Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng được quy định như thế nào

Thiết kế cơ sở là khâu quan trọng khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Đây cũng là bước căn cứ để tiến hành triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Vậy hồ sơ thiết kế cơ sở hiện nay quy định như thế nào?

Thiết kế cơ sở là gì?

Trước khi tìm hiểu Thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì? Chúng ta cùng xem thiết kế cơ sở là gì nhé!

Theo Điều 8 Nghị định 12/2009/NĐ-CP, Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Như vậy, thiết kế cơ sở là một trong những bước trong thiết kế thi công; sau khâu thiết kế cơ sở là đến thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ xây dựng.

Hồ sơ thiết kế cơ sở là gì?

Hồ sơ thiết kế cơ sở là hồ sơ bao gồm toàn bộ các thông tin thiết kế cơ sở.

Trong hồ sơ thiết kế của một công trình xây dựng hoặc một dự án xây dựng gồm các bước như thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công. Tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất của từng công trình cụ thể mà công việc thiết kế được thực hiện theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước. Nếu dự án được thiết kế 2 bước hoặc 3 bước thì sẽ có hồ sơ thiết kế cơ sở.

Quy định về thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở bao gồm những gì?

Quy định hồ sơ thiết kế cơ sở gồm 2 phần, cụ thể như sau:

Phần thuyết minh thiết kế cơ sở gồm các nội dung:

– Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng và phương án thiết kế

+ Tổng mặt bằng công trình hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến

 + Vị trí và quy mô xây dựng của các hạng mục công trình

+ Việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực

– Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với các công trình có yêu cầu công nghệ

– Phương án kiến trúc đối với các công trình có yêu cầu kiến trúc

– Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật cũng như hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình

– Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy – chữa cháy theo quy định của pháp luật

– Danh mục các quy chuẩn và tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

– Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với những công trình xây dựng theo tuyến

– Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với những công trình có yêu cầu công nghệ

– Bản vẽ phương án kiến trúc đối với các công trình có yêu cầu kiến trúc

– Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

Thẩm định thiết kế cơ sở thực hiện ra sao?

Khi thiết kế cơ sở được hoàn thành sẽ được đưa ra hội đồng thẩm định để đánh giá chất lượng của công trình xây dựng.

Theo đó, đơn vị có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở phụ thuộc vào đơn vị chủ trì và loại hình dự án xây dựng.

– Với dự án đầu tư xây dựng: phụ thuộc vào từng loại công trình xây dựng sẽ có các cơ quan chủ trì là đơn vị có quyền thẩm định, đánh giá thiết kế.

– Với công trình giao thông: do Bộ Giao thông vận tải thẩm định.

– Với công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình giao thông đô thị: do Bộ Xây dựng thẩm định.

– Với công trình nhà máy điện, hầm mỏ, dầu khí…đơn vị chủ trì thẩm định là là Bộ Công Thương.

– Với các công trình về an ninh, quốc phòng: Bộ quốc phòng và Bộ Công an sẽ thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở.

– Với các công trình thuộc đơn vị cơ sở, nằm trên địa bàn tỉnh, các cơ quan thuộc sở thì Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng của tỉnh đó,… là đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định, đánh giá thiết kế cơ sở.

Từ các thông tin trên có thể thấy:

Hồ sơ thiết kế cơ sở có thể dự đoán được tổng chi phí của một công trình chủ đầu tư cần phải bỏ ra gồm: dự toán thi công công trình, các hạng mục của dự án, chi phí quản lý, chi phí phát sinh…

Việc thiết kế phải đảm bảo cân đối chi phí để tổng dự toán không vượt quá tổng mức đầu tư đã được duyệt trước đó.

Trên đây là giải đáp liên quan đến quy định về Thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Skip to content

Hồ sơ thiết kế xây dựng bao gồm những gì?

Bài viết này tóm tắt các nội dung chính trong bộ hồ sơ thiết kế xây dưng.

Mục đích nhằm có cái nhìn tổng quát hơn trước khi chuẩn bị một bộ hồ sơ xây dựng chi tiết theo đúng quy định và có giá trị pháp lý.

Hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng là gì?

Căn cứ vào nghị định số 37/2015/NĐ-Cp, hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng sẽ bao gồm 3 phần chính là:

Hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Mỗi nội dung của các bộ hồ sơ này lại bao gồm những hồ sơ bắt buộc khác

1. Hồ sơ thiết kế cơ sở

Chủ yếu trình bày thuyết minh thiết kế: thông tin chung của dự án, tóm tắt địa điểm, quy mô, giải pháp quy hoạch tổng thể mặt bẳng, hệ thống kỹ thuật chính, hạ tầng, kích thước khối lượng chính, mốc định vị, kết nối hạ tầng… Phối cảnh toản bộ công trình Phương án PCCC Phương án công nghệ Diễn giải các tài liệu pháp lý liên quan Lưu ý:

Bản vẽ thiết kế ghi rõ kích cỡ, tỷ lệ. Thường bao gồm: các mặt cắt ngang, mặt cắt dọc chính, mặt đứng… Sơ đồ mặt bằng, bố trí, kích thước kết cấu chịu lực chính như nền, móng, sàn, cột…Hệ thống bên trong, bên ngoài công trình, PCCC..

2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Bao gồm hồ sơ thuyết minh thiết kế kỹ thuật: Căn cứ để lập thiết kế, danh mục quy chuật, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, các yếu tố tác động tới thiết kế. Năng lục, công nghệ, biện pháo an toàn và giải pháp kiến trúc chi tiết

Dự toán: Dự toán xây dựng chi tiết tổng công trình và từng hạng mục. Các chi phí quản lý dự án, giải phóng mặt bằng…Tổng chi phí dự toán không được vượt quá tổng chi phí đầu tư được duyệt

Bảng dự toán xây dựng công trình là một phần trong hồ sơ thiết kế

3.Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công:

– Bản vẽ chi tiết mặt bằng, chi tiết từng hạng mục, chất lượng, quy cách,số lượng..của vật liệu, thiết bị. Các tiêu chuẩn đi kèm từng hạng mục. Thuyết minh chi tiết những nội dung mà bản vẽ không thể hiện được hết

– Chỉ dẫn về phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành, bảo vệ môi trường

Quy định kỹ thuật bảo hành bảo trì…

Tóm lại là tất cả những phần liên quan đến mặt cắt, kết cấu, điện, nước, ánh sáng nhằm phục vụ cho việc bắt tay vào xây dựng công trình đó.

– Ước lượng dự toán chi phí xây dựng cho từng hạng mục

Bản vẽ xây dựng công trình

4. Quy định về hình thức hồ sơ thiết kế xây dựng:

– Hồ sơ phải được đóng thành tập [đóng cuốn] – Hồ sơ phải được lập chỉ mục, đánh số thứ tự rõ ràng và đồng nhất để thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng và bảo quản lâu dài

– Trong từng bản vẽ phải có thông tin chi tiết về: nhà thầu thiết kế, người kiểm tra, người thiết kế, người đại diện theo pháp luật.. Thông tin này phải hiển thị rõ ở khung tên.

– Để đảm bảo tỷ lệ cũng như độ sắc nét cho hồ sơ. Các bản vẽ khi in thường chọn in bản vẽ khổ lớn như A0, A1, A2, A3… định lượng giấy từ 90~120gsm.
Đối với bản vẽ quy hoạch và bản vẽ phối cảnh, nên chọn in màu nét

Hồ sơ xây dựng phải được đóng cuốn và lập chỉ mục rõ ràng

5. Địa chỉ in hồ sơ thiết kế xây dựng đẹp ở tp HCM

  • Tiệm in ấn photocopy Sakyprint  có hơn 10 năm chuyên in bản vẽ thiết kế cho các công ty xây dựng
  • in bản vẽ – photocopy – scan màu và đóng cuốn thu-phóng theo yêu cầu, khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4..
  • Chúng tôi có đầy đủ trang thiết bị hiện đại với tốc độ cao, độ phân giải lên đến 2400dpi
  • Thể hiện tốt các nét in mảnh, thể hện sắc nét từng điểm màu trên bản vẽ kiến trúc, kết cấu, M&E, PCCC, cảnh quan…
  • Chính sách ưu đãi dành riêng cho các nhà thết kế, các nhà thầu, công ty xây dựng..
  • Một trang trong bộ hồ sơ kết cấu cơ sở

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV TOÀN ĐỈNH

Địa chỉ: 563 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0983 357 456 – 0983 599 130 [Zalo]

Email:

Skype: sakyprint563

Video liên quan

Chủ Đề