Vì sao giá thịt lợn giảm

[PLO]- Với giá heo hơi hiện nay quanh mức 65.000 đồng/kg, người nuôi heo vẫn huề vốn vì giá thức ăn chăn nuôi đang ở mức cao. 

Video: Giá heo bất ngờ quay đầu giảm

Ngày 30-7, thông tin với PLO, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết giá heo hơi tại thủ phủ chăn nuôi lớn nhất cả nước, sau một tuần tăng lên mức giá 68.000 - 70.000 đồng/kg thì nay đã quay đầu giảm xuống quanh mức giá 65.000 đồng/kg.

Hai nguyên nhân khiến giá heo hơi giảm, theo ông Đoán là do giá heo hơi Trung Quốc giảm, và Chính phủ yêu cầu bình ổn giá thịt heo.

"Hiện nay, nếu người nuôi phải mua heo giống thì giá thành nuôi heo rơi vào khoảng 62.000 -65.000 đồng/kg, với giá heo hơi bán tại chuồng thì coi như người nuôi huề vốn, tiết giảm được chi phí thì mới có chút lời. Còn những người nuôi heo nào chủ động được con giống, chủ yếu là các doanh nghiệp chăn nuôi thì giá thành chăn nuôi sẽ thấp hơn khoảng 60.000 đồng/kg, có lợi nhuận khi giá bán 65.000 đồng/kg heo hơi xuất chuồng" - ông Đoán nói.

Tuy nhiên, theo ông Đoán càng về cuối năm thì giá heo hơi có thể tăng do nhu cầu tiêu thụ thịt heo càng tăng, hơn nữa giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao khiến chi phí chăn nuôi tăng.

Để hạ giá thành chăn nuôi, các trang trại phải tìm nguồn thức ăn sẵn có trong nước, chí phí thấp hơn, kiểm soát phòng chống dịch tả heo châu Phi tốt. Chính phủ cũng cần kiểm soát xuất khẩu heo tiểu ngạch sang các nước láng giềng, tăng nguồn thịt nhập chất lượng.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, giá thịt heo tăng cao, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng [CPI] tháng 7-2022 tăng 0,4% so với tháng trước.

So với tháng 12-2021, CPI tháng 7 tăng 3,59% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,14%. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%.

QUANG HUY

Heo hơi rất rẻ nhưng thịt lại... rất đắt

Ông Thắng, một người chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai cho biết, ông vừa bán một đàn heo với giá 55.000 đồng/kg, đây là giá heo hơi thấp nhất trong 3 tháng qua.

"Đầu tháng 6, giá heo hơi vẫn ở mức 69.000 - 70.000 đồng/kg nhưng khi dịch bùng phát mạnh thì giá heo hơi giảm dần. Đến tháng 8, mỗi ký heo hơi đã giảm 15.000 đồng so với trước" - ông Thắng nói.

Giá heo hơi đã giảm mạnh trong 3 tháng qua [Ảnh: Đ.V].

Không chỉ ở Đồng Nai, giá heo hơi tại các tỉnh như Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu… cũng giảm mạnh.

Trong khi đó, thịt heo bán lẻ tại các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi tại TPHCM vẫn có giá cao ngất ngưởng. Cụ thể, thịt đùi heo được bán với giá từ 140.000 -150.000 đồng/kg, nạc dăm 160.000 đồng/kg, thịt cốt lết 150.000 đồng/kg, sườn non 240.000 đồng/kg…

Giá thịt heo ở các siêu thị, cửa hàng tại TPHCM vẫn đang rất cao [Ảnh: Đại Việt].

Giá thịt heo của các điểm kinh doanh online cũng tương đương với siêu thị, dù chi phí vận hành thấp hơn.

Chị Dương Hoa, chủ một điểm kinh doanh thịt heo online tại Tân Bình, chia sẻ chị đang nhập thịt heo mảnh với giá 95.000 đồng/kg. Sau khi lóc thịt, chị bán lẻ với giá từ 120.000 - 160.000 đồng/kg. Mỗi ngày, chị bán qua mạng khoảng 80 - 90 kg.

Bà Lưu Thị Bảy [quận 3] kể những ngày dịch bệnh, gia đình bà vẫn phải mua thịt heo với giá rất đắt đỏ, trong khi thu nhập của cả nhà đều bị sụt giảm.

Bà Bảy cho rằng, giới kinh doanh thịt heo đang "ăn dày", bởi giá heo hơi giảm mạnh nhưng giá bán lẻ lại không giảm.

"Dịch bệnh, người kinh doanh có nhiều chi phí phát sinh nhưng theo tôi là không nhiều đến thế. Bởi, khi thịt heo hơi 70.000 đồng/kg thì thịt đùi giá 110.000 đồng/kg nhưng đến khi thịt heo hơi giảm còn 55.000 đồng/kg thì thịt đùi lại có giá 150.000 đồng/kg" - bà Bảy dẫn chứng.

Vì sao thịt heo có giá "trên trời"?

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai - thừa nhận, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh đã xuống mức 55.000 - 58.000 đồng/kg nhưng giá thịt heo bán lẻ tại Đồng Nai và TPHCM vẫn còn ở mức rất cao.

Theo ông Công, nguyên nhân giá thịt heo vẫn ở "trên trời" là do khâu phân phối bị ảnh hưởng nặng nề, hàng trăm khu chợ truyền thống phải tạm đóng cửa, trong khi các siêu thị chỉ đáp ứng được 35 - 40% nhu cầu thịt heo của người dân.

Việc lưu thông, vận chuyển thịt heo cũng gặp nhiều khó khăn, các thương lái phải qua nhiều bước trung gian hơn và tốn nhiều chi phí hơn so với trước. Với  chi phí phát sinh, thương lái buộc phải cộng thêm những khoản tiền này vào giá bán cho người tiêu dùng. Điều này khiến giá thịt heo vẫn "neo" ở mức cao dù giá heo hơi đã giảm sâu.

"Với giá heo hơi như hiện nay thì giá bán lẻ thịt heo khoảng 100.000 - 110.000 đồng/kg là người kinh doanh đã có lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, dịch bệnh phức tạp, chi phí phát sinh lớn đã khiến giá thịt heo chưa thể giảm", ông Công nói.

Chi phí phân phối thịt heo tăng mạnh là nguyên nhân kéo giá thịt heo lên cao [Ảnh: Đại Việt].

Còn theo ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, ngày bình thường thị trường TPHCM tiêu thụ khoảng 10.000 con heo/ngày. Tuy nhiên, khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì lượng thịt heo về thành phố giảm mạnh. Mỗi ngày, thành phố chỉ tiêu thụ khoảng 5.000 - 6.000 con.

Ông Phương nhận định, giá heo hơi giảm mạnh nhưng giá thịt heo bán lẻ vẫn còn cao là do chi phí phát sinh của các đơn vị phân phối quá lớn. Chi phí xăng dầu, chi phí phòng chống dịch và chi phí vận hành điểm bán tăng khiến giá thịt heo cũng tăng theo.

"Các điểm phân phối thịt heo có F0 đến thì phải tạm đóng cửa, nhân viên phải cách ly, điểm bán phải khử khuẩn. Một số nhân viên khác nằm trong vùng phong tỏa, không thể đi làm, buộc doanh nghiệp phải tuyển thêm người mới. Ngoài ra, tài xế vận chuyển thịt heo cũng thiếu trầm trọng vì tài xế ngại đi làm mùa dịch.

Các đơn vị phải tuyển thêm nhân sự liên tục, trả tiền làm ngoài giờ, trả tiền xét nghiệm Covid-19, mua bảo hiểm cho nhân viên... Những chi phí này khiến cho giá thịt heo vẫn ở mức cao", ông Phương nói.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, khi các chợ truyền thống mở cửa bình thường lại, các thương lái hoạt động rầm rộ thì giá thịt heo sẽ phải giảm theo đúng quy luật của thị trường.

Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai - cho rằng, trong tương lai, Việt Nam cần có chiến lược quốc gia về dự trữ thịt heo và các loại thực phẩm khác, bởi nhiều nước trên thế giới đã thực hiện dự trữ thực phẩm thiết yếu trong 5 - 6 tháng nhằm đối phó với các kịch bản dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu…

Việc xây dựng chiến lược dự trữ cần có sự chủ trì của Nhà nước, Chính phủ và sự góp sức của nhiều thành phần trong xã hội. Các doanh nghiệp cũng sẽ chung tay vào chiến lược dự trữ thực phẩm này.

[Theo Dân Trí] 

Giá thịt lợn tại trại ở Đồng Nai chỉ 57.000 đồng/kg nhưng về TP.HCM được bán với giá 200.000 đồng/kg. Gà tại trại nuôi ở Đông Nam Bộ ế ẩm, giá chỉ 11.000 đồng/kg song về TP.HCM, giá bị đẩy lên cao.

Giá lợn khó tăng vì tổng cầu yếu, nguồn cung cao

Theo tin từ các trang trại chăn nuôi, sau 2 tuần điều chỉnh giá bán, nhưng giá lợn hơi trên cả nước đã không có sự bứt phá và từ 2 ngày nay, giá lợn hơi đã ngừng tăng, bán ra chỉ từ 48.000-53.000 đồng/kg. Hiện nay, giá lợn hơi thấp nhất tại 2 tỉnh An Giang và Trà Vinh [48.000 đồng/kg], chỉ duy nhất tỉnh Hưng Yên có giá lợn hơi 53.000 đồng/kg – là mức lợn hơi cao nhất trên cả nước hiện nay.

Như vậy, mặc dù rất  nhiều nỗ lực để kích cầu, nhưng giá lợn hơi trên cả nước đã không thể chọc thủng "trần" 53.000 đồng mà các thương nhân kỳ vọng "cầu" tiêu dùng cuối năm tăng sẽ "làm ấm" thị trường, đưa giá lợn lập mặt bằng mới.

"Chưa bao giờ có tình trạng gần Tết mà giá lợn hơi chỉ tăng 1.000-2.000 đồng/kg và cả tuần không vượt nổi khỏi mức 48.000-50.000 đồng/kg" - ông Hà Văn Tuấn, hộ chăn nuôi lợn tại Trực Ninh [Nam Định] than thở.

Thông tin của Anova Feed – một trong những doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi lớn tại Việt Nam cho hay, tại thị trường miền Bắc, lợn hơi có giá từ 49.000 - 53.000 đồng/kg. Tại miền Trung: 49.000 - 50.000 đồng/kg. Tại miền Đông: 49.000 - 51.000 đồng/kg. Tại miền Tây: 48.000 - 51.000 đồng/kg.

Nguồn cung lợn hơi từ các công ty lớn còn rất nhiều khiến giá lợn hơi khó lập đỉnh mới. Ảnh: Dương Phương

“Sức cầu chưa cao nên không thể thúc đẩy giá heo [lợn] tăng. Hiện nay chỉ TPHCM đạt được 90% sức mua so với trước thời gian giãn cách do COVID-19, còn tại các tỉnh rất thấp, nhất là các tỉnh miền Tây. Bên cạnh đó, heo dịch nhiều, không kiểm soát được nên heo mảnh của dịch bán ra chỉ ở mức 50.000 đồng/kg cũng là giá heo hơi giảm” – ông Nguyễn Huân – Trưởng trại - Trại Chăn nuôi Bình An [Bình Thuận], cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Huân, hiện doanh nghiệp chăn nuôi lớn nhất cả nước là C.P đang tồn nhiều lợn có trọng lượng lớn nên áp lực chuồng cao, buộc phải đẩy hàng, ra hàng bằng mọi giá khiến nguồn cung rất nhiều và giá thấp.

"Khi C.P bán heo với giá thấp, giá thị trường sẽ không cao được vì giá heo trên thị trường được điều chỉnh căn cứ trên giá bán ra của C.P. Một yếu tố nữa là dân ăn thịt heo là tầng lớp trung bình, dịch COVID-19 khiến thu nhập của nhóm khách hàng này giảm, họ cắt giảm chi tiêu nên tổng cầu cũng giảm theo. Đó là những yếu tố làm heo chưa tăng” - ông Nguyễn Huân nói.

Vì sao người nuôi không dám tái đàn?

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Trọng – nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT] cho biết, với mức giá từ 50.000 đồng trở lên, các trang trại chăn nuôi lớn bắt đầu có lãi, nhưng các gia hộ nhỏ vẫn lỗ, không kích thích được người chăn nuôi tái đàn.

“Trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tiếp được điều chỉnh tăng, nhưng giá lợn hơi không bứt nổi khỏi điểm hòa vốn, người nuôi hầu như không có lãi. Giá lợn hơi thấp, nếu chủ động được con giống thì người nuôi có lãi. Tuy nhiên, các gia trại nhỏ hoặc hộ chăn nuôi gia đình nuôi ít, phải mua con giống thì chắc chắn thua lỗ nặng. Thị trường kém sôi động, giá thấp, dịch bệnh phức tạp... là những yếu tố khiến người dân thận trọng không dám tăng đàn hoặc tái đàn” – ông Nguyễn Văn Trọng nói. 

Ngoài các yếu tố nêu trên thì dịch tả lợn Châu Phi cũng là nguyên nhân chính khiến người chăn nuôi e ngại không dám tái đàn.

Thông tin từ Cục Thú y cho biết, trong số 58 tỉnh, thành phố đang có dịch tả lợn Châu Phi, hiện còn 43 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày. Số lợn tiêu hủy đã lên đến trên 231.000 con với trọng lượng lợn tiêu hủy khoảng trên 10.000 tấn, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Rất khó nhận định giá lợn hơi trong thời gian tới

Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi miền Bắc - miền Trung nhấn mạnh: Giá lợn hơi dịp Tết có tăng đột biên hay không rất khó dự đoán, bởi hiện nay, nguồn cung đang nhiều do 3 công ty lớn đều tăng đàn. Nguồn cung đang lớn, nhưng nếu dịch bệnh phức tạp, lợn bị tiêu hủy nhiều sẽ khiến nguồn cung thiếu, đẩy giá lợn tăng cao và ngược lại. 

Video liên quan

Chủ Đề