Tại sao con người lại độc ác

Tối qua cô bạn thân share cho tôi một video quay lại cảnh một người đàn ông khi lùi xe hơi đã đâm trúng một người phụ nữ đi xe máy. Hai người tranh cãi và xô xát khá lâu. Người đàn ông thậm chí còn giơ tay đánh người phụ nữ và ó ý định lùi xe cán thêm lần nữa. Cô bạn tôi bức xúc thốt lên “Con người sao độc ác quá!” Sáng nay, chỉ là vô tình, tôi lại xem một video có tựa đề “Con người có thể ác với nhau tới mức nào?” Video kể một chuyện xảy ra ở Trung Quốc khi người con trai lắp camera theo dõi và phát hiện viên hộ lý đối xử tệ hại với người cha bại liệt của mình khi anh vắng nhà. Ông ấy không chỉ bị người hộ lý đánh đập, bỏ đói mà còn bị bắt ăn phân của chính mình nữa. Không chỉ Trung Quốc, gần đây dư luận Việt Nam cũng được chứng kiến khá nhiều những câu chuyện tương tự. Không dừng lại ở những người giúp việc, những giáo viên mầm non mà thậm chí cả chính những bậc cha mẹ đã bạo hành con cái, người thân của mình một cách tàn nhẫn, mất nhân tính. Con người, vốn dĩ luôn cho mình là tạo vật cao cấp nhất, đứng ở nấc thang tiến hóa cao nhất tại sao nay lại trở thành loài tàn ác và vô tâm nhất? Tôi đã đi tìm lời giải cho riêng mình. Có hai câu trả lời từ sách vở khá thuyết phục. Thứ nhất, trong quá trình tiến hóa con người đứng thẳng lên làm cho xương hông hẹp lại. Điều này khiến việc sinh nở con cái trở nên khó khăn và nguy hiểm cho người mẹ. Chọn lọc tự nhiên đã ưu ái cho phép con người khả năng sinh ea những đứa trẻ non nớt, yếu mềm, không đủ ngày tháng. Một con hươu, con mèo, con hổ sau sinh chỉ mất vài giờ hay vài ngày để có thể tự đi đứng, kiếm ăn. Nhưng một đứa trẻ con người vốn chưa phát triển đầy đủ nên sẽ cần rất nhiều thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng trong vòng tay gia đình, xã hội trước khi có thể tự lập. Việc này hóa ra không chỉ giúp bảo vệ bà mẹ sau sinh sống sót tốt hơn, mặt khác lại tạo ra một khả năng cho con người mà không loài nào có được: Khả năng được huấn luyện, giáo dục thành những cá thể mang khả năng mới, đặc tính mới. Nói một cách dễ hiểu: bạn không thể dạy một con nai trở nên tàn ác, cũng không thể dạy một con hổ luôn hiền như mèo, kể cả khi bạn nuôi chúng như mèo thì bản năng săn mồi giết chóc vẫn còn bên trong nó. Nhưng đứa trẻ con người thì có đầy đủ mọi tiềm năng để trưởng thành và phát huy mọi đặc tính khác với loài, tùy vào môi trường sống. Nó có thể hiền như loài ăn cỏ những cũng có thể hung hăng như một con thú săn mồi, đôi khi là cả hai – tùy thời điểm. Lý do thứ hai, nhờ việc nắm giữ cách tạo và sử dụng lửa, con người vươn lên đứng đầu chuỗi thức ăn quá nhanh trong khi cơ thể vẫn còn rất yếu ớt. Các loài đầu chuỗi khác như sư tử, cá mập mất hàng triệu năm tiến hóa để đứng đầu chuỗi thức ăn, trong khi con người chỉ mất vài ngàn năm. Thế nên con người luôn lo lắng vị thế của mình, điều đó khiến họ trở nên hung ác hơn và bạo lực hơn để bù đắp lại phần sức mạnh thiếu hụt do “đi tắt” hàng triệu năm tiến hóa. Trong hai lý do trên thì việc được sinh non có ý nghĩa quan trọng hơn với chúng ta ngày nay. Nhờ sinh non mà con người được sinh ra dưới dạng hạt mầm. Hạt mầm này nảy ra cái gì còn tùy thuộc vào quá trình định hướng, huấn luyện lâu dài mà chúng ta gọi là Giáo dục. Giáo dục là thứ quan trọng nhất trong việc tạo ra con người hiền lành hay hung bạo, một vị Phật hay một Aldof Hitler. Giáo dục thì có nhiều rất cách thức như trực tiếp hay gián tiếp, chủ động hay thụ động, trường học hay tại gia… nhưng chung quy chúng đều có nhiệm vụ mang lại cho học sinh kiến thức, kĩ năng, sự sáng tạo để ứng dụng vào cuộc sống. Lý do thứ ba, theo tôi, là nguyên nhân hàng đầu trong việc con người ngày càng trở nên bạo lực, hung ác: bởi một hình thức giáo dục quan trọng nhất, ảnh hưởnh mạnh mẽ nhất đến hành vi của con người đã bị xem thường: Hình thức giáo dục Làm Gương. Đây là hình thức giáo dục gián tiếp và thụ động, nó cho rằng mọi hành vi của mọi thành phần trong xã hội sẽ ảnh hưởng, tác động và tạo ra hành vi của những người khác, đặc biệt là lớp trẻ – những người non nớt nhất. Nói cách khác, nó nhấn mạnh vào tầm quan trọng của môi trường sống cộng đồng, nơi mà tất cả chúng ta đều góp phần tạo nên và rồi chịu ảnh hưởng. Nhìn vào môi trường sống [mặt xã hội] của chúng ta hôm nay, tôi dám khẳng định chúng ta đang sống trong một môi trường đầy hung ác và bạo lực. Thông điệp lẫn hình ảnh bạo lực đang dần được “chính thống” hóa qua mọi phương tiện truyền thông và trong mọi lĩnh vực cuộc sống: truyện cổ tích đầy những màn trả thù, phim ảnh đầy cảnh bạo lực, truyện ngắn truyện dài, lịch sử, văn hóa, truyền thống, giáo dục, giải trí, truyền thông, tin tức… mọi nơi đều đầy ắp những thông điệp về bạo lực. Đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta: vợ chồng đánh nhau trong nhà, người lạ đánh nhau ngoài đường, các quốc gia đánh nhau trên thế giới từ quá khứ, hiện tại tới cả tương lai, các tôn giáo cũng đánh nhau… Người ta không chỉ đánh nhau bằng vũ lực hay hành động bên ngoài cơ thể, người ta còn đánh vào tâm trí nhau bằng những lời lẽ ác độc nữa. Cô Tấm thản nhiên khi Cám và dì ghẻ bị chết; phương pháp giáo dục thương cho roi cho vọt trong các gia đình; bạo lực học đường, ỷ lớn hiếp yếu; kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh; dư luận lên án các cá nhân; phim ảnh siêu nhân; báo chí chú trọng việc đưa tin sock… Tất cả những hình thức ấy đều là các dạng khác nhau của bạo lực, cổ súy bạo lực và góp phần tạo ra môi trường sống bạo lực cho mọi thành phần xã hội. Ngoài ra phương pháp giáo dục Làm Gương còn cho rằng trách nhiệm giáo dục lớp trẻ thuộc về mọi người trong xã hội, không chỉ các giáo viên và quan trọng hơn cả là trách nhiệm “Sống đẹp, sống đúng” của những người thân cận nhất với bọn trẻ: Cha mẹ. Làm sao bạn có thể dạy con mình sống tử tế khi chính bạn là người lái xe vượt ẩu, ngồi lê đôi mách, chơi xấu đồng nghiệp, buôn bán gian lận, chửi bới người không quen biết trên mạng? Làm sao bạn có thể dạy con mình sống can đảm, trung thực khi chính bạn là kẻ hèn nhát, không dám mở miệng lên án cái sai trái, không dám chống lại cái bất công, không dám nhận lỗi khi mình có lỗi, không dám thoát ra khỏi nỗi đau khổ của chính mình? Làm sao bạn có thể dạy con mình sống yêu thương khi chính bạn đang là kẻ vô tâm, bạo lực? Người làm cha mẹ phải là người đầu tiên nhận trách nhiệm giáo dục, dạy dỗ con cái trước khi mang chúng đến trường học. Nhưng trước khi nhận trách nhiệm giáo dục con cái, bạn phải tự giáo dục bản thân mình trước đã, phải cam kết mình trở thành một tấm gương đủ sáng để con cái noi theo đã. Nếu bạn thừa nhận mình không phải là một tấm gương để dạy bất cứ ai, kể cả con cái của bạn. Vậy thì mong gì người khác ngoài xã hội sẽ dạy dỗ con mình?

Thông điệp của tôi là: Nếu như chúng ta không thể ngăn chặn được cái ác, thì ít nhất cũng đừng là một phần tạo ra môi trường cho cái ác.

Bỗng nhiên... đánh người 

Cha ông ta từ những xa xưa luôn coi trọng tính nhân văn khi đối xử với nhau, đó là một nét văn hóa truyền thống đẹp và lâu đời. Đáng lẽ truyền thống ấy, nét đẹp ấy phải được thế hệ chúng ta gìn giữ, phát huy.

Tuy nhiên gần đây nhiều vụ việc cho thấy văn hóa, đạo đức, cách ứng xử giữa con người ngày càng xuống cấp.

Mới đây có nhiều vụ việc liên quan đến việc một số người đánh đập, phá hoại tài sản của người khác một vì hoài nghi bắt cóc, thôi miên, nhưng đến khi cơ quan chức năng vào cuộc thì họ đều là những người nhân thân tốt, không phải là đối tượng bắt cóc hay thôi miên.

Dường như niềm tin giữa con người với nhau ngày càng trở nên giảm sút khiến họ hành xử thô bạo, vô cảm.

Gần đây nhất là vụ việc nghiêm trọng khiến tài sản của một người đàn ông bị thiêu rụi, nhưng may mắn thay tính mạng vẫn được đảm bảo. Đó là trường hợp của anh Trịnh Mạnh Hải [37 tuổi ở xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên] cùng lái xe Lê Văn Nam [29 tuổi, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội] đi ô tô 34A – 121.79 khi về nhà vợ ở xã Tân Việt [Thanh Hà, tỉnh Hải Dương] chơi, trên đường về đến khu bán gỗ tại ngã ba thôn Đồng Hởi, xã Hồng Lạc, do có nhu cầu mua đồ gỗ nên anh Hải đã bảo anh Nam dừng xe xuống xem.

Chiếc xe ô tô nhãn hiệu Toyota Fortuner mang biển số 34A 121.79 bị người dân đẩy xuống ruộng và đốt cháy chỉ còn trơ khung [ảnh: Báo Vietnamnet]

Khi anh Hải vào cửa hàng anh Phạm Đăng Bắc [33 tuổi, ở thôn Đồng Hởi, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương] hỏi mua đồ gỗ, anh Bắc chỉ cho anh Hải sang kho nhà mình gặp chị Lê Thị Quyên [vợ anh Bắc].

Sau khi chị Quyên cho anh Hải xem hàng, trong lúc đi tìm giấy bút ghi báo thấy mệt mỏi, chóng mặt nên đã chạy sang hàng xóm hô “thôi miên, thôi miên”.

Nghe thấy chị Quyên hô hoán, nhiều người hàng xóm ra chặn xe, gây áp lực đòi đánh đập anh Hải và anh Bắc. Một số thành phần quá khích thì lật xe ô tô nhãn hiệu Toyota Fortuner mang biển số 34A 121.79 xuống ruộng rồi đốt xe cháy hoàn toàn.

Vụ việc sau đó đã được lực lượng công an tới giải quyết, qua quá trình xác minh, kết luận về nhân thân anh Hải và anh Nam đều tốt và qua kiểm tra sức khỏe của chị Quyên cho thấy chị Quyên khỏe mạnh bình thường.

Tiếp đó phải kể đến vụ việc chỉ vì nghi ngờ bắt cóc trẻ em mà hai người phụ nữ bị đánh bập dập phải đi cấp cứu. Theo đó vào ngày 22/7 trên mạng rộ nhiều hình ảnh, clip người dân thôn Thái Phù [xã Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội] bao vậy, hành hung hai phụ nữ lớn tuổi vì nghi ngờ họ bắt cóc trẻ em.

Vì nghi ngờ bắt cóc trẻ em mà hai người phụ nữ yếu ớt  bị đánh đập một cách tàn ác [ảnh: Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh].

Hai người phụ nữ bị hành hung là bà Lê Thị Bảy, 40 tuổi, trú tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội và bà Nguyễn Thị Phúc, 52 tuổi, trú tại Ứng Hòa, Hà Nội.

Hai người phụ nữ này đều đang công tác tại Hợp tác xã tình thương huyện Mỹ Đức.

Qua quá trình giải quyết, xác minh của nhà chức trách địa phương thì hai phụ nữ bị đánh là người đi bán tăm, do sự hiểu lầm, nghi ngờ nên một số người đã ra tay đánh đập.

Một vụ việc tương tự khác diễn ra vào ngày 5/7, tại khu vực thôn 8 Tân Phong, phường Quảng Phong [thị xã Ba Đồn, Quảng Bình], một số người dân thấy có 2 người lạ mặt xuất hiện, nghi là bắt cóc trẻ em nên đã hô hoán người dân vây bắt, hành hung khiến một trong hai người này bị thương, phải đưa vào viện cấp cứu.

Khi thiện và ác hiện hình trên mạng xã hội

Qua xác minh, Công an thị xã Ba Đồn xác định, hai người trên cùng quê Hải Dương, mới vào Quảng Bình được 3 ngày và thuê nhà ở tại xã Quảng Xuân [huyện Quảng Trạch] để đi phun thuốc diệt muỗi.

Những vụ việc tương tự như trên xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây đều xuất phát từ sự hoài nghi, dù chưa biết rõ sự thể đầu đuôi nhưng đã giải quyết bằng những hành vi bạo lực - đánh đập, hủy hoại tài sản.

Theo những nhận định của các chuyên gia những vụ việc trên xảy ra, căn nguyên từ nhiều yếu tố, một trong những yếu tố phải kể đến đó là tâm trạng lo âu, bất an luôn thường trực, hiện hữu trong cộng đồng dân cư về những tin đồn.

Tâm lý hoài nghi ngày càng có nguy cơ lan rộng

Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề trên, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội [Viện xã hội học] cho rằng:“Đôi khi sự âu lo chủ yếu hướng vào những đối tượng nhạy cảm, tâm lý bất ổn, bất an khi họ bị tác động bởi những câu chuyện được thêu dệt trên mạng xã hội có sự lan tỏa, cộng hưởng dữ dội.

Nó có thể nhanh chóng làm khủng hoảng bầu không khí trong lành và khiến tâm lý hoài nghi ngày càng lây lan rộng hơn.

Thêm nữa, việc gia tăng một số tin tức, bài viết mang tính chất câu view trên các trang mạng xã hội vì sao người dân dễ tin tưởng vì những tin đó dễ chĩa vào đối tượng rất nhạy cảm".

Phó giáo sư-Tến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội - Viện xã hội học [ảnh: Báo infornet].

Theo Phó Giáo sư Bình, đời sống cộng đồng hiện nay đang ở trong trạng thái dễ bị tổn thương, nó có nguyên nhân xuất phát từ sự nhiễu nhương, gây ra tâm lý bất an.

Một phần lòng tin giữa con người với con người, niềm tin với một số cơ quan thực thi luật pháp cũng bị giảm sút, mất lòng tin ở xu hướng con người ta có được bảo vệ hay không, con người ta có được sống trong môi trường an bằng, lành mạnh để phát triển hay không?

"Từ bối cảnh đó làm cho con người ta không tin tưởng nhau, không tin ở giá trị cuộc sống, mất lòng tin với xã hội.

Trong trạng thái mất lòng tin, mỗi khi hoài nghi thì điều tất yếu dẫn đến là họ không trao đổi, không bàn bạc và sẵn sàng ra tay với những người yếu thế mà chưa biết đúng sai", ông Bình nhận định.

Bên cạnh đó, Phó Giáo sư Trịnh Hòa Bình cảnh báo, thực tế đã xuất hiện một số thành phần hằn học, hay tiêu cực, kích động đám đông, thậm chí phá hoại sự liên kết giữa nhân dân và chính quyền.

"Ví như sự việc ở Hải Dương không có gì đáng để đốt xe người ta cả, nhưng họ đã thực hiện một hành vi côn đồ. Có người không hiểu biết luật pháp, cũng có người hiểu biết luật pháp nhưng họ đã rơi vào tâm trạng mất kiểm soát”, ông Bình cho biết.

Để có những giải pháp khắc phục những hiện tượng trên trong đời sống cộng đồng, cách ứng xử giữa con người với con người, Phó Giáo sư Trịnh Hòa Bình đưa ra giải pháp cần phải hoàn thiện hơn nữa về phát triển bền vững về mọi mặt, đặc biệt là về giáo dục, về giá trị đạo đức, tinh thần trong đời sống người dân.

“Để khắc phục những tình trạng trên phải giải quyết được bầu không khí bất an, bất ổn trong xã hội trên bình diện rộng bằng những chính sách an sinh xã hội, tăng trưởng phát triển kinh tế, chính trị, đời sống xã hội bền vững. Đặc biệt, cơ quan có trách nhiệm phải lưu ý đến sự phát triển giáo dục những giá trị đạo đức, tinh thần thay vì chạy theo phát triển kinh tế đơn thuần.

Bên cạnh đấy, những sự việc, những kẻ làm càn, những kẻ mượn danh, lợi dụng dân chủ để phá hoại phải bị trả giá, xử lý nghiêm minh để củng cố niềm tin cho người dân, cộng đồng xã hội.

Đồng thời phải chú ý hơn nữa tới khâu tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân", Phó Giáo sư Bình chia sẻ.

HỮU CHÍ

Video liên quan

Chủ Đề