Trình bày một số rủi ro điển hình trong lĩnh vực xây dựng

Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánĐề tài: Nhận dạng và ước lượng [tần suất, hậu quả] của rủi ro đối với giai đoạn thực hiện dự án với tư cách nhà thầu trong thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trìnhMục lục 1Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của vấn đềRủi ro là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau với các cách hiểu tương đối khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, mọi người đều thống nhất cho rằng, rủi ro là những biến động xảy ra ngoài mong muốn, rủi ro được hiểu như một sự không may, mang lại những thiệt hại, tổn thất không mong muốn, làm cản trở chủ thể thực hiện các mục tiêu đã đề ra.Trong thời gian gần đây, dự án đầu tư xây dựng công trình ngày càng nhiều v với quy mô ngày càng lớn. Điều này đặt ra yêu cầu cho các cơ quan quản lý là làm thế nào để công tác quản lý dự hoàn thiện và khoa học hơn. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giữ vai trò quan trọng ffới với mọi khâu của quá trình thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoang thành, đưa công trình vào sử dụng, vì nó không chỉ mang yếu tố hành chính mà còn gắn liền với vấn đề kinh tế. Công tác quản lý dự cán tốt sẽ giúp tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. Ngược lại, quản lý không tốt vừa gây ảnh hưởng tới các phân đoạn của dự án, vừa tác động không tốt đến chất lượng, tiến độ của dự án.Rủi ro là tự phát và không thể lường trước nhưng không phải không có các phòng tránh. Đặc biệt với công trình xây dựng, một sai lầm nhỏ ở một công viêcj có thể dẫn tới hậu quả nặng nề. Như vậy. công tác quản lý rủi ro của dự án công trình xây dựng là cần thiết.2. Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ lý luận và thực tiễn vể quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng công trình, ước lượng tần suất và hậu quả của rủi ro đối vvới giai đoạn thực hiện dự án với tư cách nhà thầu trong thự hiện dự án đầu tr xây dựng công trình.3. Kết cấu bài làm:Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảoài làm được chia thành các phần chính như sau: 2Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánPhần 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro công trình xây dựngPhần 2: Tình trạng quản lý rủi ro trong giai đoạn thực hiện công trình xây dựngPhần 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với giai đoạn thực hiện công trình xây dựng. 3Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánPHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO1.1.1. Khái niệmTrong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các hoạt động kinh tế của con người thường xảy ra những tai nạn bất ngờ hay sự cố ngẫu nhiên gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Những tai nạn hay sự cố xảy ra bất ngờ ,ngẫu nhiên như vậy gọi là rủi ro.Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro.Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa về rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn:Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.Như vậy, từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu rủi ro là sự không chắc chắn, mang lại kết quả không như dự tính [có thể tích cực, có thể tiêu cực].1.1.2. Phân loại rủi roCó nhiều cách phân loại rủi ro. Theo đó, rủi ro được phân loại như sau:Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính.- Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế. 4Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánLoại rủi ro này có đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất. Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản. Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm.- Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó dự đoán, phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn. Rủi ro suy tính là loại rủi ro thường xảy ra trong thực tế. Ví dụ, rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định. Tăng giá có thể mang lại nhiều lời cho người có tồn kho nhiều và giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn. Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thường không được bảo hiểm nhưng có thế đối phó bằng biện pháp rào chắn [hedging].Rủi ro có thể tính được và không tính được.- Rủi ro có thể tính được là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán được ở một mức độ tin cậy nhất định.- Rủi ro không thể tính được là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó quá bất thường và rất khó dự đoán được.Thực tế không có loại rủi ro nào nằm hẳn về một cực. Khái niệm chỉ về hình thức. Hầu hết các rủi ro nằm ở giữa hai cực ranh giới. Do đó, giữa hai cực này có vô số mức độ chính xác và độ tin cậy khác nhau khi dự đoán. Khả năng đo lường mang tính chất tương đối. Một số có thể đo lường được nhiều, một số đo được ít hơn.Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh.- Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án. Quy mô, độ phức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố như tốc độ thiết kế và xây dựng, hệ thống tổ chức quản lý dự án là những nguyên nhân nội sinh- Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây nên. Những nhân tố rủi ro ngoại sinh thường gặp như lạm phát, thị trường, tính sẵn có của lao động và nguyên liệu, độ bất định về chính trị, do ảnh hưởng của thời tiết.1.1.3. Các phương pháp kiểm soát rủi roCó nhiều biện pháp để kiểm soát rủi ro:*Biện pháp né tránh rủi ro 5Tiểu luận quản lý rủi ro dự án-Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra-Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro*Biện pháp ngăn ngừa tổn thất-Tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm để ngăn ngừa tổn thất, ví dụ: mua bảo hiểm-Tập trung tác động vào môi trường rủi ro-Chọn ngân hàng uy tín để mở L/C-Mua bảo hiểm rủi ro-Tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro => thông qua trung gian, người thứ 3 để tiếp cận thị trường và tạo quan hệ tốt với địa phương.*Các biện pháp giảm thiểu tổn thất-Cứu vớt tài sản còn sử dụng được-Chuyển nợ; ví dụ: bồi thường bảo hiểm cho bên thứ 3-Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro-Dự phòng-Phân tán rủi ro*Chuyển giao rủi ro-Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác, tổ chức khác.-Hoặc ký hợp đồng với người khác/tổ chức khác trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro.*Đa dạng hóa rủi ro: đa dạng thị trường, khách hàng,… để phòng chống rủi ro1.2. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN1.2.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trình1.2.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trìnhCó rất nhiều quan điểm khác nhau về dự án: 6Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánTheo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án [project] là một ý đồ, một nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động.Theo tiêu chuẩn của Australia [AS 1379-1991] định nghĩa: Dự án là một dự kiến công việc có thể nhận biết được, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau.Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 được Việt Nam chấp thuận trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.Theo tài liệu MBA trong tầm tay chủ đề Quản lý dự án của tác giả Eric Verzuh [Mỹ]: Một dự án được định nghĩa là “công việc mang tính chất tạm thời và tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ độc nhất”. Công việc tạm thời sẽ có điểm bắt đầu và kết thúc. Mỗi khi công việc được hoàn thành thì nhóm dự án sẽ giải tán hoặc di chuyển sang những dự án mới.Như vậy, Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ.Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác. 7Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánDự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.1.2.1.2. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng công trìnhDự án xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công … được giải quyết. Các dự án đầu tư xây dựng có một số đặc điểm sau: * Dự án có tính thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một cách ổn định cứng, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động sản xuất… và bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật … và thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội.* Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi.* Dự án có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan. Có thể ngày hoàn thành được ấn định một cách tuỳ ý, nhưng nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những mục tiêu của người đầu tư. Mỗi dự án đều được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó trong quá trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở để phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Sự thành công của Quản lý dự án [ QLDA ] thường được đánh giá bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không? 8Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánQuy mô của mỗi dự án là khác nhau và được thể hiện một cách rõ ràng trong mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại dự án và xác định chi phí của dự án. * Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án là một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ thể nhất định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án.1.2.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình- Theo tính chất và quy mô đầu tư+ Dự án quan trọng quốc gia: do Quốc hội xem xét, quyết định về đầu tư+ Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C để phân cấp quản lý và được thể hiện tại Phụ lục số 1 Nghị định 12/2009/NĐ-CP- Theo nguồn vốn đầu tư:+ Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm vốn tư nhân hoặc sử dụng nhiều nguồn vốn1.2.1.4. Các giai đoạn của dự án đâu tư xây dựng công trìnhDự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Quá trình thực hiện dự án đầu tư có thể mô tả bằng sơ đồ sau: 9Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánLập Báo cáo đầu tư. Lập Dự án đầu tư. Thiết kế Đấu thầu Thi công Nghiệm thuĐối với DA quan trọng quốc giaLập báo cáo Thiết kế kỹ thuật.Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúcdự án đầu tư1.2.2. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình1.2.2.1. Khái niệmQuản lý dự án là việc áp dụng các công cụ, kiến thức và kỹ thuật nhằm định nghĩa, lập kế hoạch, tiến hành triển khai, tổ chức, kiểm soát và kết thúc dự án.Môt dự án được quản lý tốt, tức là khi kết thúc phải thoả mãn được chủ đầu tư về các mặt: thời hạn, chi phí và chất lượng kết quả.Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với các giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án. Việc quản lý tốt các giai đoạn của dự án có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm xây dựng. Mỗi dự án xây dựng đều có một đặc điểm riêng tạo nên sự phong phú đa dạng trong quá trình tổ chức quản lý.1.2.2.2. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhHiện nay, trong Nghị định số 12/NĐ-CP và quy định chỉ có hai hình thức quản lý dự án đó là: CĐT trực tiếp quản lý dự án và CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án: • CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án.Trong trường hợp này CĐT thành lập BQLDA để giúp CĐT làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu 10Tiểu luận quản lý rủi ro dự áncầu của CĐT. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của CĐT.Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì CĐT có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.Nhà thầuCHỦ ĐẦU TƯBAN QUẢN LÝ DỰ ÁNDỰ ÁNTư vấn khảo sát, thiết kế, đấu thầu, giám sát … Hợp đồngGiám sát Hợp đồng Thực hiệnHình thức CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án1.3.2- CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án:Trong trường hợp này, tổ chức tư vấn phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê là tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được CĐT chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với CĐT. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, CĐT vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ 11Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánmáy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. " CHỦ ĐẦU TƯTư vấn quản lý dự ánNgười có thẩm quyền quyết định đầu tưDỰ ÁNNhà thầu Trình Hợp đồng Hợp đồng Phê duyệt Quản lý Thực hiện1.2.2.3. Quy trình quản lý dự ánQuản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu. Nội dung chủ yếu là lập kế hoach, điều phối thực hiện và giám sát nội dung. Quy trình quản lý dự án được tóm tắt ở sơ đồ sau: 12Tiểu luận quản lý rủi ro dự án 13Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánPHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA NHÀ THẦU2.1. KHÁI QUÁT GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG2.1.1. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tưThực hiện dự án đầu tư là một trong 3 giai đoạn của thi công công trìnhSau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt DAĐT được chuyển sang giai đoạn tiếp theo- giai đoạn thực hiện đầu tư.Vấn đề đầu tiên là lựa chọn đơn vị tư vấn, phải lựa chọn được những chuyên gia tư vấn, thiết kế giỏi trong các tổ chức tư vấn, thiết kế giàu kinh nghiệm, có năng lực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu, giai đoạn thiết kế đến giai đoạn quản lý giám sát xây dựng- đây là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Trong khi lựa chọn đơn vị tư vấn, nhân tố quyết định là cơ quan tư vấn này phải có kinh nghiệm qua những dự án đã được họ thực hiện trước đó. Một phương pháp thông thường dùng để chọn là đòi hỏi các cơ quan tư vấn cung cấp các thông tin về kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi tiến tới đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng công trình được thực hiện theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ.Sau khi lựa chọn được nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án được phê duyệt, nhà thầu thiết kế tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của mình. Tuỳ theo quy mô, tính chất công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện theo một bước, hai bước hay ba bước.Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư.Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định. 14Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánSau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, CĐT tổ chức thẩm định hồ sơ TKKT-TDT và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền [cụ thể là người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư] phê duyệt. Trường hợp CĐT không đủ năng lực thẩm định thì thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra dự toán thiết kế công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Trên cơ sở kết quả thẩm định TKKT-DT người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ ra quyết định phê duyệt TKKT-DT. Khi đã có quyết định phê duyệt TKKT-TDT, CĐT tổ chức đấu thầu xây dựng nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản phẩm dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của CĐT và các mục tiêu của dự án.Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, CĐT tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình với nhà thầu và tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến độ xây dựng; quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng; quản lý môi trường xây dựng.Tóm lại, trong giai đoạn này CĐT chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng; trình duyệt hồ sơ TKKT-DT; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng kỹ thuật công trình trong suốt quá trình thi công và chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc đã thực hiện trong quá trình triển khai dự án.2.1.2. Nội dung của quản lý giai đoạn thực hiện dự án đầu tưTrong giai đoạn này, ban quản lý cần quản lý các mặt sau:Quản lý phạm vi dự án.Đó là việc quản lý nội dung công việc nhằm thực hiện mục tiêu dự án, nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi và điều chỉnh phạm vi dự án.Quản lý thời gian của dự án. 15Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánLà quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm việc xác định công việc cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độ dự án.Quản lý chi phí dự án.Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán [dự toán]; quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chi phí đầu tư xây dựng công trình; hay nói cách khác, quản lý chi phí dự án là quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt tổng mức đầu tư. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí.Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước.Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình [TMĐT] là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để CĐT lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công.- Quản lý chất lượng dự án.Cùng với sự phát triển không ngừng về xây dựng cơ sở hạ tầng và nền kinh tế xã hội, cơ chế quản lý xây dựng cũng được đổi mới kịp thời với yêu cầu, do đó xét về mức độ tổng thể của chất lượng dịch vụ và chất lượng công trình không ngừng đực nâng cao. Chất lượng công trình xây dựng tốt hay xấu không những ảnh hưởng đến việc sử dụng mà còn liên quan đến an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân, đến sự ổn định xã hội.Để đảm bảo yêu cầu đó, hiện nay ở Chính phủ Việt nam đã có Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. 16Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánQuản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng. Công tác quản lý chất lượng được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công, giai đoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảo hành công trình.- Quản lý nguồn nhân lực.Là việc quản lý nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Nó bao gồm việc quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban dự án.- Quản lý an toàn và vệ sinh môi trường.Đó là quá trình quản lý điều hành triển khai thực hiện dự án đảm bảo an toàn về con người cũng như máy móc thiết bị. Trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP ghi rõ Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình trong khu vực đô thị thì phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định. Nhà thầu thi công xây dựng, CĐT phải có trách nhiệm giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các các quy định về bảo vệ môi trường thì CĐT, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra - Quản lý rủi ro trong dự án.Khi thực hiện dự án sẽ gặp những nhân tố rủi ro mà chúng ta chưa lường trước được, quản lý rủi ro nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định giảm thiểu tối đa 17Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánnhững nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. Nó bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro.- Quản lý việc thu mua của dự án.Là việc quản lý nhằm sử dụng những hàng hoá, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua, lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu.2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH2.2.1. Những rủi ro thường gặp trong giai đoạn thực hiện dự án của Nhà thầu:a] Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên tác động từ bên ngoài+ Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên như môi trường, khí hậu: Do đặc điểm của ngành xây dựng chủ yếu là sản xuất ngoài trời trong thời gian dài nên các yếu tố thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực hiện dự án, chất lượng và chi phí của dự án.+ Rủi ro do những biến động bất ngờ của thị trường: Xây dựng là một trong TẠP những ngành kinh tế quan trọng và chiếm một lượng vốn đầu tư rất lớn của nền kinh tế quốc dân. Những biến động lớn và bất ngờ của thị trường trong và ngoài nước ảnh hưởng rất lớn đến các dự án xây dựng. Các biến động này đem theo các rủi ro về mặt tài chính đối với dự án đồng thời ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.b] Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật: liên quan đến việc đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình thi công xây dựng và việc sử dụng các máy móc thiết bị đó.Rủi ro trong đầu tư mua sắm máy móc thiết bị:+ Khả năng thu hồi vốn đầu tư thấp+ Rủi ro do hao mòn vô hình: do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật gây ra+ Rủi ro do đầu tư mua sắm thiết bị không đồng bộ dẫn đến việc làm chậm quá trình đưa máy móc thiết bị vào sử dụng, g ây ứ đọng vốn đầu tư và kéo theo các ảnh hưởng lớn khác đến dự án. 18Tiểu luận quản lý rủi ro dự án+ Rủi ro do thiếu thông tin, kinh nghiệm trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị nên phải sử dụng công nghệ lạc hậu.+ Rủi ro trong việc sử dụng máy móc thiết bị:+ Không có sự phù hợp giữa trình độ của người sử dụng và máy móc công nghệ mới: máy móc thiết bị hiện đại trong khi người công nhân chưa được đào tạo, chưa biết cách thao tác hoặc chưa thành thạo, các điều kiện bảo trì chưa đảm bảo.+ Khả năng thực tế của máy móc thiết bị và người sử dụng: công suất hoạt động của máy móc thiết bị mới nhiều khi chưa thể xác định chính xác ngay từ đầu; năng suất lao động của người công nhân hay kỹ thuật viên điều khiển các máy móc thiết bị mới đó chưa đạt yêu cầu trong thời gian đầu sử dụng.+ Người công nhân thiếu kinh nghiệm khi sử dụng các thiết bị+ Ý thức kỷ luật của người công nhân khi sử dụng thiết bị thấp+ Điều kiện khí hậu ở Việt Nam có thể đem đến các rủi ro làm cho máy móc thiết bị dễ hư hỏng nên không thực hiện đúng chế độ bảo quản2.2.2. Thực tiễn quản lý rủi ro vối với giai đoạn thực hiện dự ánCác rủi ro thường gặp ở giai đoạn thực hiện dự án được tón tắt ở bảngCác rủi ro thường gặp Mức độxuất hiệnMức độtác độngNguyên nhânChất lượng xây dựng kém, không đáp ứng yêu cầuPhổ biếnNghiêm trọng- Giám sát không chặt chẽ và không tuân thủ theo hợp đồng, quy định.- Thiết kế sai, không phù hợp với tình hình xây dựng.- Nhà thầu năng lực hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu.- Giá bỏ thầu quá thấp, không đủ chi trả các chi Sử dụng vật liệu kém chất lượng và bớt khối lượngPhổ biếnNghiêm trọngChi phí quyết toán chậm, nợ đọng lâu ngàyRất phổ biếnBình thườngXây dựng ảnh hưởng tới môi trường [bụi, tiếng ồn ]Phổ biến Nghiêm trọng 19Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánphí xây dựng.- Ảnh hưởng của thời tiết, khí tượng thuỷ văn và của con người.- Bắt đầu xây dựng khi quá trình giải, phóng mặt bằng chưa hoàn tất.- Vốn xây dựng không đủ và bị chậm, đặc biệt là vốn ngân sách.- Nhiều tiêu cực trong quá trình xây dựng của các bên tham gia dự án.Chậm tiến độ xây dựngRất phổ biếnNghiêm trọngTăng chi phí xây dựngPhổ biếnNghiêm trọngHồ sơ xây dựng không đầy đủPhổ biếnBình thườngCác lỗi kỹ thuật [rỗ bê tông, rỉ thép, cấp phối không đạt ]Phổ biếnNghiêm trọngKhông quyết toán được các hạng mục đã hoàn thànhPhổ biếnBình thườngNhiều tai nạn lao động Bình thườngCác rủi ro trên, ngoài các lý do khách quan còn do lý do chủ quan của nhà thầu. Nhà thầu có trách nhiệm rất lớn trong trực tiếp thi công cũng như phối hợp với các bên liên quan để thi công. Trách nhiệm của nhà thầu bao gồm:- Tham gia quản lý rủi ro từ giai đoạn đấu thầu- Xác định các rủi ro chưa được đề cập đến bởi chủ đầu tư và đơn vị thiết kế- Nếu dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng thiết kế - xây dựng cagn xem xét rủi ro địa chất và thu thạp dữ liệu bổ sung ghi tại hiện trường.- Quan trắc và ghi chép những biểu hiện của kết cấu công trình trong thời gian thi công.- Cung cấp các dữ liệu với đơn vị thiết kế, điều chỉnh phương pháp thi công nếu cần.Chính việc không nhận thức được trách nhiệm và thiếu phối hợp của 3 bên: chủ đầu tư, nhà thiết kế và nhà thầu, nhiều dự án xây dựng công trình thất bại nặng nề.2.2.3. Những hậu quả để lại 20Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánTrong giai đoạn thực hiện đầu tư, nếu xảy ra rủi ro thì hậu qảu để lại thương ngheiem trọng do đây là giai đoạn sử dụng vốn lớn, chiếm phần lớn trong tổng vốn. Cụ thể, hậu quả của rủi ro được trình bày như sau:* Trong việ hoàn tất các thủ tục và triển khai thực hiện đầu tưRủi ro trong giai đoạn này có thể dẫn tới việc chậm thời gian triển khai thực hện dự án, dẫn đến chậm tiến độ thực hiện dự án, nghiêm trọng hơn thì dự án bị đình chỉ thực hiện, nhà đầu tư vừa bỏ lỡ một cơ hội đầu tư, vừa mất tiền đã bỏ ra cho giai đoạn trước.* Trong thiết kế và lập dự toán xây lắp công trìnhCác rủi ro trong giai đoạn này có thể dẫn đến sai sót trong các bản thiết kế, thiết kế lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, thiếu dự táon chi tiết, dẫn đến bất lợi trong quá trình thi công xây lắp. Nếu trong thi công xây lắp phát hiện ra sai sót cần sửa chữa thì sẽ kéo dài thời gian thực hiện dự án và phát sinh làm tăng chi phí dự án. Nếu không thể sửa chữa trong quá trình xây lắp thì quá trình vận hành sẽ không đạt năng suất tối đa, sản phẩm không có tính cạnh tranh cao, dự án không thu được lợi nhuận, nguy cơ lãng phí vốn đầu tư.Trong trường hợp thiếu so với tổng vốn cần thực tế thid sẽ không có đủ vốn để xây dựng. Do chưa tính đến phương án huy động cho phần vốn bị thiếu hụt nên dẫn đến rủi ro huy động vốn. Dự án không huy động đủ vốn, có thể chậm tiến độ hoặc không thể tiếp tục nữa. Nếu dự toán thừa gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Thêm vào đó, nhà thầu nào dự toán chi phí càng cao thì tính cạnh tranh lại càng thấp, mất dần các dự án vào tay đối thủ.*Trong thi công xây lắp công trìnhRủi ro trong thi công xây lắp công trình là các rủi ro thường gặp nhất và để lại hậu quả nghiêm trọng nhất.- Rủi ro chất lượng xây dựng kém, không đáp ứng được yêu cầu, chất lượng vật liệu kém và khối lượng vật liệu không đủ. Rủi ro này gây hậu quả cho quá trình vận hành khai thác. Do chất lượng ké, nên tuổi thọ công trình ngắn hơn nhiều so với dự kiến, làm giảm doanh thu, giảm uy tín của nhà thầu. 21Tiểu luận quản lý rủi ro dự án- Rủi ro chậm tiến độ xây dựng. Chậm tiến độ dẫn đến tăng khả năng rủi ro của dự án, dự án không hoàn thành đúng tiến độ dự kiến. Nhà thầu vừa có khả năng mất công trình, vừa muộn, có thể bỏ lỡ các công trình khác.- Rủi ro tài chính như không huy động đủ vốn, không tiến hành giai ngân hoặc giải ngân không đúng tiến độ. Điều này chắc hắn gây chậm tiến độ do không có vốn để tiến hành xây dựng- Rủi ro bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, khủng hoảng… Loại này gây tác động xấu đến tiến độ xây dựng dự án,làm tăng chi phí…- Một số rủi ro khác: quyết toán chậm, nợ đọng lâu ngày, đặc điểm của dự án là ảnh hưởng đến môi trường,không quyết toán đươc các hạng mục đã hoànn thành… cũng ảnh hưởng không tốt đến tiến độ, chất lượng dự án. 22Tiểu luận quản lý rủi ro dự ánPHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH CỦA NHÀ THẦU3.1.Áp dụng quy trình quản lý rủi ro đưa vào giai đoạn thực hiện dự ánQuy trình này cụ thể gồm các bước sau:• Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro- Mục tiêu của lập kế hoạch rủi ro: + Xác định thời gian, chi phí, yêu cầu chât lượng+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực+ cung cấp dữ liệu, thuận lợi cho kiểm soát và theo dõi- Bên tham gia xây dựng kế hoạch này phải bao gồm tất cả các cơ quan liên quan, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ các bộ phận- Nhiệm vụ chính của bước này là đưa ra chính sách quản lý rủi ro của tổ chức thực hiện dự án, phân loại rủi ro, xác định các phương pháp áp dụng khi gặp rủi ro…• Nhận dạng rủi ro:Nhiệm vụ của bước này là xác định thông tin cần thiết, xác định đúng rủi ro bằng các phương pháp chính xác.• Phân tích dịnh tính, phân tích định lượng để có thể đo lường chính xác hậu quả của rủi ro mang lại• Kiểm soát và quản lý rủi roSau khi nhận biết mức độ rủi ro, nhà thầu phải quyết định đối phó như thế nào. Nhà thầu có thể thực hiện 4 chiến lược chính:* Tránh rủi ro: loại trừ mộ các rõ ràng mối đe dọa hay rủi ro, thường loại trừ nguyên nhân* Chấp nhận rủi ro: chấp nhận kết quả nếu rủi ro xảy ra 23Tiểu luận quản lý rủi ro dự án* Thuyên chuyển rủi ro: luân phiên hậu quả rủi ro và giao trách nhiệm quản lý cho bên thứ ba.* Giảm nhẹ rủi ro: việc giảm bớt ảnh hưởng một sự kiện rủi ro bằng việc cắt giảm những gì có thể khi sự cố xảy ra.3.2. Triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn thi công ở tất cả các khâu3.3. Kiến nghị với nhà thầuĐể dự án đầu tư xây dựng công trình đạt hiệu quả cao và chất lượmg tốt, các nhà thầu cần: 24Tiểu luận quản lý rủi ro dự án+ Quan tâm hơn nữa và tích cực áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong khi triển khai thi công công trình.+ Chú trọng hơn nữa vấn đề tích lũy các số liệu liên quan đến các rủi ro xảy ra trong quá trình triển khai thi công của mình để làm cơ sở tính toán các trị số xác suất phục vụ cho công tác quản trị rủi ro có hiệu quả.+ Nâng cao năng lực dự báo rủi ro.+ Tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức phòng ngừa rủi ro đến từng thành viên tham gia vào hoạt động thi công của doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp 25

Video liên quan

Chủ Đề