Tiền chậm nộp thuế TNDN hạch toán như thế nào

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nếu doanh nghiệp nộp tiền thuế chậm so với quy định hoặc bị cơ quan thuế phát hiện ra những sai sót dẫn đến tăng số thuế phải nộp thì doanh nghiệp thì sẽ bị phạt chậm nộp thuế. Lúc này, kế toán viên phải thực hiện bút toán hạch toán tiền chậm nộp thuế. Vậy tiền chậm nộp thuế hạch toán vào đâu?

1. Nguyên nhân dẫn đến bị phạt chậm nộp thuế

Điều 59 Luật quản lý Thuế 2019 quy định về việc xử lý đối với trường hợp chậm nộp thuế, quy định rõ cách thức xác định tiền chậm nộp, các trường hợp được coi là chậm nộp tiền thuế và các trường hợp không phải chậm nộp thuế.

Phải nộp phạt tiền nộp chậm thuế trong trường hợp sau đây:

– Chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;

– Khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm. Thời gian tính tiền chậm nộp là kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

– Khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế được hoàn nay phải thu hồi. Thời gian tính tiền chậm nộp kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước.

2. Cách tính tiền chậm nộp thuế

Theo Khoản 1, Điều 55 của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.”

Nếu quá các mốc thời gian này, doanh nghiệp bị coi là nộp chậm và phải tính cũng như hạch toán tiền chậm nộp thuế

  • Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp thuế:

Theo Khoản 2, Điều 59 của Luật này quy định mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:

  1. a] Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế Số tiền thuế nộp chậm x 0.03 x Số ngày chậm nộp thuế
  1. b] Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Ví dụ: 

Tại Công ty A, ngày 21/10/2020, kế toán phát hiện tờ khai thuế GTGT quý 2 năm 2020 kê khai sai về số tiền thuế GTGT trên hóa đơn bán ra. Kế toán công ty A nên tiến hành lập tờ khai thuế GTGT bổ sung vào ngày phát hiện điều chỉnh bổ sung cho kỳ sai sót quý 2/2020 như sau:

+ Điều chỉnh chỉ tiêu số [33]- Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế 10%: số đã kê khai lần đầu quý 1 là 15.000.000, số đúng sau điều chỉnh là 25.000.000, chênh lệch số tiền thuế là 10.000.000.

🡺Tổng hợp các điều chỉnh sai sót ảnh hưởng đến chỉ tiêu số [40]- Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ: số đã kê khai là 30.000.000, số đúng điều chỉnh là 40.000.000, chênh lệch số tiền 10.000.000.

Do tờ khai bổ sung ảnh hưởng đến chỉ tiêu [40] nên doanh nghiệp phải nộp bổ sung số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nướcthay đổi không làm ảnh hưởng đến tờ khai thuế của kỳ tiếp theo nên không phải ghi số tiền bổ sung, điều chỉnh vào chỉ tiêu [37], [38] của tờ khai thuế của kỳ tiếp theo.

Công thức tính tiền chậm nộp:

Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế Số tiền thuế nộp chậm x 0.03 x Số ngày chậm nộp thuế

B1: Tính số ngày chậm nộp:

Áp dụng theo quy định ở trên thì tờ khai thuế GTGT bổ sung quý 1 thuộc kỳ thuế quý 1 có thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 31/07/2020, đây cũng là thời hạn nộp tiền thuế GTGT của quý 1.  

Số ngày chậm tính từ ngày tiếp sau thời hạn là ngày 01/08/2020 đến ngày lập hồ sơ khai thuế bổ sung [ngày 21/10/2020].

Số ngày chậm nộp = [1/8 đến 31/08] +[1/09 đến 30/09] + [1/10 đến 21/10]

Số ngày chậm nộp = 31 + 30 + 21 =  82 ngày.

Số tiền chậm nộp phát sinh theo tờ khai bổ sung là: 10.000.000đ

  • Tính số tiền phạt chậm nộp
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế 10.000.000 x 0.03 x 82 = 246.000

3. Hạch toán tiền chậm nộp thuế 

Tiền chậm nộp thuế được hạch toán vào tài khoản 811 – chi phí khác do đây cũng là một khoản chi của doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.36 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, tiền chậm nộp thuế là một khoản phạt về vi phạm hành chính, do đó sẽ không được coi là chi phí được trừ hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp. Do đó, kế toán cần loại bỏ chi phí này để tính số thuế TNDN phải nộp chính xác

Ngoài tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp BHXH cũng được hạch toán vào tài khoản chi phí khác và không được coi là chi phí tính thuế TNDN

– Khi DN nhận được quyết định xử lý nộp thuế chậm, kế toán hạch toán:

Nợ TK 811: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm

Có TK  3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm.

– DN nộp tiền phạt nộp thuế chậm vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ  TK  3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm

Có các TK 111, 112: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm

Cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển tiền chậm nộp thuế:

Nợ TK 911

Có TK 811

Bài tập ví dụ: 

Công ty Bình Minh bị truy thu số thuế TNDN là 20.000.000 VNĐ.

Tiền phạt nộp chậm thuế là 5.000.000 VNĐ.

Công ty Bình Minh nộp các khoản này bằng tiền gửi ngân hàng.

Yêu cầu: Hạch toán truy thu thuế và hạch toán tiền chậm nộp thuế tại công ty Bình Minh

Hướng dẫn hạch toán:

Kế toán Công ty Bình Minh hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế như sau:

– Khi DN bị truy thu thuế TNDN, kế toán hạch toán:

Nợ TK 8211: 20.000.000 VNĐ

Có TK 3334: 20.000.000 VNĐ.

– Hạch toán tiền chậm nộp thuế:

Nợ TK 811: 5.000.000 VNĐ

Có TK 3339: 5.000.000 VNĐ.

– DN nộp tiền truy thu thuế vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ TK 3334: 20.000.000 VNĐ

Có TK 112: 20.000.000 VNĐ.

– DN nộp tiền phạt nộp thuế chậm vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ TK 3339: 5.000.000 VNĐ

Có TK 112: 5.000.000 VNĐ.

Theo MISA

Nhiều doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng chậm nộp thuế. Điều này sẽ dẫn đến các mức phạt hành chính đối với doanh nghiệp.Như vậy các khoản tiền nộp chậm này sẽ được hạch toán như thế nào?

Hạch toán tiền chậm nộp và truy thu thuế như thế nào?
  1. Khi doanh nghiệp bị phạt tiền với lí do chậm nộp thuế. Kế toán viên sẽ hạch toán các tiền chậm nộp thuế này như sau:

    • Trong giai đoạn nhận được thông báo về hành vi vi phạm và xử phạt hành chính

    Nợ TK 811 – Các khoản chi phí khác

    Có TK 3339 – Bao gồm có phí, lệ phí và các những khoản tiền khác cần phải nộp

    Có TK 338 – Bao gồm các khoản tiền phải trả, phải nộp khác.

    • Trong gian đoạn nộp tiền phạt, bao gồm:

    Nợ có các TK 3339, 338

    Có bao gồm các TK 111, 112,. . .

    • Trong giai đoạn cuối kỳ kết toán và cuối kỳ kết chuyển

    Nợ TK 911 – Tài khoản để xác định kết quả kinh doanh

    Có TK 811 – Bao gồm các chi phí khác

    Lưu ý

    Những khoản tiền phạt của doanh nghiệp khi mà vi phạm phải một số lỗi: Vi phạm luật giao thông; Vi phạm về quy định đăng ký kinh doanh; Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả hành vi nộp thuế chậm. Các khoản này sẽ bị loại ra khỏi danh sách các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

  2. Theo Công văn 13521/CT-TTHT Hướng dẫn cách hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế.

    – Sau khi quyết toán thuế và có thông báo của cơ quan thuế về việc phải truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, các bạn hạch toán như sau:

    a. Cách hạch toán tiền thuế GTGT bị truy thu:
    Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
    Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

    b. Cách hạch toán tiền thuế TNDN bị truy thu:
    Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
    Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.

    c. Cách hạch toán tiền thuế TNCN bị truy thu:
    – Nếu khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này:
    Nợ TK 334- Phải trả người lao động
    Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp

    – Nếu do công ty phải trả:
    Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
    Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp.

  3. – Nếu DN bạn trích khấu hao vượt mức quy định tại khung khấu hao TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán trước thì hạch toán điểu chỉnh lại số trích vượt mức qui định như sau :

    Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
    Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

    – Ngoài việc phải lập lại sổ sách kế toán, các bạn còn phải khai bổ sung hố sơ khai thuế liên quan như hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN, Thuế TNCN, Thuế GTGT,… của các kỳ trước.

Xem thêm: //phucduy.net/tin-tuc/khau-hao-la-gi-cac-loai-chi-phi-khau-hao-tai-binh-phuoc.html

Thành công của bạn chính là thành công của chúng tôi!

=====================

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÚC DUY

 ☑️Địa chỉ: Tổ 9B, Khu phố 2, Thị trấn Chơn Thành, Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước.
 ☎️Số điện thoại: [0271]2243999
 📲Hotline: 0335 36 68 68 [Mr. Sơn]
 📧Email: 

🌎Web: phucduy.net

Video liên quan

Chủ Đề