Nồng độ cồn trong rượu là gì

Tham gia giao thông, nhiều người điều khiển phương tiện bị xử phạt về lỗi nồng độ cồn. Vậy nồng độ cồn là gì? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Nồng độ cồn là gì

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Nồng độ cồn được hiểu là chỉ số chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì những hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

– Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

– Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

– Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

– Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

– Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

– Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

– Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

– Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

– Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

– Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

– Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

– Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở Hình thức xử phạt
Xe máy Xe ô tô Xe đạp
– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc

– Chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 2 triệu – 3 triệu

– Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng – 8 triệu

– Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.

Phạt tiền từ 80 – 100 nghìn đồng
– Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc

– Vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 4 triệu – 5 triệu đồng.

– Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.

– Phạt tiền từ 16 triệu – 18 triệu .

– Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.

Phạt tiền từ 200 nghìn – 300 nghìn
– Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu

– Vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 6 triệu – 8 triệu.

– Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

– Phạt tiền từ 30 triệu – 40 triệu .

– Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Phạt tiền từ 400 nghìn – 600 nghìn

Trên đây là những thông tin về nội dung nồng độ cồn là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Nồng độ cồn trong máu được định nghĩa là phần trăm rượu [rượu ethyl hoặc ethanol] trong dòng máu của một người. BAC 0,05% có nghĩa là có 0,05 gram rượu trong 100 ml máu.

Càng uống nhiều rượu bia thì nồng độ cồn trong máu [tiếng Anh là Blood Alcohol Concentration và viết tắt là BAC] càng cao, tuy nhiên, hai người uống cùng một lượng rượu như nhau thì có thể mức độ BAC sẽ khác nhau. Điều này là do rất nhiều các yếu tố có ảnh hưởng đến chỉ số này như:

Một người có kích thước nhỏ hơn sẽ có nồng độ BAC cao hơn so với người có kích thước lớn hơn khi hai người cùng tiêu thụ một lượng rượu bia như nhau, nguyên nhân là do rượu tập trung cao hơn ở người có chỉ số khối cơ thể nhỏ hơn.

Một người có dạ dày trống khi uống rượu sẽ đạt nồng độ BAC cao hơn và nhanh hơn so với người đã ăn trước khi uống, vì thức ăn trong dạ dày sẽ làm chậm tốc độ mà rượu đi vào máu. Tuy nhiên, ăn trước khi uống không ngăn ngừa ngộ độc rượu.

Dạ dày trống gây ảnh hưởng yếu tố xác định nồng độ cồn trong máu

Rượu không được hấp thụ vào mô mỡ, do đó những người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể lớn sẽ tăng nồng độ BAC cao hơn và nhanh hơn so với những người có tỷ lệ mô mỡ thấp hơn.

Cơ thể phụ nữ thường nhỏ hơn nam giới và có tỷ lệ mô mỡ cao hơn so với cơ nạc nên phụ nữ sẽ hấp thụ rượu nhanh hơn so với cơ thể nam giới. Điều này dẫn tới phụ nữ uống cùng một lượng rượu như đàn ông thì sẽ tăng nhanh nồng độ BAC hơn so với đàn ông.

  • Không thường xuyên uống rượu bia

Do những người uống ít rượu bia có khả năng uống rượu thấp hơn so với những người thường xuyên uống và do đó nồng độ BAC của họ có khả năng tăng nhanh hơn so với những người hay uống rượu bia hơn.

Người uống ít rượu bia

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia [Luật số 44/2019/QH14] và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP vừa được ban hành, thì kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi điều khiển các phương tiện giao thông [bao gồm cả ôtô, xe máy, xe đạp điện...] khi có nồng độ cồn trong hơi thở, trong máu. Cụ thể theo Luật nồng độ cồn 2020 thì mức nồng độ cồn và mức phạt nồng độ cồn như sau:

Nếu bạn có ý định lái xe, lựa chọn an toàn nhất là không sử dụng rượu bia. Nếu bạn có ý định uống rượu bia, hãy theo dõi số lượng rượu bia đã uống dựa trên lượng đồ uống tiêu chuẩn bạn tiêu thụ mỗi giờ. Để lái xe an toàn, bạn cần giữ lượng uống đảm bảo nồng độ cồn trong máu [BAC] dưới 0,05.

Hạn chế lượng uống

  • Bắt đầu uống các loại đồ uống không cồn và lặp lại đồ uống không cồn sau hai đến ba lần uống đồ uống có cồn.
  • Không nên đổ đầy ly.
  • Uống đồ uống có nồng độ cồn thấp và tránh sử dụng đồ uống hỗn hợp, như cocktail, vì rất khó để biết chúng chứa bao nhiêu cồn.
  • Tránh uống rượu trong khi hưng phấn hoặc la hét vì vậy trong tình huống như vậy, bạn sẽ không kiểm soát được lượng uống.
  • Nhâm nhi đồ uống và tránh đồ ăn nhẹ mặn hoặc thực phẩm làm tăng khát.

Người uống cần hạn chế lượng uống

Chờ cho đến khi nồng độ BAC thấp thì mới lái xe

Bạn cần lưu ý là nồng độ BAC có thể tiếp tục tăng lên đến 3 giờ sau khi bạn đã uống cuối cốc bia rượu cuối cùng. Do đó, cách duy nhất để loại bỏ rượu khỏi cơ thể là dành thời gian để cơ thể có thời gian xử lý. Tắm, uống cà phê hoặc không khí trong lành sẽ không làm giảm nồng độ BAC. Trước khi lái xe, bạn nên đợi ít nhất một giờ cho mỗi lượng đồ uống tiêu chuẩn mà bạn đã uống.

Nên có phương án dự phòng

Nếu bạn dự kiến sẽ uống nhiều rượu bia thì trước khi uống hãy nhờ người khác có thể đưa bạn về khi bạn không phải lái xe về nhà.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: alcohol.stanford.edu

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng. Bài viết sau đây Luật Thiên Minh sẽ chia sẻ về vấn đề công thức tính nồng độ cồn ? Uống trong bao lâu thì được phép lái xe ? Mời quý ban đọc tham khảo.

1. Công thức tính nồng độ cồn nguyên chất

Rượu hoặc bia đóng chai, bán trên thị trường, đều có ghi nồng độ cồn tính theo đơn vị phần trăm [%] cụ thể. Ngay cả rượu nấu thủ công ở các vùng quê, từ xa xưa cũng đã biết sử dụng cồn kế thủy tinh hay còn gọi là “tửu kế”, để đo nồng độ cồn khá chính xác.

Ví dụ rượu trắng 42 độ, nghĩa là nồng độ cồn 42%, theo đó cứ 1000mL rượu trắng sẽ có 420mL rượu nguyên chất. Trọng lượng riêng của rượu là 0,79g/mL nên 1mL rượu nguyên chất sẽ nặng 0,79g. Vậy 420mL rượu nguyên chất tương đương 420×0,79 = 331,8g rượu nguyên chất.

Như vậy, sẽ không khó để thành lập công thức tính khối lượng rượu nguyên chất, khi gọi A là khối lượng rượu nguyên chất [g], V là thể tích rượu [mL] c là nồng độ rượu [đơn vị tính là % hoặc độ].

A = 0,79V.c:100

Dựa vào công thức đó có thể tính cụ thể cho từng loại bia rượu. Ví dụ một lon bia 330mL loại 5,1% sẽ có lượng rượu nguyên chất là 0,79x330x5,1:100 = 13,3g. Chai rượu vang 750mL với 12 độ, có lượng rượu nguyên chất là 0,79x750x12:100 = 71Gram rượu.

2. Công thức tính nồng độ cồn trong máu

Để định lượng chính xác nồng độ cồn trong máu, phải thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm như trong bệnh viện, bằng cách lấy máu tĩnh mạch, rồi định lượng Ethanol theo phương pháp sắc kí, hoặc phương pháp đo quang phổ Enzyme phân hủy rượu Alcohol Dehydrogenase.

Nhưng một người khi uống rượu, có thể ước lượng một cách tương đối nồng độ cồn trong máu, để tự điều chỉnh lượng rượu uống. Cách tính này được nhà khoa học người Thụy Điển Eric P. Widmark đề xuất từ năm 1932, nhưng chỉ có tính chất tham khảo, công thức không cho ra con số chính xác nồng độ cồn trong máu.

A = W[C.10:1,056]r

Trong đó: A là khối lượng rượu nguyên chất đã uống [g], C là nồng độ cồn trong máu [g/100mL], W là trọng lượng cơ thể [kg], r là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính [người phương Tây r = 0,7 đối với nam giới và r = 0,6 với nữ giới].

Ví dụ, một người đàn ông nặng 60kg, uống bia 5,1% đạt đến nồng độ cồn C = 0,05g trong 100mL máu, thì số lượng bia uống vào cơ thể sẽ được tính theo hai bước.

Bước 1: Tính lượng rượu nguyên chất người đó uống bằng cách thay số vào công thức Widmark A = W[C.10:1,056]r = 60x[0,05×10:1,056]x0,7 = 20g.

Bước 2: Tính thể tích bia người đó đã uống theo công thức tính khối lượng rượu nguyên chất A = 0,79V.c:100. Từ công thức này suy ra thể tích bia cần uống  V = 100A: [0,79c] = 100×20:[0,79×5,1] = 496mL.

Ví dụ khác, một người đàn ông nặng 64kg, dự định sẽ uống hết một chai vang 750mL loại 12%, thì khả năng nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu? Cách tính cũng thực hiện qua hai bước.

Bước 1: Tính khối lượng rượi nguyên chất có trong chai vang theo công thức A = 0,79V.c:100 = 0,79x750x12:100 = 71g.

Bước 2: Sử dụng công thức Widmark A = W[C.10:1,056]r để suy ra nồng độ cồn trong máu C = 1,056A:[10W.r] = 1,056×71:[10x64x0,7] = 0,17.

3. Uống trong bao lâu thì được phép lái xe ?

Kể từ 1.1.2020 khi lái xe mà có nồng độ cồn, mức xử phạt sẽ rất nặng. Vậy, sau khi uống rượu, bia bao lâu thì bạn có thể lái xe? Điều này phụ thuộc nhiều vào lượng rượu, bia mà bạn uống, tuy nhiên một số thông tin bạn có thể lưu ý:

+ Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.

+ Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.

+ Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, vì vậy, 24h sau khi uống bạn vẫn có thể bị phát hiện và xử phạt. Trường hợp người nào bị tai nạn giao thông thì khi vào viện, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xác định nồng độ cồn ngay.

Như vậy, ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia bạn hãy lái xe, có nghĩa là tối nay bạn uống thì ngày mai đừng lái xe”.

– Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì thông thường sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.

Do đó, nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh gì thì khi uống 1 đơn vị cơ thể phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể.

Với những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì sẽ mất thời gian lâu hơn.

⇒ Tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống, bạn nên hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần. Với mức uống như vậy phải mất ít nhất 4 giờ mới có thể lái được xe.

Xem thêm:

>>> Gây tai nạn giao thông làm chết người và thay đổi hiện trường xử lý như thế nào

>>> Thay đổi màu sơn của bánh xe có bị xử phạt

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

Trân trọng !

Video liên quan

Chủ Đề