Truyền kì mạn lục của nguyễn dữ gồm bao nhiêu truyện?

Đề bài

Anh chị hãy giới thiệu tác phẩm Truyền kì mạn lục

Lời giải chi tiết

      Truyền kì mạn lục [quyển sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ đang được lưu truyền] gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi tự sự [có xen văn biền ngẫu và thơ ca]. Tác phẩm này được Nguyễn Dữ viết trong thời gian ở ẩn và hoàn thành trước năm 1547. Sự đan xen pha trộn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường, kỳ ảo là nét đặc trưng và sức hấp dẫn đặc biệt của những câu chuyện trong tác phẩm. Sau mỗi truyện ngắn đều có một lời bình ngắn [hiện chưa biết là của ai] đề cập đến phẩm chất đạo đức của các nhân vật trong tác phẩm.

a. Hoàn cảnh ra đời:

     Chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI nhìn chung vẫn đang trên đà phát triển. Tuy nhiên sự cường thịnh của những giai đoạn trước đó thì đã giảm sút rõ rệt, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của sự suy thoái. Trong tập đoàn giai cấp thông trị không còn những vua sáng tôi hiền. Triều đình nhà Lê với những ông vua nổi tiếng xa hoa đồi bại như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực đã gây nên bao nỗi thống khổ cho nhân dân. Ngoài xã hội, tình trạng đạo đức suy đồi, nhân tình thế thái đảo điên đang trở thành một hiện thực phổ biến và nhức nhối.

    Sống giữa bối cảnh lịch sử xã hội như vậy, là một trí thức có tâm huyết, Nguvễn Dữ đã không thể không lên tiếng.

b. Nội dung tư tưởng:

      Tác phẩm Truyền kì mạn lục là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của Nguyễn Dữ đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Do điều kiện lịch sử, Nguyễn Dữ không thể nói trực tiếp mà phải dùng cách gián tiếp: Mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, mượn chuyện thần linh ma quái để nói chuyện người, mượn chuyện cõi âm để nói chuyện cõi dương, cõi trần. Phương pháp này giúp nhà văn có thể tự do tung hoành ngòi bút của mình trên trang giấy và thể hiện được tất cả những suy nghĩ, thái độ, quan điểm của mình về con người, về xã hội.

      Nhìn tổng quát, Truyền kì mạn lục nổi bật ba vấn đề nội dung tư tưởng:

     Thứ nhất là tinh thần phê phán, tố cáo giai cấp thống trị. Bằng ngòi bút thông minh, sắc sảo, thái độ công phẫn mãnh liệt, Nguyễn Dữ vạch trần tất cả những bản chất tham tàn bạo ngược của bè lũ giai cấp thống trị từ hôn quân bạo chúa trong triều đến bọn cường hào ác bá ở địa phương. Tiếng nói của nhà văn trở thành tiếng nói đại diện của nhân dân. Nguyễn Dữ đã đứng về phía nhân dân để thay mặt họ lột trần bộ mặt thật của bọn tham quan ô lại và nói lên tiếng nói phản kháng quyết liệt của họ. Kèm theo đó là cảm hứng ngợi ca, khẳng định những người trí thức, những của họ. Kèm theo đó là cảm hứng ngợi ca, khẳng định những người trí thức, những bậc nho sĩ, những quan lại chính trực, khí tiết, bản lĩnh giữa một bối cảnh đầy ô tạp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những nhân vật này thường không nhiều.

     Thứ hai, tác phẩm còn thể hiện ý thức xây dựng, bảo vệ tinh cảm gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Ở khía cạnh này, Nguyễn Dữ tập trung ca ngợi sự gắn bó chung thủy trong tình cảm vợ chồng, đặc biệt ông dành nhiều cảm hứng để đồng cảm với những bất hạnh và đề cao phẩm chất tốt đẹp ở những người phụ nữ. Nội dung này đem đến cho Truyền kì mạn lục chiều sâu của tư tưởng nhân đạo.

     Thứ ba, ngoài hai vấn đề nội dung trên, thông qua Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ còn bộc bạch những nỗi niềm ưu tư sâu kín trước thời thế. Là một nho sĩ tài năng, tâm huyết với dời, thấu đáo bao đạo lý của trời đất nhưng ngày ngày phải nhìn thế thái nhân tình đổi thay, nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống con người có nguy cơ sụp đổ, tan rã, nhà văn không khỏi rơi vào nỗi bi uất. Mong mỏi giữ gìn và khơi dậy tất cả những giá trị cao đẹp bền vững của cuộc sống, Nguyễn Dữ cũng thể hiện rõ thái độ dứt khoát đấu tranh với tất cả những gì đang làm cho nó bị băng hoại.

      Ngoài ba vấn đề cơ bản trên trong Truyền kì mạn lục còn có nhiều vấn đề khác khiến cho tác phẩm có một giá trị nội dung tư tưởng hết sức sâu sắc. Bao trùm lên tất cả những vấn đề là mơ ước về một xã hội công bằng, lý tưởng, là khát vọng về hạnh phúc cho con người của nhà văn nói riêng và nhân dân lao dộng nói chung.

c. Nghệ thuật:

     Thành công của tác giả trong tác phẩm trước hết là ở sự sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện có sẵn. Đa phần những câu chuyện trong tác phẩm đều có nguồn gốc từ dân gian hoặc trong sách vở của người xưa. Nguyễn Dữ đã sưu tầm, đồng thời bổ sung, nhào nặn, chau chuốt, gọt giũa, biên những câu chuyện còn thô sơ, đơn giản trở thành những tác phẩm văn học tinh tế giàu ý nghĩa và có hiệu quả nghệ thuật cao. Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật kết cấu, dẫn dắt tình huống kết hợp với cách xây dựng nhân vật là những thành công rõ nét nhất trong quá trình sáng tạo của nhà văn, đem lại cho những cốt truyện quen thuộc một sức sống và sự hấp dẫn mới.

Loigiaihay.com 

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 9

Giải môn Giáo dục công dân lớp 9

07/12/2020 606

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Chọn đáp án: BTruyền kì mạn lục ra đời vào thế kỉ XVI.

Lựu [Tổng hợp]

07/12/2020 217

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Chọn đáp án: CTruyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ bao gồm 20 truyện.

Lựu [Tổng hợp]

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả nào?

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trích từ tác phẩm nào?

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ gồm bao nhiêu chuyện?

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc thể loại nào?

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ phản ánh điều gì?

Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực…Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”.

 [Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ]

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả ngôi đền như cũ…

- Hễ ở Minh ti có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi. Nếu hắn chối, thầy kêu xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ thì nó phải đớ miệng. Nếu không như thế thì tôi đến vùi lấp trọn đời mà thầy cũng khó lòng thoát nạn”.

 [Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ]

Giá trị nội dung của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ:

"Truyền kỳ mạn lục" là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư [thường được gọi là Nguyễn Dữ], sống vào khoảng thế kỷ 16. Tác phẩm được Nguyễn Bỉnh Khiêm [thầy dạy tác giả] phủ chính, Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm, được đánh giá là "thiên cổ kỳ bút".

Nhiều bản dịch nguyên tác ra chữ quốc ngữ, trong đó bản dịch của Trúc Khê năm 1943 được coi như đặc sắc nhất. Theo lời tựa của Hà Thiện Hán [người cùng thời] viết năm 1547 thì Nguyễn Dữ viết ra tập lục này để ngụ ý thời gian ông ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.

Ảnh chụp sách Tân biên truyền kỳ mạn lục. Ảnh: Wikipedia.

Trong "Từ điển Văn học", nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân cho biết trong thế kỷ 16, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ trước, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay.

Muốn phản ánh thực tế phong phú, lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước. Do đó, Nguyễn Dữ dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới.

Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn [văn xuôi], xen lẫn biền văn [văn có đối] và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. "Truyền kỳ mạn lục" vì vậy tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ 16.

Câu 4: "Truyện họ Hồng Bàng", "Truyện Tản Viên", "Truyện Đổng Thiên Vương" nằm trong tác phẩm nào?

a. Việt điện u linh tập

b. Lĩnh Nam chích quái

Lê Nam

Video liên quan

Chủ Đề