Vì sao khi ngủ dậy lại đói bụng

Hơi thở có mùi

Nếu sáng ngủ dậy mà thấy có mùi hôi miệng thì hãy xem lại bữa ăn tối hôm trước bạn đã nạp gì vào cơ thể. Bởi đây là một dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, hay trào ngược axit dạ dày, có ảnh hưởng đến cả gan và dạ dày của bạn.

Bạn cần chú ý không nên ăn nhiều vào buổi tối, hạn chế ăn thịt, gây tích tụ nhiều chất béo khó tiêu. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung nhiều trái cây và rau xanh, đồng thời nhớ đánh răng trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các loại nước súc miệng, hay kẹo cao su để giảm bớt mùi hôi miệng.

Đau nhức bả vai, cứng cổ, đau đầu

Điều này có thể là do tối hôm trước bạn đã nằm ngủ sai tư thế, dẫn tới tình trạng thiếu oxy lên não, kéo theo triệu chứng đau nhức các cơ bả vai. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên vận động nhẹ nhàng trước, xoa bóp hoặc chườm nóng những vùng cơ bị tổn thương và nằm ở tư thế thoải mái, tránh co quắp, nằm sấp...

Đói [kèm theo tình trạng buồn bực, chán nản]

Đói bụng có thể là một dấu hiệu rất bình thường vào mỗi sáng thức dậy, tuy nhiên, nếu thấy bụng đói tới cồn cào, sinh ra tâm trạng lo lắng, bất an, kèm theo hiện tượng mệt mỏi, mất sức và phải ăn một thứ gì đó mới vui vẻ trở lại thì bạn nên chủ động đi khám ngay. Nhiều khả năng đây là những biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường. Mặt khác, nếu đã có tiền sử mắc bệnh tiểu đường mà buổi sáng còn gặp phải những triệu chứng này thì bạn cần xem lại cách uống thuốc và liều lượng thuốc của mình có đúng theo chỉ định của bác sĩ hay không.

Chóng mặt

Bước ra khỏi giường mà thấy có hiện tượng hoa mắt chóng mặt thì có thể là do bạn đã ngồi máy tính quá nhiều giờ, gây nén mạch máu ở các đốt sống, từ đó ảnh hưởng đến việc lưu thông máu tới não. Lúc này, bạn cần chăm uống nước lọc và tập thể dục vào buổi sáng, đồng thời tránh dậy đột ngột vào sáng sớm mà nên nằm thêm khoảng nửa phút ngay khi mở mắt, ngồi dậy khoảng 1 phút rưỡi, và đặt chân xuống nền nhà khoảng 1 phút trước đã rồi mới đứng dậy bước ra.

Quầng thâm ở mắt

Đây là một dấu hiệu cảnh báo rất nhiều triệu chứng bệnh, có thể là do bạn bị mất ngủ nhiều, hay tối hôm trước đã uống cafe, hoặc do chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Thêm nữa, quầng thâm xuất hiện ở vùng mắt còn có thể là do những bệnh mãn tính như viêm dạ dày, viêm gan mãn tính, viêm mũi dị ứng, tiêu hóa kém... Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin A, kết hợp với các bài massage vùng mắt, thực hiện chế độ ăn ngủ điều độ, hạn chế thức khuya trong một thời gian dài.

Không phải tất cả các loại thực phẩm đều khiến chúng ta no giống nhau. Những loại có thể kiềm chế cơn đói tốt nhất là những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, hoặc các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm giàu chất xơ. Các nguồn chất xơ tốt là trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.

Chất béo lành mạnh như chất béo có trong các loại hạt, cá và dầu hướng dương có thể làm giảm mức cholesterol của bạn. Chúng là chìa khóa của một chế độ ăn uống cân bằng và có thể giúp bạn cảm thấy no sau khi ăn.

Chúng ta cũng có thể cảm thấy no hơn sau bữa ăn nếu tập trung để nhai và thưởng thức đồ ăn của mình thay vì ăn nhanh.

Tuy nhiên, bánh ngọt, bánh mì trắng, thực phẩm tiện lợi đóng gói và thức ăn nhanh thiếu những chất dinh dưỡng này nhưng lại chứa nhiều chất béo và carbs không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều những thức ăn này, chúng ta có thể thấy mình rất nhanh đói trở lại ngay sau bữa ăn. Và vì thế, chúng ta có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết.

Ngoài ra, để giảm cân, nhiều người uống soda không đường để cắt giảm lượng calo. Nhưng đường giả trong những đồ uống này cho não của bạn biết rằng nó có thể sử dụng calo để làm nhiên liệu. Khi cơ thể bạn không nhận được gì, nó sẽ bật "công tắc đói" và yêu cầu bạn nạp calo từ thức ăn để thay thế.

Ăn thức ăn nhanh khiến bạn nhanh đói trở lại.

2. Thiếu ngủ

Không nghỉ ngơi đầy đủ có thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cơn đói trong cơ thể. Những người bị thiếu ngủ có cảm giác thèm ăn lớn hơn và khó cảm thấy no hơn. Bạn cũng có nhiều khả năng thèm thức ăn giàu chất béo, nhiều calo khi cảm thấy mệt mỏi.

Các tác động khác của thiếu ngủ bao gồm: Khó giữ tỉnh táo, thay đổi tâm trạng, vận động vụng về, tăng cân…

3. Do căng thẳng

Khi chúng ta lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là cortisol có thể làm tăng cảm giác đói. Nhiều người bị căng thẳng cũng thèm thức ăn có nhiều đường, chất béo hoặc cả hai…

Căng thẳng cũng gây ra những cơn giận dữ, mệt mỏi, đau đầu, bụng khó chịu, rối loạn giấc ngủ…

Căng thẳng có thể làm tăng cảm giác đói.

4. Mang thai

Nhiều phụ nữ khi mang thai thường có cảm giác đói, thèm ăn. Đây là cách để cơ thể đảm bảo em bé nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Ngoài thèm ăn, các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể đang mang thai là: chậm kinh, nhu cầu đi tiểu thường xuyên, bụng khó chịu, đau vú hoặc vú to lên…

5. Tập luyện

Cơ thể chúng ta đốt cháy calo để làm nhiên liệu khi tập luyện. Điều này dẫn đến thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ở một số người, điều đó có thể làm gia tăng cảm giác đói.

Tập luyện thúc đẩy trao đổi chất, làm gia tăng cảm giác đói.

6. Bệnh đái tháo đường

Cơ thể chúng ta biến đường trong thức ăn thành nhiên liệu gọi là glucose. Nhưng khi bị đái tháo đường, glucose sẽ không thể tiếp cận các tế bào của bạn. Thay vào đó, cơ thể sẽ đào thải nó ra ngoài và yêu cầu bạn ăn nhiều hơn.

Đặc biệt, những người bị đái tháo đường type 1 có thể ăn một lượng lớn thức ăn mà vẫn giảm cân.

Ngoài cảm giác đói và thèm ăn tăng vọt, cần lưu ý các triệu chứng kèm theo của của bệnh đái tháo đường như: cảm giác khát, nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, giảm cân không rõ lý do, nhìn mờ, ngứa ran hoặc đau ở bàn tay, bàn chân, vết thương lâu lành, mệt mỏi…

7. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng glucose trong cơ thể giảm xuống mức rất thấp. Đó là mối quan tâm chung của những người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra triệu chứng này như: viêm gan, rối loạn thận, khối u nội tiết thần kinh trong tuyến tụy và các vấn đề với tuyến thượng thận hoặc tuyến yên...

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, những người bị hạ đường huyết có thể choáng váng như say rượu. Họ có thể nói lảm nhảm và gặp khó khăn khi đi lại. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Lo lắng, cảm giác như loạn nhịp tim, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi, ngứa ran quanh miệng…

8. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến bạn muốn ăn nhiều hơn bình thường như: thuốc kháng histamine điều trị dị ứng, thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc điều trị đái tháo đường và thuốc chống loạn thần.

Nếu bạn tăng cân kể từ khi bắt đầu dùng thuốc, thì có thể do thuốc khiến bạn cảm thấy đói. Nên thông báo với bác sĩ điều trị để có thể điều chỉnh loại thuốc phù hợp hơn.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu luôn cảm thấy đói kèm theo dấu hiệu bệnh lý.

Ngoài những nguyên nhân do thực phẩm, cách ăn uống, sinh hoạt và tập luyện, nếu bạn luôn cảm thấy đói kèm theo triệu chứng của một số bệnh lý như đái tháo đường hay do tác dụng của thuốc, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.

10 loại thực phẩm giúp cải thiện mức cholesterol và ngừa bệnh tim

Xem thêm video đang được quan tâm

63 tỉnh, thành trên cả nước công bố điều kiện và quy định về quê ăn Tết Nguyên Đán 2022


Video liên quan

Chủ Đề