Tại sao nói bệnh tay chân miệng dễ tái đi tái lại đối với trẻ lứa tuổi mầm nôn

Trẻ em dễ bị nhiễm bệnh tay chân miệng do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, môi trường không đảm bảo. Làm thế nào để chữa tay chân miệng được nhanh chóng – hiệu quả và an toàn cho bé? Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các bé.

Ban đầu, trẻ có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy. Các triệu chứng này cũng thường gặp ở các bệnh khác, nên khó có thể giúp cha mẹ xác định rõ tình trạng bệnh của con.

Sau khoảng 12-24 giờ, trẻ mới bắt đầu có những dấu hiệu điển hình của bệnh:

  • Loét miệng: Vết loét thường đỏ hay có dạng phỏng nước, đường kính 2-3 mm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi. Do miệng đau nên trẻ thường bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc, miệng chảy nhiều nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Phát ban xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Trong vòng 7 ngày, phát ban sẽ lui dần và có thể để lại vệt thâm ở trên da.
  • Sốt nhẹ khoảng 37,5-38oC, có trường hợp sốt cao trên 39oC
  • Một số triệu chứng khác: Mệt mỏi, chán ăn, hay quấy khóc

Nếu bố mẹ không biết chăm sóc đúng cách sẽ khiến những nốt ban không thuyên giảm mà còn có nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng. Một số biến chứng khó lường trên tim mạch, hô hấp, thần kinh như viêm cơ tim, viêm màng não. Nguy hiểm hơn là các biến chứng này rất khó phát hiện sớm nếu bác sĩ không có kinh nghiệm và người nhà không chú ý. Vì vậy, nắm được cách chữa tay chân miệng sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm trên.

Trẻ có biến chứng não thường có triệu chứng khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ. Trẻ có thể hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, run tay chân, co giật.

Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt lại sau khi hạ sốt, sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch nhanh nhưng không sốt cao, yếu tay chân, méo miệng.

Khi có dấu hiệu xuất hiện biến chứng phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nếu không xử lý và chữa trị đúng cách, kịp thời, trẻ có thể tử vong trong vài giờ.

>>> Xem bài viết: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng

Tay chân miệng là bệnh do virus và vẫn chưa có thuốc đặc trị. Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường không nguy chiểm, chỉ gây nhiều khó chịu cho trẻ do các nốt ban xuất hiện ở nhiều nơi và gây đau, ngứa rát. Khi bé nhiễm bệnh, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng mà nên bình tĩnh làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Để chữa tay chân miệng cho trẻ một cách an toàn – hiệu quả, cha mẹ nên tuân thủ các bước sau đây:

Khi trẻ xuất hiện triệu chứng chân tay miệng việc đầu tiên bố mẹ cần làm.là đưa bé đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhà để bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán bệnh chính xác nhất. Nếu được chẩn đoán xác định mắc tay chân miệng, trẻ nên được cách ly và chăm sóc trẻ đúng cách, tránh lây lan tạo ổ dịch.

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ tay chân miệng. Để hạ sốt cho trẻ, cha mẹ cần theo dõi và kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để có hướng xử lý phù hợp.

  • Nếu trẻ sốt dưới 38.5°C: Chỉ cần chườm ấm cho trẻ.
  • Nếu trẻ sốt trên 38.5°C: Dùng thuốc Paracetamol liều 10 mg/kg/lần [uống] hoặc 15 mg/kg/lần [toạ dược] mỗi 6 giờ.

Thuốc hạ sốt cần được sử dụng theo liều khuyến cáo, phù hợp với tình trạng bệnh và cân nặng của trẻ.

Các vết loét miệng, phát ban không chỉ khiến trẻ đau đớn, khó chịu mà còn ẩn chứa nhiều nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, khiến bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn. Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, các tổn thương này cần được sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp.

Hiện nay, phần lớn dung dịch sát khuẩn không đủ hiệu quả và an toàn để sử dụng cho bé. Cồn và oxy già gây xót khi sử dụng và làm chậm hình thành tổ chức hạt, khiến tổn thương chậm lành. Xanh methylen có khả năng sát khuẩn quá kém, povidone iod lại gây nhuộm màu da và dễ kích ứng.

Dizigone – Đại diện duy nhất của dung dịch kháng khuẩn ion tại Việt Nam

Theo các chuyên gia da liễu, trẻ bị tay chân miệng có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn ion. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE từ châu Âu, dung dịch này đảm bảo các tiêu chí:

  • Kháng khuẩn nhanh và mạnh, loại bỏ toàn bộ vi khuẩn, nấm trong 30 giây.
  • Giúp vết loét mau lành
  • Không gây khô, xót da, niêm mạc miệng khi sử dụng.
  • Cơ chế diệt khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn cho bé.
  • Trong suốt, không gây nhuộm màu da, niêm mạc, giúp cha mẹ tiện theo dõi tiến triển của tổn thương.

Các nốt phát ban, mụn mủ mờ đi nhanh chóng sau khi dùng bộ sản phẩm Dizigone

Dizigone Nano Bạc chứa các phân tử Bạc kích thước nano có chất lượng cao từ châu Âu. Ngoài ra, sản phẩm còn có các thành phần lành tính như: D-panthenol, tinh chất lô hội, cúc la mã, tinh dầu tràm giúp:

  • Kháng khuẩn, chống viêm.
  • Dưỡng ẩm
  • Kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.

Cách sử dụng sản phẩm:

Sau khi vệ sinh da bằng dung dịch Dizigone, mẹ lấy một lượng phù hợp bôi lên vùng da bé. Nên massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào các lớp da, thúc đẩy quá trình hồi phục.

Lưu ý: cha mẹ không nên dùng các sản phẩm dưỡng da cho bé khi tổn thương còn dịch, chảy mủ.

Để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh mẹ cần có chế độ. chăm sóc phù hợp, đầy đủ để tăng sức đề kháng.

  • Đối với trẻ đang bú sữa mẹ cần cho bú như bình thường và có thể bú nhiều càng tốt.
  • Nên cho trẻ ăn những món bé thích để trẻ ăn được nhiều hơn.
  • Thức ăn cần được làm mềm mịn, lỏng như: cháo, súp, sữa chua, sữa, …để giúp trẻ ăn mà không bị đau miệng. Nên dùng loại thìa nhỏ, ko có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi gây đau cho trẻ.
  • Khi bị tay chân miệng trẻ có thể ăn ít hơn bình thường do mệt mỏi và đau miệng. Vì vậy mẹ cần chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ ăn được.nhiều hơn, tuyệt đối không ép trẻ ăn.

.

  • Tăng cường cho trẻ uống nước hoa quả và ăn rau xanh, trái cây để bổ.sung vitamin, tăng đề kháng, chóng hồi phục.
  • Trẻ cần ăn từ 3 đến 5 bữa/ ngày. Các bữa ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng. Thời gian ăn cách nhau từ 3 đến 4 giờ.
  • Sau khi ăn, cho trẻ súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.

Hãy bổ sung vào cuốn cẩm nang sức khỏe của mỗi người cách chữa tay chân miệng nhanh khỏi – an toàn nhất. Nếu còn bất cứ thông tin nào khác cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được sự tư vấn của các chuyên da.

Tay chân miệng là nỗi ám ảnh của không ít phụ huynh có con em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trong độ tuổi 1 đến 3. Vì sao tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm? Cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng hiệu quả? Các phụ huynh đừng bỏ qua những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, lại không biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân nên trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh, và tay chân miệng là một trong số đó.

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là đối tượng dưới 3 tuổi. Trẻ trên 3 tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh, nhưng tỷ lệ thấp hơn. “Thủ phạm” gây ra bệnh tay chân là nhóm virus đường ruột, mà cụ thể là virus Coxsackievirus A16 [nhóm A16] và Enterovirus 71 [EV71].

Trong đó, virus Enterovirus 71 [EV71] có mức độ gây bệnh nặng, dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong. Và đây cũng là lý do vì sao tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm, cần được theo dõi sát sao để có biện pháp điều trị tích cực.

Ở các quốc gia có khí hậu ôn đới, tay chân miệng thường chỉ xảy ra vào thời điểm giao mùa giữa mùa hè và mùa thu. Còn ở những nước có khí hậu nhiệt đới [trong đó có Việt Nam] thì bệnh xảy ra quanh năm, nhưng bùng phát mạnh vào tháng 2 - 4 và tháng 9 - 12.

Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng rất dễ bị tay chân miệng

2. Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Không khó để nhận biết trẻ mắc tay chân miệng. Bởi lúc này, cơ thể bé sẽ xuất hiện rõ ràng các triệu chứng của bệnh.

Những triệu chứng nhẹ của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Khi bé xuất hiện các triệu chứng dưới đây, ba mẹ chỉ cần theo dõi và chăm sóc đúng cách là bệnh có thể thuyên giảm và khỏi:

  • Nổi ban đỏ trên da: Những nốt màu hồng [không ngứa, không đau] dạng phỏng nước, có đường kính 2 - 5mm xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông,… Sau vài ngày, chúng sẽ chuyển thành các bọng nước.

  • Loét miệng: Những vết loét màu đỏ có đường kính 2 - 3 mm xuất hiện ở niêm mạc miệng, tập trung ở lưỡi và vòm miệng, khiến bé đau và khó khăn khi ăn uống.

  • Sốt: Có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao, tùy tình trạng bệnh và cơ địa của bé.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những triệu chứng nhẹ. Một số bé sẽ xuất hiện các biến chứng nặng hơn, vì thế, tuyệt đối không được chủ quan trong quá trình chăm sóc bé bị tay chân miệng.

Những triệu chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Vì sao tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm? Là vì khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây, chứng tỏ cơ thể bé đã bị virus tay chân miệng tấn công, xâm nhập và gây bệnh nặng:

Bé bị tay chân miệng có thể gặp nhiều triệu chứng nặng như mệt mỏi, lơ mơ,…

  • Sốt cao liên tục và không thể hạ nhiệt.

  • Giật mình, hốt hoảng không lý do.

  • Mệt mỏi, lơ mơ, không chơi, ngủ li bì, ngủ gà.

  • Toát mồ hôi, lạnh toàn thân, đặc biệt ở tay, chân.

  • Thở bất thường: Thở nhanh, thở nông, thở khò khè, rút lõm ngực, ngưng thở.

  • Run tứ chi, run người, đi - đứng - ngồi không vững, loạng choạng.

Lúc này, người thân cần đưa bé đến phòng khám, trạm y tế, bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh tình huống xấu nhất.

3. Lý giải vì sao tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh, và khi nhiễm bệnh thì khả năng hồi phục không được như người lớn. Cùng với đó, tay chân miệng là bệnh có nguy cơ gây biến chứng và tử vong. Dưới đây là những lý do vì sao tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm.

Trẻ em có sức đề kháng yếu

Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu. Lúc này, chỉ một sự tác động nhỏ của một tác nhân gây bệnh nào đó cũng khiến cơ thể trẻ mắc bệnh. Và không chỉ dễ mắc bệnh mà sức đề kháng yếu còn là điều kiện thuận lợi để bệnh diễn biến nhanh và nghiêm trọng.

Trẻ em có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nhiễm bệnh, trong đó có bệnh tay chân miệng

Trẻ em chưa biết cách bảo vệ bản thân

Tư duy của trẻ còn non nớt nên chưa có cách bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh. Cụ thể, bé vui chơi, hoạt động theo bản năng là chủ yếu, chưa phân biệt được những yếu tố có thể gây hại cho cơ thể. Và đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, nhất là khi bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan từ người này sang người khác.

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan

Chỉ cần tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết từ mũi họng, dịch tiết từ bọng nước hay phân của người bệnh là đã có nguy cơ nhiễm bệnh tay chân miệng. Vì thế, trẻ em trong độ tuổi đi học, tiếp xúc với môi trường nhiều bạn bè [trong số đó có bé bị bệnh] mà không biết cách phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.

Bệnh tay chân miệng gây biến chứng nguy hiểm

Khi mắc bệnh, trẻ không tự phát hiện được những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Điều này là rất nguy hiểm, bởi bệnh tay chân miệng có nguy cơ gây biến chứng nặng nề [suy hô hấp, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não,…], thậm chí là tử vong. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ đe dọa đến tính mạng.

Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần

Những bé đã từng bị tay chân miệng vẫn có nguy cơ tái nhiễm nhiều lần, nhất là những bé có hệ miễn dịch kém, bị suy dinh dưỡng,… Trong khi đó lại chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng nên gây ra mối lo ngại lớn cho các ba mẹ có con nhỏ.

Tay chân miệng có thể tái nhiễm nhiều lần ở các bé với mức độ nguy hiểm khác nhau

Qua đây, các bậc phụ huynh có thể hiểu được vì sao tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Nên nhớ, trong bất cứ trường hợp nào cũng không được chủ quan, thay vào đó, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị tích cực, phòng tránh tình huống xấu nhất.

Video liên quan

Chủ Đề