Tt 30 bgd đánh giá giáo viên năm 2024

Xin hỏi là đối với giáo viên thì việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện thế nào? - Vân Anh (TP.HCM)

Tt 30 bgd đánh giá giáo viên năm 2024

Hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên (Hình từ Internet)

1. Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại Điều 9 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

2. Mức tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi tiêu chí. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá, mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.

- Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong dạy học và giáo dục học sinh theo quy định;

- Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.

3. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại Điều 10, 11 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

3.1. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

- Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

3.2. Xếp loại kết quả đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

4. Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại Điều 11 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

- Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (sau đây gọi tắt là TT30/2014); Căn cứ công văn 6169/BGDĐT-GDTH ngày 27/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014; Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện như sau:

Tt 30 bgd đánh giá giáo viên năm 2024

Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT

1. Đánh giá thường xuyên: Được thực hiện trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh theo nội dung các môn học. Hình thức đánh giá thường xuyên là giáo viên nhận xét bằng “lời nói” hoặc “viết” vào tập/vở học sinh, viết vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục hay phiếu kiểm tra học tập khác. - Đối với nhận xét bằng “lời nói”: Trong tiết dạy học, thông qua hoạt động học tập và mục tiêu bài học, giáo viên quan sát việc học tập của học sinh để đưa ra lời nhận xét và biện pháp hỗ trợ thích hợp cho từng học sinh. Đây là việc làm thường xuyên, hàng ngày nhằm theo dõi, giúp đỡ học sinh học tập tốt. - Đối với nhận xét bằng cách “viết”: + Cách “viết” vào tập/vở học sinh: Bằng khả năng, trách nhiệm và tùy theo tình hình thực tế giáo viên có quyền quyết định nhận xét cho nhiều hay ít học sinh. Nhưng phải đảm bảo mỗi học sinh được giáo viên nhận xét ít nhất một lần/tháng/môn (phân môn). Riêng những học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo viên cần quan tâm nhận xét nhiều hơn. + Cách “viết” vào Sổ Theo dõi chất lượng giáo dục: Đối với giáo viên chủ nhiệm: Mỗi học sinh đều phải được giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét hàng tháng. Trong yêu cầu ở mục a, lời nhận xét của giáo viên phải là nhận định cụ thể, rõ ràng để thấy được các em có tiến bộ gì? Còn hạn chế gì? Yếu chỗ nào? Cần khắc phục nội dung nào?... Ở mục b và c, nếu học sinh không có năng lực nổi trội hoặc hạn chế trong tháng thì giáo viên không nhất thiết phải ghi nhận xét. Đối với giáo viên bộ môn: Hàng tháng, từng lớp học mình phụ trách không yêu cầu phải nhận xét cho tất cả học sinh. Giáo viên bộ môn linh hoạt, chủ động xác định được đối tượng học sinh nào cần quan tâm thì ghi nhận xét để theo dõi, giúp đỡ (kể cả phản ảnh với giáo viên chủ nhiệm). Nên ưu tiên đối tượng học sinh chưa hoàn thành môn học, học sinh có xu hướng phát triển năng khiếu môn học… Cách ghi nhận xét theo yêu cầu của các mục a, b, và c tương tự như hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm lớp nêu trên. Lưu ý: Nhận xét khi viết vào tập/vở học sinh khác với nhận xét khi viết vào Sổ Theo dõi chất lượng giáo dục. Nhận xét vào tập/vở là tích hợp giữa ưu điểm, hạn chế và biện pháp hỗ trợ của bài học, môn học. Còn nhận xét vào Sổ cần tổng hợp ưu điểm, hạn chế và biện pháp hỗ trợ theo đơn vị kiến thức - kĩ năng và sự tiến bộ trong một tháng. Nhận xét vào tập/vở để học sinh, phụ huynh quan tâm điều chỉnh, phối hợp với giáo viên, nhà trường. Nhận xét Sổ Theo dõi chất lượng giáo dục để giáo viên lưu ý, để nhà trường theo dõi quá trình tiến bộ của học sinh. Nếu giáo viên bộ môn sử dụng Sổ điện tử để theo dõi đánh giá học sinh thì cần có sự quản lí, tư vấn, hỗ trợ của Hiệu trưởng nhằm đánh giá đúng học sinh theo tinh thần nội dung TT30/2014. Việc khai thác phần mềm Smas V3.0 sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi phiên bản phần mềm hoàn chỉnh và được đưa vào sử dụng (hiện tại phần mềm này chỉ sử dụng cho số liệu thống kê cấp tiểu học). 2. Đánh giá định kì: Thực hiện theo điều 10 Chương II của TT30/2014. 3. Xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học: Thực hiện theo Điều 14 của TT30/2014, những học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, cấp học sẽ được rèn luyện thêm trong hè những môn học chưa đạt chuẩn kiến thức – kĩ năng và được kiểm tra, đánh giá lại. Thời gian kiểm tra, đánh giá lại phải kết thúc trước khi bắt đầu năm học mới. 4. Bàn giao chất lượng giáo dục học sinh: - Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên sẽ nhận lớp mới cùng coi, chấm bài kiểm tra cuối năm. - Giao, nhận hồ sơ đánh giá học sinh theo khoản 1, Điều 13 của TT30/2014. - Biên bản và danh sách học sinh bàn giao (lần 1, lần 2). 5. Xét khen thưởng: Học sinh được xét khen thưởng phải đạt các điều kiện tại điểm a, khoản 1, Điều 14 của TT30/2014; công văn 39/BGDĐT ngày 06/01/2015 và có thành tích nổi trội trong các phong trào học tập, giáo dục. Giáo viên lập danh sách đề nghị khen thưởng, số lượng khen thưởng do hiệu trưởng quyết định. 6. Đối với học sinh chuyển trường trong tỉnh: Ngoài hồ sơ theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học, nhà trường photocoppy, đóng dấu giáp lai bảng nhận xét theo dõi hàng tháng của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn kèm theo. 7. Lí lịch học sinh trong Sổ Theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên bộ môn có thể in, dán vào trang danh sách học sinh. Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai tinh thần công văn này đến các trường học để có nhận thức và thực hiện đúng về TT30/2014. Phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng nhà trường tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên trong việc đánh giá học sinh tiểu học. Có khó khăn, vướng mắc, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Giáo dục tiểu học) để trao đổi, hướng dẫn./.


Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn

căn cứ, thông tư, giáo dục, đào tạo, ban hành, quy định, đánh giá, học sinh, tiểu học, sau đây, công văn, thực hiện, hướng dẫn