Người bị nhiễm HIV có nên sinh con không

Mẹ có HIV vẫn sinh con “sạch”

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm đáng kể tỉ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ

Lây truyền từ mẹ sang con là 1 trong 3 đường lây truyền của HIV. Nếu bà mẹ được can thiệp, chăm sóc và điều trị dự phòng thích hợp thì tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn 2%, thậm chí là 0%.

Hành trình săn con của cặp vợ chồng có HIV

11 năm trước, vợ chồng anh N.V.H [SN 1982] và chị N.T.K [SN 1985] bày tỏ ý định sinh con với bác sĩ Phòng khám Ngoại trú, Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu. Anh chị cùng nhiễm HIV nhiều năm và họ không muốn con mình sinh ra phải gánh "căn bệnh thế kỷ". Với kết quả xét nghiệm bác sĩ khuyên hai vợ chồng anh H. tiếp tục điều trị đến khi các chỉ số ổn định nhất, sẽ sinh con hoàn toàn khỏe mạnh. Sau một thời gian điều trị các chỉ số về tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện không làm lây truyền HIV, lúc này vợ chồng anh H. được bác sĩ tư vấn: "Anh chị có thể thả để có bầu". May mắn, chỉ một thời gian sau chị K. mang bầu. Niềm vui có bầu đến với chị K. là lúc anh chị bắt đầu bước vào hành trình giữ thai kỳ an toàn đến khi sinh nở. Trong suốt thai kỳ điều dưỡng Nguyễn Thị Thêm, Phòng khám Ngoại trú, Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu chính là điểm tựa tinh thần của vợ chồng chị và hầu như ngày nào chị K. cũng nhắn tin chia sẻ những lo lắng, hoang mang với điều dưỡng Thêm.

Vốn đã quen với việc tư vấn cho các thai phụ nhiễm HIV, chị Thêm cho biết không phải cứ điều trị thuốc kháng virus HIV [ARV] thì 100% con sẽ không bị nhiễm vì trong quá trình sinh nở chảy máu vẫn có nguy cơ nhưng khi đã quyết định có con thì các y, bác sĩ ở đây luôn động viên các thai phụ cố gắng lạc quan để sinh con an toàn. "Suốt 9 tháng 10 ngày, vợ chồng anh H. rất cẩn thận để giữ cho thai kỳ an toàn. Ngày cháu bé chào đời, sau 2 tháng uống thuốc dự phòng âm tính người vợ có gọi điện khoe với tôi "con chị âm tính rồi. Cả gia đình mừng quá". Sau khi sinh đứa con gái đầu lòng vào năm 2011, anh chị tiếp tục tự tin sinh cháu thứ 2 vào năm 2015. Cả 2 bé đều "sạch", không nhiễm HIV"- điều dưỡng Thêm chia sẻ.

Cũng theo dõi và điều trị HIV tại Bệnh viện Vũng Tàu, anh V.V.Đ [SN 1977] nhiễm HIV hơn 20 năm qua, cũng khao khát có được đứa con khỏe mạnh không mang bệnh. Vợ anh may mắn nhờ dự phòng tốt nên không nhiễm, tải lượng virus của anh Đ. ở ngưỡng an toàn nên anh chị được tư vấn để sinh con không mang bệnh. Quản lý hồ sơ của hơn 30 sản phụ nhiễm HIV sinh con trong những năm gần đây, điều dưỡng Nguyễn Thị Thêm hạnh phúc chia sẻ, có tới 20 em bé được sinh ra an toàn từ cặp vợ chồng đều đồng nhiễm HIV. "Có rất nhiều sản phụ nhiễm HIV sinh con thứ 2, thứ 3 đều an toàn, không bị nhiễm" - điều dưỡng Thêm hào hứng.

Hiện nay, tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con gần như về 0

100% người nhiễm HIV đều sinh con "sạch"

Bác sĩ Trương Sỹ Chiến, Trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS [phòng khám lai ghép] của Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu, cho biết nếu trước đây trong số 10 sản phụ nhiễm HIV mang thai thì sẽ sinh được 7 em bé "sạch", còn 3 trường hợp sẽ dương tính thì nay 100% sản phụ sinh con đều không nhiễm HIV. Tại tỉnh Long An, bác sĩ Nguyễn Ngọc Linh, Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết tính đến tháng 7-2022 số phụ nữ mang thai được tư vấn, xét nghiệm HIV trên địa bạn tỉnh là gần là 5.200 người, trong đó số thai phụ xét nghiệm HIV dương tính là 9 người. Các trường hợp phụ nữ mang thai có xét nghiệm HIV dương tính đều được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con và may mắn không có trẻ nào nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên, để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, bác sĩ Linh khuyến cáo đối với phụ nữ nhiễm HIV trước khi quyết định mang thai cần có sự tư vấn của bác sĩ nhằm giảm tối đa nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS [Bộ Y tế] là 2 trong 6 tỉnh/thành triển khai tốt dự án EPIC [thuộc kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về phòng, chống AIDS [PEPFAR], Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu 90-90-95 trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Nhờ dự án EPIC, tỉnh Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu được hỗ trợ rất nhiều về phác đồ điều trị, tập huấn, hỗ trợ chuyên môn, hỗ trợ trang thiết bị, kinh phí hoạt động. Bệnh nhân ngoài được hỗ trợ thuốc ARV, còn được xét nghiệm miễn phí, cung cấp thuốc bổ, khẩu trang, thậm chí cả tiền đi lại. Thuốc điều trị ngày càng ít tác dụng phụ hơn, thuận tiện hơn nên dễ dàng cho bệnh nhân trong điều trị. Nhờ đó, nhiều khách hàng yên tâm tham gia điều trị.

Đánh giá về kết quả này, bác sĩ Cao Kim Thoa, Phó trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS, cho biết tính trên cả nước, tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con những năm 2011-2012 có khoảng 2%-3% lây từ mẹ sang con. Bây giờ tỉ lệ này gần như về 0. Các sản phụ nhiễm HIV khi có bầu đều được sử dụng thuốc ARV dự phòng và theo dõi chặt quá trình tuân thủ điều trị đến khi sinh. Sinh con xong, trẻ sẽ được uống thuốc dự phòng trong 2 tháng, sau đó làm xét nghiệm PCR khẳng định. Đây là một thành tựu rất lớn của việc triển khai dự án hỗ trợ các cặp vợ chồng nhiễm HIV sinh con an toàn, giảm thiểu lây nhiễm trong cộng đồng.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Thêm cho biết trong quá trình điều trị, chúng tôi góp sức vào khoảng 30% còn 70% chính là thuốc ARV và sự tuân thủ nghiêm ngặt của bệnh nhân. Thuốc ARV quan trọng nhất là phải uống đúng giờ, trễ trước hay sau 5-10 phút đều không được. Do đó, sự tuân thủ của bệnh nhân mang lại thành công lớn nhất. Trong quá trình điều trị ARV, nếu bệnh nhân tuân thủ tốt, uống thuốc đúng giờ, trẻ được dự phòng thì nguy cơ lây nhiễm cho em bé thấp.

Ngọc Dung

Chi tiết Thường thức Được viết: 30 Tháng 10 2019 Lượt xem: 20123

Để người mẹ nhiễm HIV có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh, việc điều trị bằng ARV [thuốc kháng virus HIV] cho mẹ và dự phòng cho trẻ là hết sức quan trọng.

Theo số liệu thống kê của Khoa Phòng, Chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến năm 2019, toàn tỉnh Đắk Lắk có 2.364 ca nhiễm HIV, trong đó có 1.259 ca chuyển sang giai đoạn AIDS và 462 ca tử vong do AIDS.

ThS.BS Chu Đức Thảo, Khoa Phòng, Chống HIV/AIDS cho biết: Hàng năm, toàn tỉnh có không ít phụ nữ mắc HIV mang thai. Tuy nhiên, nhờ được can thiệp, uống thuốc ARV đều đặn và đầy đủ, nên trẻ sinh ra đều khỏe mạnh.

Chỉ tính riêng trong năm 2019, toàn tỉnh có 8 sản phụ mắc HIV mang thai và sinh con. Trong đó có 3 trường hợp sản phụ uống thuốc ARV trước khi mang thai, 4 trường hợp sản phụ uống thuốc ARV sau khi mang thai và 1 trường hợp sản phụ chuyển dạ, sinh con mới phát hiện mắc HIV nhưng được uống thuốc dự phòng ARV khi sinh. Điều đáng mừng là khi chào đời, cả 8 trẻ đều âm tính với virus HIV.

Theo ThS.Bs Chu Đức Thảo, thực tế, người mẹ nhiễm HIV có thể truyền bệnh cho con qua các giai đoạn:

- Khi người mẹ mang thai, HIV từ mẹ truyền qua nhau thai vào cơ thể thai nhi từ rất sớm, có thể ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ. 

- Khi người mẹ sinh con, HIV lây từ dịch và máu của mẹ nhiễm HIV vào cơ thể trẻ và khi cho con bú, HIV có thể lây qua sữa mẹ hoặc các vết nứt, trầy xước ở núm vú mẹ sang cơ thể trẻ.

Tuy nhiên, người phụ nữ mắc bệnh HIV nếu được phát hiện sớm, sử dụng thuốc kháng virus ARV cho bà mẹ và trẻ sơ sinh có thể giảm tỷ lệ lây nhiễm cho trẻ từ 25% xuống còn 2%, thậm chí thấp hơn. Ngay cả khi chỉ uống thuốc dự phòng ARV trong chuyển dạ và 24 - 48 giờ đầu sau sinh cũng có khả năng giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm cho trẻ, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con chưa đến 10%.

ThS.Bs Chu Đức Thảo khuyến cáo: Để có một thai kỳ khỏe mạnh và con sinh ra không bị lây nhiễm HIV, sản phụ nên tầm soát HIV. Nếu phát hiện bệnh và được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, bệnh nhân có thể đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con.

Một điều cần lưu ý đối với những người mẹ mắc HIV khi mang thai và sinh con là không nên cho con bú bằng sữa mẹ. Mặc dù trên thực tế, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh, có chứa nguồn dưỡng chất quý giá, nhưng nếu cho trẻ sơ sinh ăn sữa mẹ bị nhiễm HIV thì khả năng lây nhiễm là rất cao, chiếm khoảng 30%. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn và giúp hạn chế khả năng lây nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh thì nên sử dụng nguồn sữa thay thế.

Video liên quan

Chủ Đề