Tại sao phải nghe theo sự mách bảo của trái tim

Tại sao có những cuộc hôn nhân xuất phát từ tinh yêu say đắm mà chỉ được mấy năm đã đổ vỡ? Tại sao có người mà trước đây ta tưởng rằng thiếu họ thì ta không thể sống nổi mà chỉ một thòi gian sau ta lại nghĩ ta và họ không thể sống chung dù chỉ một ngày? Phải chăng trái tim cũng có khi nhầm lẫn, hay vì chính ta đã nghe nhầm nhịp đập của trái tim ?


Hãy lắng nghe và làm theo lời con tim mách bảo

Trong xã hội hiện đại, khi được hỏi 10 cặp vợ chồng lúc ra tòa ly hôn là: trước khi kết hôn hai bạn có yêu nhau không? Chắc chắn phải có đến 9 cặp nói rằng, không những yêu mà còn yêu say đắm. Nhưng chỉ sau một thòi gian chung sống, sau những cãi vã, xung đột, họ mới nhận ra cuộc hôn nhân của họ là một sai lầm. Người vợ [chồng] của họ mà trước đây đã yêu có những thói xấu không thể chấp nhận được. Vậy ai là người chiu trách nhiêm về sư nhẩm lẫn này? Phải chăng thủ phạm là trái tim? Vì trái tim đã mách bảo sai? Thực ra, không phải "tình yêu không có mắt" như từ lâu người ta vẫn tưởng mà chính là con người đã "không có mắt" khi ngộ nhận cái gì đó là tình yêu.

Sai lầm thường xảy ra với những người còn trẻ

Đó là sự nhầm lẫn giữa tình yêu với sự hấp dẫn về tình dục. Đến một độ tuổi nào đó, khi cơ thể đã phát triển thuần thục về chức năng sinh lý thì sự xuất hiện nhu cầu tình dục là điều đương nhiên. Có những nam nữ thanh niên nghĩ rằng họ đang yêu nhau say đắm nhưng thực ra đó chỉ là sự cuôn hút về tình dục thuần tuý chứ không phải tình yêu. Họ mong chò đến lúc được gặp nhau nhưng thực ra chỉ là để thoả mãn ham muôn tình dục của nhau. Những cuộc hôn nhân là kết quả của những mối tình kiểu này nhiều khi chỉ là để họ có thể làm những gì mà họ không làm được nếu chưa kết hôn. Vì vậy mà chỉ sau một thòi gian chung sống, khi những ham muôn đã được thoả mãn đến độ "bão hoà", họ bỗng nhận ra giữa họ chẳng có gì gắn kết nhau ngoài những cái đó. Và ho thú nhận đó là cuộc hôn nhân sai lầm.

Sai lầm thường xảy ra với những người không còn trẻ nữa

Cuộc sống tẻ nhạt dẫn đến đổ vỡ trong tình yêu

Đến một lúc nào đó, người ta sẵn sàng đón nhận một sự thay đổi trong cách sống, người ta sẵn sàng yêu. Trong tình thế đó, người ta rất dễ bị cuốn hút bởi một ai đó và tưởng rằng mình đã yêu. Chính vì vậy, khi đi tìm kiếm bạn đời trong vội vã có cảm giác như bị thúc ép, ta rất dễ có quyết định sai lầm. Giống như người đang khát, tìm thấy nước là muốn uống ngay, dù đó không phải thứ nước uống được. -> Địa chỉ hoc hat karaoke và hoc thanh nhac bài bản tại Hà Nội
Cũng có khi, người ta cảm thấy như tình yêu đã đến nhưng thực ra đó chỉ là cảm giác thích thú vì được một ai đó theo đuổi hoặc bản thân muốn có một cuộc phiêu lưu để quên đi cuộc sống tẻ nhạt thường ngày. Đôi khi người ta cũng ngộ nhận một cái gì đó là tình yêu để xoa dịu nỗi đau của bản thân, một sự tổn thương trong quá khứ. Và cũng không loại trừ trường hợp vì nhận ra bạn bè xung quanh đều đã có đôi có cặp, do vậy mình cũng muôn như họ.

Sai lầm thường xảy ra với những người vội vàng

Ngày nay có những người quyết định chọn vợ hay chồng chỉ sau mấy lần gặp gỡ. Người ta có thể quen nhau ở một buổi sinh nhật, ở vũ trưòng, một lần đi dạo, có khi chỉ trên một chuyên xe bus công cộng và sau đấy đã là tình yêu thắm thiết, là điện thoại cho nhau mỗi ngày mấy lần, là đưa nhau đi thuê phòng ở nhà nghỉ và có thể chỉ một thòi gian ngắn đôi ba ngày đã tiến hành đám cưối. Họ đã nóng vội rút ngắn giai đoạn tìm hiểu vôn là thời gian cần thiết để hai người gần gũi, trao đổi với nhau những quan niệm về cách nhìn nhận những giá trị, về mục đích của hôn nhân, người vợ, người chồng cần phải thế nào? Họ đang làm công việc gì và có yêu thích công việc đó không? Bạn bè của họ là những ai? Gia đình của họ như thế nào ?


Trong tình yêu không bao giờ có khái niệm vội vàng

Thế nhưng trong thực tế đã có những người quyết định kết hôn khi chưa tìm hiểu những điều này. Trong khoảng thời gian tìm hiếu ngắn ngủi, người ta chỉ biết trang phục của đối tượng, biết những ngón ăn chơi sành sởi, biết kể chuyện hài hước khiến ai nghe cũng phải cười. Đến khi chung sống một thời gian, không ít người mới nhận ra bản thân mới biết quá ít về người bạn đời của mình.
Sai lầm thường gặp ở những người khoe khoang, hiếu thắng

Đó là trưòng hợp ta quyết tâm chinh phục một ai đó chỉ vì người đó được mọi ngưồi xung quanh ca ngợi, nhưng ta ngỡ nhầm tưởng mình đã yêu. Ngoài ra còn có trưòng hợp tưởng là tình yêu hoá ra chỉ là sự cạnh tranh giữa hai hay nhiều đối thủ. Có khi hai bạn gái cùng chơi thân với một chàng trai. Cô gái này thấy bạn mình có khả năng chuyển từ tình bạn sang tình yêu, cũng muốn xen vào để giành phần thắng về mình. Cũng có khi cả một đám đàn ông ngưõng mộ một cô gái và chính điều đó kích thích một anh chàng bằng mọi giá, giành được tình yêu của cô gái chỉ để thoả mãn thói huênh hoang. Thực ra sự cạnh tranh ấy không liên quan gì tối tình yêu nhưng đôi khi cũng gây nên những ấn tượng khá mãnh liệt. Song, phần lớn kết quả của những trưòng hợp đó, khi các địch thủ đã bị loại bỏ, mục tiêu đã được chiếm lĩnh, thì cái mà ta tưởng là tình yêu cũng lập tức biến mất. Bởi vi thực ra, đó đâu phải tình yêu mà chỉ là ta muôn thắng trong một cuộc đấu.

Trong tất cả những sai lầm do ngộ nhận về tình yêu trên đây, nhiều khi cũng có những biểu hiện mê say đến điên cuồng mà người ta thường nghĩ là mình đang yêu say đắm. Điều đáng buồn với những người trong cuộc là sau khi chung sống vợ chồng một thòi gian, người ta mới nhận ra cảm giác cuốn hút họ vào đối tượng đã xảy ra trước đó không phải tình yêu.

Hãy lắng nghe nhịp đập của tình yêu

Nhưng đó phải là tình yêu đích thực chứ không phải là sự ngộ nhận! Song nên nhố rằng, ngay cả với tình yêu đích thực cũng phải đề phòng. Bởi vì tình yêu là món quà vô giá nhưng nó cũng rất nguy hiểm. Nhiều khi hai người yêu nhau không thấy con người thực của nhau mà chỉ thấy hình ảnh lý tưởng do trí tưởng tượng tạo nên.
Thực ra, trong mỗi con người luôn tồn tại cả những mặt tốt và xấu của nó. Ta không thể thay đổi đối phương theo ý muôn của ta mà vấn đề đặt ra là ta phải thích nghi với họ. Nhưng quá trình thích nghi không diễn ra trong một tuần hay một tháng mà là một quá trình gian khổ có thể kéo dài từ 5 – 10 năm. Trong quá trình đó, cả hai phải tiếp xúc, điều chỉnh, tiếp thu có chọn lọc những mặt tốt mới có thể hòa hợp được với nhau. Nhưng tiếc thay, có những đôi vợ chồng không đủ kiên trì và cố gắng để vượt qua quãng đường gian khổ ấy.

Hãy nghe theo nhịp đập của con tim

Không ít trường hợp, tình yêu lãng mạn đã ra đi nhưng tình yêu vợ chồng lại chưa đến và họ nôn nóng muốn chia tay. Theo thống kê thì tỷ lệ những cuộc ly hôn xảy ra gần đây khi hai vợ chồng mới chỉ sống với nhau dưổi 3 năm chiếm một tỷ lệ lớn. Thế mới biết, nhận thức đúng lời mách bảo của trái tim đã khó, ngay cả tình yêu đích thực chưa chắc đã đảm bảo cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc vững bền. Bởi vì khác với tình yêu, khi đi đến hôn nhân còn cần đảm bảo những nghĩa vụ. Như hai con ngựa đóng chung vào một cỗ xe. Chiếc xe có chạy được hay sẽ lật nhào không chỉ phụ thuộc vào tình yêu của hai con ngựa đôi với nhau mà còn dựa vào vấn đề chúng có chạy cùng về một hướng hay không? Hạnh phúc sẽ đến với những ai biết nghe theo mách bảo của trái tim nhưng nếu chỉ như vậy thì vẫn chưa đủ. Nếu không biết cách sống trong gia đình, không biết cách cư xử với người mình yêu thì dù trái tim có mách bảo, hạnh phúc vẫn không đến được với những người này.

Bạn sẽ làm gì khi phải trải qua nỗi sợ hãi hoặc sự kiện thảm khốc nhất trong đời bạn?

Bạn nghe theo con tim mách bảo hay lý trí của mình?

Mỗi lần tôi bỏ qua trái tim mình, tôi lại trải qua những đợt sóng gió trong lòng. Tôi càng tin tưởng trái tim mình, thì cuộc sống lại càng trôi chảy.

Nhưng tôi đã mất nhiều năm để nhận ra điều này. Tôi học được rằng con người sử dụng cả trái tim - bản năng và trí óc - trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc, là thước đo chủ yếu để đánh giá sự đồng cảm, cách chúng ta quan hệ với người khác. Có cả IQ nữa. Tôi không biết chỉ số thông minh của mình. Nhưng những người có chỉ số IQ cao thường là những người thực sự sáng giá, ít khách hàng hoặc bạn bè.

Bộ não của bạn là phần cứng của bạn, còn tâm trí là phần mềm; hệ điều hành của bạn. Tâm trí của bạn, giống như của tôi, nhận được cả những chương trình mong muốn và không mong muốn. Nên chúng ta cần phải chọn lọc thông tin.

Chúng ta tiếp thu thông tin mới và chặn hầu hết thông tin đó, theo ý thức và tiềm thức. Nhận thức của bạn sẽ phát triển khi bạn dành chỗ cho nó và đây là một cách để bạn lắng nghe trái tim mình nhiều hơn. Sau đó, hãy dành chỗ và thời gian để thấu hiểu tiếng nói vọng từ con tim, như thể đó là người bạn thân mới của bạn.

Công việc chuyên môn của tôi với tư cách là nhà huấn luyện phát triển con người, kinh doanh và sự giàu có tập trung vào việc tạo ra các kế hoạch hành động cho mọi người và doanh nghiệp. Nhiệm vụ của chúng tôi là xây dựng tầm nhìn mạnh mẽ đối với từng hành động trong công việc và cuộc sống. Và mặc dù phần lớn thời gian của tôi với khách hàng tập trung vào phát triển chiến lược và chiến thuật xây dựng công ty, nhưng sự thật là, tất cả các công ty đều được xây dựng dựa trên trí tuệ cảm xúc của những người làm việc cùng nhau. Đây là lý do tại sao học cách lắng nghe cả trái tim và cái đầu, tại nơi làm việc hoặc ở nhà, là yếu tố quan trọng để thành công. Và đây cũng là lý do tại sao trọng tâm thực sự của tôi phải là con người; những gì xuất phát từ con tim.

Học cách lắng nghe trái tim 

Làm gì còn cách nào lắng nghe trái tim mình tốt hơn là dùng cái đầu? Bắt đầu học. Thực hành. Hãy nói với bản thân, “Đúng, điều này quan trọng. Tôi cam kết học tập và rèn luyện. Không có cạnh tranh. Đây là việc giúp cải thiện công việc và cuộc sống của tôi”.

Bạn cũng có thể xem video YouTube, tìm kiếm trực tuyến bất cứ thứ gì, và vâng, bạn vẫn có thể đến thư viện hoặc mua và đọc sách.

Tôi yêu YouTube và trả tiền cho YouTube Red. Bằng cách này, tôi loại bỏ những phiền nhiễu về thương mại. Tôi có thể học bất cứ điều gì tôi muốn. Tôi loại bỏ những lỗ hổng kiến ​​thức của mình dựa trên những gì tôi cảm thấy muốn học; như rang hạt cà phê xanh hoặc học thổi sáo của thổ dân châu Mỹ. Hoặc nhảy dù.

Tôi xem TED talks về bất kỳ chủ đề nào mà tôi quan tâm. Tôi dành thời gian cho tất cả những điều này bằng cách không xem TV hoặc nghe đài. Tôi bắt đầu việc thực hành này khoảng bốn năm trước. Thực sự rất kỳ diệu.

'Có mục đích'

Điều gì xảy ra khi bạn đặt mục tiêu? Bạn cảm thấy ngọn lửa nhiệt huyết đang bùng cháy bên trong mình. Đây là lý do tại sao tôi ở trong chế độ học tập liên tục. Tôi hoàn toàn bùng cháy với mục đích của mình. Điều này khiến tôi phải vấp ngã rất nhiều và học cách kết nối với trái tim mình nhiều hơn. Tôi đã gặp nhiều sai lầm trong nhiều năm để có thể được như bây giờ. Mục tiêu của tôi là giúp bạn tìm đường nhanh hơn.

Bạn thực sự muốn gì cho công việc và cuộc sống? Sự rõ ràng sẽ tạo ra sự tự tin. Câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn nằm ở việc tin tưởng trái tim trước. Tâm trí sẽ làm theo.

Tôi đã tìm ra giáo viên tốt nhất chính là thời gian, kinh nghiệm, phép thử và sai lầm. Tôi nhận được nhiều kiến ​​thức hơn khi làm việc, học hỏi và trưởng thành hơn, nhưng tôi còn làm được nhiều việc hơn khi lắng nghe và tin tưởng những gì trái tim mách bảo. Tôi nhận được nhiều hơn từ việc ngồi thiền và trở nên yên tĩnh hơn để tốt cho sức khỏe tinh thần hoặc thể chất của mình. Nó gần như quan trọng như nước uống đối với tôi. Thể thao, nghệ thuật và bất cứ thứ gì bạn thực sự quan tâm đều có thể là một hình thức thiền. Một lần nữa, không có một cách nào để kết nối với trái tim bạn, thiền, chiêm nghiệm hay cầu nguyện.

Học từ nỗi đau

Trái tim và nỗi đau kết hợp lại chính là người "giáo viên" tốt nhất của bạn khi bạn học cách lắng nghe. Chúng ta che giấu nỗi đau và giả vờ rằng nó sẽ biến mất. Nhưng chúng ta không thể che giấu nỗi đau của trái tim. Nỗi đau của bạn càng thực, bạn càng phải chịu đựng nó hoặc nhận sự trợ giúp từ chuyên gia bạn cần.

Đừng bao giờ coi thường việc nhận được sự chăm sóc y tế thích hợp bao gồm cả việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên từ bác sĩ có chuyên môn mà bạn tin tưởng. Bạn chỉ có một bộ não và cơ thể. Vì vậy, bạn cũng có thể cho nó thấy rằng bạn yêu nó như thế nào bằng cách chăm sóc nó tốt hơn. Trái tim của bạn sẽ cảm ơn bạn!

Lý trí của bạn chỉ có thể đưa bạn đi xa. Khi nói đến quyết định, đã bao nhiêu lần bạn đưa ra quyết định có vẻ hợp lý cho sự nghiệp, công việc kinh doanh hoặc cuộc sống của mình và cuối cùng đó lại là điều hoàn toàn tồi tệ nhất mà bạn có thể đã làm? Bạn bỏ qua sự khó khăn và tiến tới bằng lý trí của bản thân. Có thể đó là số tiền đã khiến bạn bị ảnh hưởng, hoặc một cái gì đó khác. Nhưng bạn không biết rằng bạn đã đi sai bước cho đến khi quá muộn.

Và trong khi cho rằng những sai lầm là trải nghiệm, thì thực chất chúng vẫn gây tổn thương. Suy sụp bất cứ điều gì, mất đi những người chúng ta yêu thương, ly hôn với đối tác kinh doanh cũ của bạn, sống sót sau một tai nạn hoặc bệnh tật lớn, hồi phục sau bóng tối của chứng nghiện ngập, trầm cảm hoặc bệnh tâm thần khác gây ra nỗi đau lớn, có thể trở thành giáo viên của chúng ta nếu chúng ta để nó xuất hiện.

Học cách tĩnh lặng

Học cách im lặng có một lợi ích rất lớn. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tìm thấy nhiều thời gian hơn để “hoàn thiện” bản thân, tầm nhìn cho sự nghiệp, kinh doanh và cuộc sống của bạn? Thay vì lao đầu vào công việc kinh doanh của bạn, hãy làm việc một cách có chủ đích và kỷ luật, loại bỏ bản thân khỏi sự điên rồ của công việc và cuộc sống. Dành thời gian để thiền, học yoga và các nghệ thuật chữa bệnh khác. Điều này sẽ giúp bạn lắng nghe trái tim mình.

Bạn cần thời gian để yên tĩnh và suy ngẫm về những bài học phải học. Tôi học cách lắng nghe trái tim mình đang chìm trong bóng tối hoàn toàn, bên cạnh nhiều thành công dựa trên sự chăm chỉ trong nhiều thập kỷ. Trái tim và tâm trí của tôi tiếp tục mở rộng và điều này là do ý định của tôi. Bạn không thể tránh được "bóng tối", nhưng bạn có thể học cách đón nhận nó khi nó đang chiếm lấy bạn.

Sẵn sàng tiếp tục đi cho dù có chuyện gì xảy ra, mở rộng trái tim và nâng cao nhận thức của bạn. Hãy biết ơn tất cả mọi thứ. Lập danh sách biết ơn và xem lại nó mỗi ngày. Chấp nhận có nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Đó là khi bạn cảm thấy bị tổn thương hoặc tức giận nhất, bạn có thể bước vào chế độ quan sát, tách khỏi bản thân, hít thở sâu và cảm nhận những gì đang diễn ra trong lòng, khi bạn nhìn cảnh tượng đang diễn ra xung quanh mình. Một lần nữa, điều này cần thực hành, học hỏi, có thể tìm và theo một giáo viên mới.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn cảm thấy một cơn xúc động ập đến, cảm giác nóng rát sâu trong ruột, tính khí của bạn bùng phát? Tôi tiếp tục học để có được sự tĩnh lặng, nhanh chóng. Tôi chuyển sang chế độ quan sát. Tôi lùi lại khỏi tình huống như một chiến binh được huấn luyện dành thời gian để quan sát đối thủ của mình.

Đôi khi tôi rời khỏi phòng, và hít thở sâu, không nói gì, hoặc đi dạo. Tôi ngăn chặn những gì đang đưa tôi vượt qua ranh giới, tốt hơn nhiều so với trước đây, bởi vì tôi thực hành hàng ngày những thói quen mà tôi đang nói với bạn - đặt ra ý định rõ ràng, hít thở, ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ngủ, thiền, tập thể dục mà không cần cạnh tranh, và và ý thức biết ơn. Những thói quen này dần thay thế những thói quen xấu của tôi. Tôi vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước!

Thực hành kỷ luật

Học cách lắng nghe trái tim mình đòi hỏi bạn phải luyện tập cả đời. Nếu bạn quan sát những nhà lãnh đạo tinh thần, doanh nghiệp và những nhà lãnh đạo giỏi giang khác, họ có một sự thanh thản, bình yên nhất định về họ. Tìm kiếm "laughing Buddha" trên YouTube và nói với tôi rằng bạn đừng phá lên cười, bất kể ngày nay nó xấu đến mức nào.

Xem một nhà sư Phật giáo hoặc một người có tâm linh tiến hóa cao đối phó với nghịch cảnh, nỗi đau, nỗi thống khổ của con người. Bạn thấy hoàn toàn đồng cảm, từ bi, tình yêu, sự cam kết, sự tin tưởng và sự thanh thản. Những giáo viên tiến bộ nhất mà tôi biết cười khúc khích như những đứa trẻ khi họ làm việc của mình. Không có gì khiến họ khó chịu như trước đây vì họ đã học cách im lặng và hài hòa những gì xảy ra trong cả trái tim và cái đầu.

Bạn cần thực hành kỷ luật mỗi ngày. Các bậc thầy thực hành cả đời để làm chủ được trái tim mình. Họ biết trái tim của họ nghĩ về điều gì. Tất cả chúng ta đều có món quà này nếu chúng ta học cách lắng nghe và cho bản thân thời gian. Chớ có nên vội vàng, sợ hãi, và tham lam. Chúng ta luôn tự nhủ rằng mình "không có thời gian". Chúng ta tự dối mình! Đó không phải là cách trái tim mách bảo. Ý tưởng này chỉ có trong đầu bạn; xuất phát từ cái tôi của bạn. Trái tim sẽ luôn tận tâm giúp bạn có được những gì bạn thực sự muốn,  ở đây, ngay bây giờ.

Bạn đã sẵn sàng đến mức nào để tìm hiểu con tim, và tìm thấy những gì bạn thực sự muốn? Hãy xem, cảm nhận và tin tưởng lối đi của bản thân để tìm một người thầy mà bạn có thể tin tưởng, bằng cách đặt niềm tin vào trái tim mình.

Hãy tận hưởng hành trình của bạn. 

----------

Tác giả: Clifford Jones 

Link bài gốc: How I learned to listen to my heart more than my head

Dịch giả: Phạm Phương Linh - ToMo - Learn Something New

[*] Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Phạm Phương Linh - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

[**] Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

[***] Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: //bit.ly/ToMo-hiring.

239 người xem

Video liên quan

Chủ Đề