống, ngấm dần qua da, tích lũy liều và gây ngộ độc chậm tới nhiều ngày sau mà không biết. Có thể nói bức tranh về bản chất không khác, trước đây, với các thuốc diệt chuột Trung Quốc khi cả gia đình hoặc nhiều người đột nhiên bị co giật, tử vong không rõ nguyên nhân, thậm chí nghĩ do ma ám,,…thì nay nhiều người hoặc một ai đó tự nhiên chảy máu rất dễ dàng không rõ nguyên nhân. Đã có gia đình cả vợ và chồng cùng bị chảy máu, khẳng định với bác sỹ chỉ dùng thuốc diệt chuột ở ruộng, đến viện xét nghiệm trong máu vẫn còn hóa chất diệt chuột trong máu. Hoặc có người tự nhiên tiện ra máu, đi khám ở bệnh viện cơ sở thấy có sỏi, bác sỹ chẩn đoán đái máu do sỏi thận, được tán sỏi, sau tán sỏi lại thấy đái máu nặng thêm, chảy máu to ở quanh thận,…

Các thuốc diệt chuột thế hệ mới rất phong phú, đa dạng về hình thức, chủng loại, màu sắc: Có dạng viên giống viên kẹo màu xanh, hồng, đỏ, trắng; có dạng dung dịch giống siro hay dạng bột…Người dân có thể dễ dàng mua các loại thuốc diệt chuột này ở các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật hay các xe bán hàng rong. Ai cũng có thể mua được thuốc diệt chuột ở bất cứ đâu. mua từ người bán rong đến mua ở quầy bán các đồ gia dụng, thú y, vật dụng làm vườn,…Việc sử dụng không an toàn, tràn lan, lạm dụng, tự tử,…rất dễ gây ngộ độc.

Các hóa chất diệt chuột thuộc nhóm kháng vitamin K (gây chảy máu) có rất nhiều, cổ điển là warfarin (tác dụng ngắn, thường chỉ vài tuần hết tác dụng), nay có nhiều hóa chất mới được gọi là superwarfarin (như bromadiolone, flocoumafen, brodifacoum, diphacinone,…). Các hóa chất này lại thường được gọi dưới cái tên rất nhẹ nhàng “thuốc diệt chuột sinh học”. Thực tế, tất cả vẫn là các hóa chất thế hệ mới có độc tính còn cao hơn rất nhiều, thậm chí rất cao. Khi các chất này vào cơ thể chuyển hóa và thải trừ rất chậm, trong 72 giờ đầu có thể chưa biểu hiện gì, nhưng âm thầm chỉ theo dõi xét nghiệm đông máu hàng ngày mới biết, tác dụng cũng rất dài, độc tính kéo dài thường nhiều tháng, có thể tới hàng năm. Thường các bệnh nhân sau khi được cấp cứu, dùng thuốc giải độc ổn định, cần duy trì đơn thuốc và hẹn khám lại nhiều lần, có khi cả năm thì ngộ độc mới đỡ dần và hết. Tuy nhiên, các bệnh nhân thường chủ quan hoặc bận rộn với cuộc sống nên hết thuốc lại không đi khám tiếp lấy đơn thuốc trong khi chất độc vẫn còn trong người, kết quả là lại bị chảy máu và vào viện cấp cứu tiếp.

Trung tâm chống độc khuyến cáo, người dân cần rất thận trọng với các loại hóa chất diệt chuột và hậu quả ngộ độc hiện nay:

  • Về phát hiện, điều trị ngộ độc các hóa chất diệt chuột loại gây chảy máu:

- Khi phát hiện có người uống hóa chất diệt chuột:

+ Cần đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

+ Tại bệnh viện, các bác sỹ sẽ cấp cứu, đặc biệt khi mới uống xong trong vòng 6 giờ thì cần cho người bệnh uống than hoạt tính, rất an toàn và hiệu quả, giảm được độc tính kéo dài cho bệnh nhân.

+ Sau uống hóa chất diệt chuột chưa có biểu hiện gì thì không được chủ quan, vẫn cần theo dõi và điều trị tại bệnh viện ít nhất 72 giờ, bác sỹ sẽ xét nghiệm lại và quyết định cho ra viện hay điều trị tiếp.

+ Bệnh nhân khi đã được xác định bị ngộ độc, không được tự bỏ thuốc mà phải tuân thủ đúng theo đơn và khám lại theo hướng dẫn. Bác sỹ là người điều chỉnh và quyết định khi nào việc chữa ngộ độc hoàn tất (thường mất nhiều tháng).

- Với các cơ sở y tế: cảnh giác với các bệnh nhân rối loạn đông máu, chảy máu, đặc biệt khi các nguyên nhân không rõ ràng.

  • Để phòng tránh ngộ độc các hóa chất diệt chuột, cần đến:

- Với người dân:

+ Hạn chế diệt chuột bằng bả hay bằng thuốc diệt chuột.

+ Khi mua hóa chất diệt chuột: Chỉ mua hóa chất diệt chuột ở quầy kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật hoặc cơ sở có đăng ký. Chỉ mua các sản phẩm có đăng ký lưu hành ở trong nước và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi mua về phải có thông tin đầy đủ, rõ ràng về hóa chất.

+ Khi sử dụng hóa chất diệt chuột: sử dụng hóa chất diệt chuột (làm bả, đặt bả chuột) phải xa và cách biệt hẳn so với nơi ở, nơi ăn uống, đặc biệt xa thức ăn, nước uống, xa trẻ em. Trẻ em không thể với tới hoặc mở ra được. Gia đình có người bị bệnh tâm thần hoặc lẫn lộn thì không nên để các hóa chất độc trong khuôn viên nhà ở.

+ Không dự trữ các hóa chất độc hại, bao gồm hóa chất diệt chuột tại gia đình.

- Với cơ quan quản lý: Cần quản lý chặt các sản phẩm hóa chất diệt chuột, quản lý việc bán (cấm người bán rong bán các hóa chất diệt chuột hay các hóa chất độc hại, chỉ các cơ sở hoặc quầy có đăng ký mới được kinh doanh các hóa chất diệt chuột hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật nói chung) và quản lý việc mua (làm sao trẻ em, người bị bệnh tâm thần không thể mua được, cần lưu lại danh tính và nhận dạng của người mua,…)

Bài, ảnh: M.Thanh