Trẻ bị sốt có nên uống kháng sinh

Kháng sinh là thuốc quan trọng được sử dụng để điều trị các bệnh lây nhiễm nhưng việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh không hợp lý đang làm gia tăng vấn đề kháng thuốc kháng sinh.

Trẻ bị sốt có nên uống kháng sinh

Hiện nay, không ít cha mẹ khi thấy con sốt, ho, chảy mũi liền hỏi bạn bè hoặc tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con uống. Việc mua kháng sinh dễ dàng, sử dụng tràn lan, không cần có đơn của bác sĩ… là một nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của một số loại vi khuẩn kháng hầu hết các loại kháng sinh hiện có.
1. Kháng sinh là gì?

ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, kháng sinh là thuốc để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chúng ta chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi có các bằng chứng cho thấy trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gây nên.
Việc xác định bệnh do vi khuẩn gây nên thường do bác sĩ khám thực tế và căn cứ vào một số xét nghiệm đơn giản. Các trường hợp trẻ viêm đường hô hấp nhưng có thể do vi rút thì việc sử dụng kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả trong những trường hợp này.

Nguyên tắc dùng kháng sinh cho trẻ

Theo ThS.BS Đỗ Thiện Hải chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh cho trẻ cần phải theo nguyên tắc dùng đúng liều, đúng cách và lựa chọn kháng sinh an toàn, đặc biệt phải có đơn chỉ dẫn của bác sĩ. Còn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra 5 điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh không dùng để điều trị các bệnh do vi rút gây ra như cảm, cúm:

Kháng sinh không có hiệu quả đối với tất cả lây nhiễm. Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không phải đối với các loại lây nhiễm như vi rút, nguyên nhân của cảm, cúm.

Hãy giữ kháng sinh cho riêng mình:

Không dùng chung kháng sinh với người khác. Người khác có thể có những nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng cùng loại kháng sinh như mình, điều này có thể dẫn đến kháng thuốc.

Không tự ý dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau:
Dùng kháng sinh đúng thời điểm: Nếu bạn được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ lời khuyên của bác sĩ là dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào, dùng trong bao lâu.

Hãy thực hiện các bước đơn giản để phòng, chống nhiễm khuẩn:

Che miệng khi ho, hắt hơi. Rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị hoặc trước khi ăn hoặc sau khi lau mũi…

Các biểu hiện của tình trạng nhiễm vi khuẩn thường gặp

Đối với trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gây nên: thường sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, ăn kém, không chịu chơi ngay cả khi đỡ sốt. Hoặc có thể nhìn thấy các ổ nhiễm khuẩn gây sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ như: mụn nhọt trên da, viêm cơ, áp xe cơ, viêm họng mủ, viêm tai có mủ, hoặc các bệnh do vi rút nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như: nhiễm trùng da sau khi mắc thủy đậu… Ngoài ra, các trường hợp viêm đường hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu… có bằng chứng nhiễm vi khuẩn cũng được chỉ định dùng kháng sinh.

Các bằng chứng nhiễm khuẩn có thể xác định được khi làm một số xét nghiệm đơn giản mà hầu hết các phòng khám và y tế cơ sở có thể làm được. Khi đã xác định được có bằng chứng nhiễm vi khuẩn, các bác sĩ sẽ dựa vào lứa tuổi, vị trí nhiễm trùng mà lựa chọn một loại kháng sinh có độ đặc hiệu cao, không nên kết hợp nhiều loại kháng sinh. Do vậy, khi mua thuốc cho trẻ không nên tự ý đổi loại kháng sinh (thành phần), mà nên mua thuốc đúng thành phần đã được kê đơn và dùng đúng theo đơn.
Đặc biệt, nếu lần sau trẻ ốm thì không nên dùng lại đơn thuốc cũ, vì có thể trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn khác, bệnh khác, mặc dù có thể có một số triệu chứng giống lần trước.

Đối với trẻ bị sốt do vi rút: như viêm mũi họng cấp do vi rút, sốt vi rút, viêm tiểu phế quản do vi rút… Các trường hợp này trẻ có biểu hiện sốt cao, ho, chảy nước mũi trong, có thể mệt mỏi khi sốt cao, nhưng khi dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ sốt và tỉnh táo, chơi ngoan như ngày thường. Sốt do nhiễm vi rút thường cao nhất vào ngày thứ 2, thứ 3, sau đó nhiệt độ giảm dần, cơn sốt thưa dần, trẻ bình phục và xét nghiệm cho thấy các chỉ số cảnh báo nhiễm vi khuẩn đều thấp. Những trường hợp này không nên dùng kháng sinh cho trẻ.

Lưu ý khi cho trẻ dùng kháng sinh 

ThS.BS Đỗ Thiện Hải cho biết, để chữa bệnh cho trẻ an toàn, tránh các tác dụng phụ, giảm chi phí điều trị… cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về chăm sóc, theo dõi phát hiện dấu hiệu bệnh nặng, tình trạng nhiễm khuẩn và sử dụng thuốc hợp lý.

Trẻ còn nhỏ khó uống hay không nuốt được thuốc dạng viên nên một số thuốc được bào chế dạng bột để pha thành dạng dung dịch cho các bé dễ uống, nhanh hấp thu hơn. Tuy nhiên, khi pha thuốc kháng sinh cũng phải cần lưu ý những điều sau:

Trước khi pha thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc cần rửa tay sạch bằng xà phòng hay dung dịch rửa tay nhanh, để tránh nhiễm khuẩn vào dung dịch thuốc hay thức ăn của trẻ. Hạn chế khoảng tiếp xúc của bé và vi khuẩn, nâng cao an toàn của bé bằng cách rửa tay sạch khi tiếp xúc với trẻ.

Chuẩn bị một ly nước đun sôi để nguội để pha thuốc: một số kháng sinh nhạy cảm với nhiệt độ, nên dùng nước nguội hoàn toàn để pha kháng sinh.

Lắc chai thuốc bột, hay cốm để làm xốp bột, cốm để khi đổ nước vào pha thuốc sẽ phân tán đều, không bị vón cục.

Đổ nước vào trong chai thuốc theo hướng dẫn trong toa thuốc (đổ nước tới vạch trên chai hay pha với bao nhiêu nước tùy từng loại sản phẩm có hướng dẫn trên toa).

Sau khi pha thuốc nên bảo quản trong tủ mát và lắc kỹ chai thuốc trước khi dùng thuốc.

Theo nguồn của Lê Hòa – soyte.hanoi.vn

Trẻ bị sốt thường mệt mỏi, cơ thể khó chịu dẫn đến cáu kỉnh, quấy khóc. Tuy nhiên sốt không phải là bệnh mà là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại những viêm nhiễm. Đa phần sốt không kèm các triệu chứng khác không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên mẹ vẫn cần chú ý chăm sóc bé để bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu, ăn ngon, ngủ tốt hơn.

1. Đừng vội cho bé dùng thuốc kháng sinh

Bé không cần dùng kháng sinh, kể cả khi bé bị sốt cao 38-39 độ C. Thông thường bé chỉ cần uống thuốc hạ sốt có paracetamol. Chỉ định và liều lượng cần phải tham khảo bác sỹ chuyên môn. Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bé bị sốt siêu vi, sốt do vi khuẩn gây nên.

Vậy mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt như thế nào? Thuốc hạ sốt uống chung với sữa được không? Có nên pha thuốc hạ sốt vào sữa? Câu trả lời là không có được pha thuốc hạ sốt vào sữa vì thuốc có thể phản ứng với các thành phần của sữa dẫn tới tình trạng thuốc không phát huy được tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem thêm: Thuốc hạ sốt cho trẻ em phổ biến được nhiều người tin dùng

2. Giữ gìn vệ sinh thân thể

Giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay sạch cho bé trước và sau khi ăn sẽ giúp bé hạ sốt và hồi phục nhanh hơn.

3. Cho bé ăn những thực phẩm tươi

Khi bé sốt, tăng cường cho bé ăn nhiều trái cây tươi, nước ép hoa quả, thực phẩm mềm, loãng để bé dễ tiêu và tăng sức đề kháng của bé. Đối với trẻ nhỏ chưa uống được nước ép trái cây, nên cho bé uống nhiều sữa để tránh bị mất nước.

4. Nếu con bị nôn mửa và tiêu chảy

Trường hợp bé bị sốt kèm theotriệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, đừng cố ép bé ăn. Thay vào đó, cho bé uống thật nhiều nước. Ngoài ra uống nước bù điện giải, nước muối loãng cũng giúp bé không bị mất nước do tiêu chảy. Một số trường hợp, bé cứ uống thuốc là bị nôn ra, nhưng mẹ lưu ý tuyệt đối không có được pha thuốc hạ sốt với sữa vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hạ sốt.

5. Bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn của bé

Để hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện khả năng miễn dịch, khi bé sốt mẹ có thể cho bé ăn sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn.

6. Hạ sốt cho trẻ

Cách hạ sốt tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất mẹ có thể áp dụng là dùng khăn mềm ấm đắp trên trán trẻ, hoặc lau khăn ở những vùng như cổ, nách, bẹn.

7. Chú ý số lần tiểu tiện của bé

Nếu bé không tiểu tiện trong vòng 5-6 giờ, mẹ cần cho bé uống nhiều nước hoặc nước bù điện giải vì bé đang bị mất nước.

8. Lưu ý sau khi bé bị nôn

Sau khi bé bị nôn, tuyệt đối không cho bé uống nước hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác. Chờ ít nhất 30 phút mới cho bé ăn.

9. Theo dõi các triệu chứng khác

Nếu bé chỉ sốt và vẫn ăn ngủ bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bé sốt quá 3 ngày, kết hợp tiêu chảy và nôn 5-6 lần/ ngày, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện. Bé sẽ được xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh.

10. Bình tĩnh

Trong mọi trường hợp, người mẹ luôn cần bình tĩnh để chủ động, phán đoán và xử lý tình huống nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Cách hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả nhanh chóng

Làm gì và không nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Làm gì để phòng ngừa tình trạng sốt?