Tiêu luận phân tích chỉ số tài chính

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015 trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY QUỐC CƯỜNG GIA LAI. (Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Trước năm 2007:

  • Công ty được bắt đầu thành lập năm 1994 với tên Xí nghiệp Tư doanh (XNTD) Quốc Cường với lĩnh vực kinh doanh chính là: khai thác chế biến gỗ xuất khẩu, mua bán và xuất khẩu hàng nông lâm sản và cà phê, xuất nhập khẩu phân bón với hơn 500 lao động.
  • Năm 2005, hợp tác với XNTD Hoàng Anh thành lập Công ty TNHH Xây dựng & Phát triển Nhà Hoàng Anh. Từ đó bắt đầu khám phá sang lĩnh vực bất động sản tại Tp.HCM, điển hình là 02 dự án Khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh 1 & 2 và đưa lĩnh vực này trở thành mảng kinh doanh chủ lực.

Năm 2007:

  • Ngày 21/03/2007, chính thức chuyển đổi thành CTCP Quốc Cường Gia Lai với vốn điều lệ là 259 tỷ đồng theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 3903000116 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp.
  • CTCP Chứng Khoán Sài Gòn (SSI) trở thành cổ đông chiến lược của QCGL và hỗ trợ QCGL tiến hành tái cấu trúc vốn, huy động vốn và đến nay là tư vấn niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam.
  • Đồng thời, Công ty lần lượt được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 39121000011 ngày 27/07/2007 cho dự án Thủy điện Iagrai 1 và Giấy Chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 39121000012 ngày 27/07/2007 cho dự án Thủy điện Iagrai 2. Tổng công suất của hai dự án thủy điện này là 18,3 MW.

Năm 2008 :

  • Góp vốn vào Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Nhà Phạm Gia.

Năm 2009 :

  • Nâng tỷ lệ góp vốn tại Công ty CP Bất động sản Hiệp Phú lên 55% vốn điều lệ.
  • Tháng 02/2009, khởi công xây dựng dự án Thủy điện Iagrai 1 với công suất 10,8MW.(Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

Năm 2010 :

  • Tháng 02/2010, Công ty đã trồng được 1.200 ha cao su trong tổng số 4.000 ha cao su chỉ tiêu được cấp tại huyện Chư Prông theo Giấy Chứng nhận Đầu tư số 39121000067 cấp ngày 19/05/2009 của UBND tỉnh Gia Lai và Thông báo số 136/TB – UBND tỉnh Gia Lai ngày 11/11/2009.

Năm 2011:

  • Hoàn thành xây dựng và bàn giao căn hộ dự án The Mansion và Trần Xuân Soạn.
  • Thực hiện chia cổ tức năm 2010 cho cổ đông với tỷ lệ 5%/ mệnh giá bằng tiền mặt.
  • Trồng mới 600ha cao su.

Năm 2012:

  • Hoàn thành và đưa vào sử dụng thủy điện Iagrai 1 với công suất đưa vào hoạt động là 10.8MW.
  • Đền bù dự án Phước Kiển đến 80%.
  • Xây dựng dự án 24 Lê Thánh Tôn, Quận 1.

Năm 2013:

  • Thỏa thuận thành công về việc chuyển nhượng 9 tầng văn phòng tại dự án 24 Lê Thánh Tôn, Quận 1 cho Ngân hàng BIDV.
  • Xây dựng tiếp và hoàn thành thủ tục xin điều chỉnh nhà ở thương mại của dự án 6B sang nhà ở xã hội. Dự kiến tháng 02/2015 giao nhà.

Năm 2014 :

  • Hoàn tất việc hoán đổi cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu của Công ty CP đầu tư phát triển địa ốc Sài Gòn Xanh. Trung tâm lưu ký chứng khoán cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán thay đổi lần 3 ngày22/08/2014. Cập nhật thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 17 ngày 15/05/2014, tăng vốn điều lệ lên 1.300.040.290.000 đồng. 
  • Xin phát hành cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi trái phiếu và cấn trừ công nợ, tăng vốn điều lệ lên khoảng 2.800.000.000.000 đồng.(Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

Năm 2015 :

  • Hoàn thành việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi trái phiếu và cấn trừ công nợ, tăng vốn điều lệ lên 2.751.293.100.000 đồng, cập nhật thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 18 ngày 18/05/2015. 
  • Được công nhận là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư Phước Kiển, xã Phước Kiển, Nhà Bè, HCM theo quyết định số 7828/UBND-ĐTMT ngày 10/12/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. 
  • Triển khai xây dựng nhà máy Thủy điện IAGRAI 2 công suất 7.5MW, dự kiến phát điện vào Quý 4/2016. 
  •  

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

Hoàn tất các thủ tục để triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Yaun Trung 13MW vào quý 1/2017.

2. Lĩnh vực kinh doanh :

  • Năm 2001 Công ty phát triển mạnh ngành bất động sản, từ đó đã đưa ra nhiều sản phẩm căn hộ và nhà phố liền kề, biệt thự vườn, biệt thự ven sông, văn phòng cho thuê v.v…
  • Đến nay công ty sở hữu 18 dự án Bất động sản với diện tích đất khuôn viên trên 1.562.129 m2; Diện tích sàn xây dựng 7.029.589 m2; Ở các vị trí: Quận 1; Quận 2; Quận 3; Quận 7; Quận 9; Quận Bình Chánh, Quận Nhà Bè; Quận Bình Tân.
  • Năm 2008, Công ty đầu tư trồng cao su đến nay công ty sở hữu 4.000ha cao su tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai; đã trồng được 4;3; và 2 năm tuổi.
  • Năm 2009 Công ty đầu tư trồng cao su ở Campuchia, tỉnh Kratie; Đến nay công ty sở hữu 3.000 ha cao su đã trồng 3, 2 và 1 năm tuổi.
  • Tổng cộng hai dự án trên công ty sở hữu 7.000 ha cao su sẽ khai thác mủ từ năm 2013 và lần lượt đến 2017 là khai thác 100% trên 7.000 ha.
  • Năm 2012 phát điện 3 tổ máy dự án thủy điện Iagrai1 công suất 10,8MW
  • Hiện còn 3 công trình thủy điện: Iagrai 2; Pleikeo; Anyun Trung công suất tổng cộng 40 MW đang tiến hành thi công dự kiến đưa vào khai thác năm 2014-2015.
  • Từ năm 1994 đến nay hàng năm  công ty cung cấp hàng 100.000 m2 cửa, kệ bếp, tủ âm tường và nội thất ra thị trường và các công trình, căn hộ, biệt thự, nhà phố v.v….
  • Cổ phần hóa công ty từ năm 2007 đến nay với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm đã xây dựng hàng năm từ 50.000 – 70.000 m2 sàn xây dựng các loại sản phẩm như văn phòng cho thuê; căn hộ; biệt thự; nhà phố liên kế v.v….

 XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

2.1 Phân tích các tỷ lệ:

2.1.1 Phân tích khả năng thanh toán:

Tài sản dài hạn của công ty phần lớn là tài sản cố định của công ty và các khoản đầu tư dài hạn, vì vậy hầu như không có tính thanh khoản. Vì vậy khi xét đến khả năng thanh toán của công ty thì chúng ta chỉ sử dụng Tài sản ngắn hạn và Tài sản ngắn hạn có điều chỉnh.

Dựa vào tổng hợp theo BCTC hợp nhất của công ty, ta có bảng thống kê chỉ số khả năng thanh toán sau:

Bảng 2.1.1.1 Khả năng thanh toán của QCG qua các năm 2011 – 2015:

Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Khả năng thanh toán hiện hành 3.3120 2.5843 2.4741 6.7584 2.3829
Khả năng thanh toán nhanh 0.6836 0.3966 0.3234 1.4978 0.2176

Nhận xét:

  • Khả năng thanh toán hiện hành:

Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của QCG có xu hướng giảm từ 2011 tới 2013 (từ 3.3120 xuống 2.4741) và tăng đột biến vào năm 2014, đạt mốc 6.7584, sau đó tụt xuống trở lại ngang với những năm trước (mức 2.3829). Ở thời điểm đỉnh cao năm 2014, có thể thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của QCG được đảm bảo bằng 6.7584 đồng tài sản ngắn hạn, hay công ty sử dụng khoảng 14,8% tài sản ngắn hạn của mình là có thể đảm bảo trả được nợ ngắn hạn. So với năm 2015, thì hệ số này là 2.3829. Việc sụt giảm khả năng thanh toán hiện hành là bởi lượng tài sản ngắn hạn gần như không thay đổi nhưng khoản nợ ngắn hạn lại tăng hơn 3 lần. Dù vậy cũng có thể thấy là năm 2014, ở QCG không có kế hoạch sử dụng tài sản hiệu quả. Tuy nhiên nhìn chung, ngoài năm 2014 ra thì các năm còn lại, QCG duy trì 1 tỉ lệ thanh toán hiện hành khá ổn định, và thậm chí là rất tốt nếu so với mặt bằng chung của ngành bất động sản- là 1.5022.

            So với công ty HAG, là 1 trong những đối thủ chính của QCG có hệ số thanh toán hiện hành năm 2015 là xấp xỉ bằng 1, thì QCG cho thấy khả năng đảm bảo trả nợ cao hơn.(Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

  • Khả năng thanh toán nhanh:

            Với khả năng thanh toán nhanh, sau khi loại bỏ hàng tồn kho ra thì hầu như biến động của chỉ số cũng tương tự chỉ số thanh toán hiện hành (dựa theo biểu đồ 2.1.1). Từ năm 2011 tới 2015, khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu hướng giảm từ 0.6836 xuống còn 0.2176. Điều này cho ta thấy, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty chỉ được đảm bảo bằng 0.2176 đồng tài sản có tính thanh khoản mà không cần phải bán bớt hàng tồn kho hoặc vay mượn thêm để đảm bảo trả nợ. Có thể thấy QCG sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.

            Ta có thể thấy tỉ lệ thanh toán nhanh thấp hơn tỉ lệ thanh toán hiện hành rất nhiều, suy ra ở QCG, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho, dẫn đến tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp. Tuy vậy đây là điều dễ hiểu vì khối ngành bất động sản thường có lượng hàng tồn kho chiếm tỉ trọng cao.

2.1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động:

Bảng 2.1.2.1: Hiệu quả hoạt động của QCG từ 2011 tới 2015:

Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 0.0990 0.0436 0.1596 0.1331 0.0498
Vòng quay hàng tồn kho 0.1059 0.0371 0.2235 0.1363 0.0614
Kỳ thu tiền bình quân 745.18 1036.39 180.05 782.41 692.84

Biểu đồ 2.1.2.1: Hiệu quả hoạt động của QCG từ 2011 tới 2015:

Nhận xét:

  • Về hiệu quả sử dụng tổng tài sản:

Dễ nhận thấy hoạt động kinh doanh tại QCG trong những năm gần đây có hiệu quả rất thấp. Cụ thể với năm 2015, chỉ số này là 0.0498, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản chỉ mang lại 0.0498 đồng doanh thu thuần. Dù năm 2013 có tăng lên khá cao, những vẫn thuộc dạng thấp so với mức trung bình ngành là 0.1968 (vào năm 2015), Lí giải cho điều này, là do thị trường bất động sản ở Việt Nam đang trong thời kì ảm đạm, nhất là từ 2011 tới 2012, thị trường bất động sản càng trầm lắng sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 2007-2009. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của QCG, làm doanh thu công ty thường xuyên thấp.(Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

  • Về chỉ số vòng quay hàng tồn kho:

Ta thấy biến động chỉ số vòng quay hàng tồn kho tại QCG tương tự như chỉ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Giảm từ 2011 tới 2012 và lên tới đỉnh vào năm 2013, đạt 0.2235, và sau đó giảm đều cho tới 2015. Dù đặc điểm chung của ngành bất động sản là thường có lượng hàng tồn kho lớn, tuy nhiên nhìn tổng quan thì lượng hàng tồn kho tại Quốc Cường Gia Lai là quá lớn. Cụ thể, trong năm 2015, nếu so với chỉ số ngành là 0.5312, và chỉ số hàng tồn của Hoàng Anh Gia Lai là 1.206, thì chỉ số này ở QCG chỉ đạt 0.0614. Điều này cho thấy QCG có quá nhiều dự án dở dang với chi phí rất lớn nhưng chưa đưa vào hoạt động được- ở đây là dự án khu dân cư Phước Kiển và dự án chung cư QCGL II.

  • Về kỳ thu tiền bình quân:

Năm 2011, QCG mất 745 ngày để thu hồi các khoản nợ của khách hàng, sang 2012, khoảng thời gian này tăng vọt lên 1036 ngày, tức là mất khoảng 3 năm mới thu hết được nợ. Tuy vậy sang năm sau, tức năm 2013 thì QCG chỉ cần 180 ngày để thu hồi nợ. 2 năm sau, kì thu tiền bình quân quay trở lại mức trung bình như năm 2011, cụ thể là năm 2015 có kỳ thu tiền bình quân là 692 ngày. Nhìn chung, ngành bất động sản có kỳ thu tiền bình quân khá dài (khoảng 356,64 ngày- năm 2015), và so với đối thủ HAG có kỳ thu tiền bình quân năm 2015 là 841.3 ngày, thì có thể tạm chấp nhận được chỉ số này ở QCG. Tuy vậy QCG cũng nên xem xét lại chính sách bán trả chậm của mình cũng như cải thiện công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp.

2.1.3 Phân tích các tỷ lệ tài trợ:

Bảng 2.1.3.1 Các tỷ lệ tài trợ của QCG từ 2011 tới 2015:

Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản 53.87 59.26 60.64 42.87 50.63
Tỷ lệ thanh toán lãi vay 0.71 1.07 1.21 2.3 2.89
Tỷ số khả năng trả nợ 0.03 0.21 0.2 -0.19 0.29

Nhận xét:

Ta thấy tỷ lệ nợ/ tổng tài sản của QCG trong 5 năm gần đây không có nhiều thay đổi lớn. Tỷ số này tăng từ 53.87% (năm 2011) lên 60.64% (Năm 2013), sau đó giảm xuống lại còn 50.63% vào năm 2015. Vậy so từ 2011 với 2015, có thể thấy chỉ số giảm đi 3.24%, nghĩa là từ việc phải vay nợ bên ngoài 0.53 đồng mỗi khi muốn sử dụng 1 đồng vốn, thì nay công ty chỉ còn phải vay 0.5 đồng cho mỗi đồng vốn sử dụng. Tỷ lệ của QCG là khá tốt nếu đem so với của ngành là 62.87%, hoặc nếu so với đối thủ HAG là 66.96%.

  • Tỷ lệ thanh toán lãi vay:

Ở QCG, tỷ số này tăng đều từ 2011 tới 2015, từ 0.71 lên tới 2.89. Việc khả năng thanh toán lãi vay ngày càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi của QCG cho các chủ nợ ngày càng lớn. Cụ thể, ở năm 2015 thì QCG có thu nhập doanh nghiệp cao gấp 2.89 lần chi phí lãi vay. So với ngành là 3.1223, thì khả năng thanh toán lãi vay của QCG hơi kém, tuy vậy, vẫn tốt hơn so với đối thủ chính là HAG (1.7474). Tóm lại, công ty QCG vẫn còn khả năng thanh toán trả nợ tương đối tốt.

  • Tỷ số khả năng trả nợ: (Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

Năm 2011, tỷ số trả nợ là 0.03, sau đó tăng lên trong 2 năm kế và đạt 0.2 năm 2013. Tuy nhiên, sang năm 2014, chỉ số này tụt giảm nghiêm trọng, chuyển thành giá trị âm (-0.19), do QCG đã có 1 năm thua lỗ nặng nề. Cụ thể, dù xác định thị trường bất động sản đang hết sức khó khăn, nhưng QCG vẫn đề ra chủ trương tiếp tục đầu tư vào những dự án bất động sản trọng điểm (gồm các dự án xây dựng chung cư, văn phòng và các nhà máy thủy điện,… ) Mặc dù vậy, tình hình đã biến chuyển tốt hơn khi sang năm 2015, chỉ số khả năng trả nợ tăng lên 0.29, cho thấy hoạt động kinh doanh dần khởi sắc, nếu đem so chỉ số này với của đối thủ HAG là 0.2202.

2.1.4 Phân tích các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời:

Bảng 2.1.4.1: Các tỷ lệ khả năng sinh lời của QCG từ 2011-2015:

Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ 13.1878 33.7992 6.4226 -7.2972 13.4320
Doanh lợi ròng -8.1333 2.5402 0.5927 3.5337 5.4944
Sức sinh lợi cơ bản 0.0199 0.0142 0.0112 0.007 0.0046
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản -0.0081 0.0011 0.0009 0.0047 0.0027
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu -0.0199 0.003 0.0026 0.0082 0.0055

Nhận xét:

  • Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ:

Năm 2011, chỉ số Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ ở QCG là 13.18%, sau đó tăng vọt lên 33.8% vào năm 2012, rồi giảm dần và chạm đáy là -7.3% cuối năm 2014 vì hoạt động kinh doanh thua lỗ, tuy nhiên công ty đã vực dậy vào năm 2015 khi chỉ số tăng lên lại vaò năm 2015, đạt 13.43% (tức cứ mỗi 1 đồng doanh thu bán hàng sẽ mang lại 0.13 đồng thu nhập cho QCG). Tuy vậy, nếu so với chỉ số này của ngành là 0.301, hoặc với đối thủ HAG là 0.297, có thể thấy QCG cần phải nỗ lực hơn nữa để theo kịp các đối thủ của mình. Việc tăng tỉ số Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ cũng giúp thu hút các nhà đầu tư hơn.

Doanh lợi ròng của QCG năm 2011 là -8.13% do công ty kinh doanh thua lỗ. Từ 2012 trở đi, hoạt động kinh doanh có phần được cải thiện nên chỉ số có chiều hướng tăng dần và đạt 5.49% vào năm 2015. Nếu xét tổng thể so với ngành là 9% và với đối thủ HAG là 8.05% (năm 2015), dễ nhận ra khả năng kinh doanh sinh lời của QCG khá thấp những năm gần đây.

Xu hướng chung của tỉ lệ sức sinh lời cơ bản ở QCG khá xấu khi từ năm 2011 tới 2015 giảm đều, từ 0.0199 xuống chỉ còn 0.0046, chứng tỏ mức độ sinh lời càng ngày càng giảm. Nếu so với của ngành là 0.043 và của HAG là 0.0382 thì mức sinh lời cơ bản của QCG vẫn là quá thấp. Bên cạnh đó, 1 điểm chung dễ nhận thấy là các công ty ngành bất động sản thường có tỉ trọng vốn vay cao trong cơ cấu nguồn vốn.

  • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA:

Như đã nêu trên, năm 2011 là 1 năm thua lỗ của QCG, thế nên chỉ số ROA trong năm 2011 là âm (-0.0081), tuy nhiên trong 4 năm tiếp theo, ROA của QCG đã tăng trưởng trở lại, đạt 0.0011 ngay trong năm tiếp theo, và tới năm 2015 đạt 0.0027, tức là cứ 1 đồng vốn đầu tư vào QCG chỉ mang lại 0.0027 đồng lợi nhuận – quá thấp khi so với ngành bất động sản nói chung là 0.0201, hay thậm chí là đối thủ HAG là 0.0252.

  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE: (Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

Nhìn chung biến động của chỉ số ROE tương tự như sự biến động của chỉ số ROA. Trong năm 2015, chỉ số này là 0.0055, nghĩa là 1 đồng vốn bỏ ra và tích lũy chỉ mang lại 0.0055 đồng lợi nhuận. Nếu đem so với mức 0.0543 của ngành và 0.0309 của HAG, thì dễ nhận thấy QCG tỏ ra yếu thế khi muốn thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu của mình.

2.1.5 Phân tích theo góc độ thị trường:

Biểu đồ 2.1.5.1 :Tỷ lệ P/E từ 2011-2015:

Hệ số P/E năm 2011 là thấp nhất với giá trị là -40.85, vì trong năm này cổ phiếu của QCG bị lỗ. sang năm 2012 thì lại tăng lên thành 117.74, và sau đó giảm dần xuống đến 2015 là 64.56. Tuy vậy, chỉ số này là khá cao so với mặt bằng chung của ngành là 14.6, và so với HAG là 16.4, suy ra lợi nhuận trên mỗi cổ phần của công ty không cao.

Biểu đồ 2.1.5.2: P/B từ 2011-2015:

Tỷ lệ P/B năm 2011 khá cao, đạt 0.73, rồi giảm dần xuống 0.36 vào năm 2013, sau đó tăng lên 0.68 vào năm 2014, cuối cùng trở lại 0.36 vào năm 2015. Việc QCG bán cổ phiếu của họ thấp hơn giá trị ghi sổ, cho thấy trong 5 năm gần đây, tài sản của công ty đã được thổi phồng quá mức, trong khi thu nhập trên tài sản của công ty là rất thấp.

Biểu đồ 2.1.5.3: Tỷ số P/CF:

2.2 Phân tích cơ cấu (Các tỉ trọng được trình bày trong bảng Excel, phần phân tích cơ cấu) :

Trong suốt 5 năm, cơ cấu Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn trong phần Tài sản gần như không thay đổi gì, luôn giữ tỉ trọng 75- 25, trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn tăng khoảng 13% mỗi năm.
  • Tiền và các khoản tương đương tiền có tỉ trọng tăng vọt lên tới năm 2013, sau đó bị cắt giảm tỉ trọng vào năm 2014 và 2015. Bên cạnh đó, việc năm 2015 ko còn các khoản tương đương tiền cho thấy QCG không còn đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn.(Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)
  • QCG cũng giảm dần các khoản phải thu trong cơ cấu tài sản, với tỉ trọng từ 15% xuống còn 6% trong cơ cấu tài sản, chứng tỏ công ty đang kiểm soát các khoản nợ của khách hàng tương đối ổn.
  • Hàng tồn kho của QCG tăng mạnh vào năm 2012 (Tăng 22.53%), rồi chững lại trong năm 2013 và 2014, đến năm 2015 lại tiếp tục tăng mạnh (32.09%). Cộng với việc hàng tồn kho luôn chiếm tỉ trọng lớn trong phần Tài sản ngắn hạn, có thể thấy QCG đang bị ứ đọng hàng, chưa tìm được lối thoát cho những dự án hàng tỉ đồng của họ.
  • Tài sản dài hạn của QCG có tỉ trọng tăng đều qua các năm, nguyên do là QCG mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến việc gia tăng tỉ trọng của chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Ngoài ra, từ 2011 tới 2014, QCG liên tục thu hồi các khoản đầu tư tài chính dài hạn, làm giảm tỉ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn từ 11% xuống còn 2% trong cơ cấu tào sản, chỉ đến khi sang 2015, QCG mới bắt đầu tập trung lại vào việc đầu tư vào trái phiếu dài hạn.

Xét về phần nguồn vốn :

  • Tỉ trọng Nợ phải trả tăng từ 2011 tới 2013, chỉ sụt giảm vào năm 2014 (giảm 23.48%) nhưng sang tới 2015 lại tăng lên tới 36.88%. Trong đó, việc tăng tỉ trọng Nợ ngắn hạn là lí do chính cho sự gia tăng này, chứng tỏ QCG vẫn chưa trả bớt được nợ vay ngắn hạn, khiến áp lực thanh toán vẫn đè nặng lên công ty.
  • Về vốn chủ sở hữu, có thể thấy sự gia tăng tỉ trọng thường niên, đặc biệt là sự gia tăng mạnh mẽ từ năm 2013 -2014 (tăng 70.33%), chứng tỏ QCG có khả năng tự chủ tài chính rất cao.

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG 

  • Trong suốt 5 năm gần đây, chỉ riêng năm 2013 là có sự gia tăng doanh thu thuần đáng kể, các năm khác QCG đều bị suy giảm doanh thu thuần.Yếu tố ảnh hưởng chính đến việc này là giá vốn hàng bán và dịch vụ quá cao.
  • QCG đang ngày càng hạn chế các khoản vay của mình, khiến tỉ trọng chi phí lãi vay giảm từ 39% xuống chỉ còn 3%. Đây là điều nên làm vì hiện nay việc kinh doanh đang gặp khó khăn, nếu vay quá nhiều sẽ khiến công ty khó thanh toán được các khoản nợ.
  • Một điều đáng lo ở QCG đó là lợi nhuận thuần 5 năm gần đây chỉ giảm chứ không tăng, trong khi chi phí bán hàng lại tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của công ty.
  • Các khoản thu nhập khác của QCG liên tục giảm, khiến tỉ trọng của khoản này ngày càng ít hơn.
  • Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu tuy có tăng vào những năm 2013 và 2014, nhưng lại giảm mạnh vào năm 2015, nên xét tổng thể sau 5 năm kinh doanh, mức lãi không tăng nhiều. bên cạnh đó, nếu so với mức lại của ngành hoặc của các đối thủ cạnh tranh thì mức lãi của QCG khá thấp. Nếu vẫn tiếp tục tình trạng này, QCG sẽ khó chống lại sức ép từ các đối thủ khác.

2.3 Phân tích chỉ số Z (Số liệu tính trong bảng Excel):

Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này. Trong đó, chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.

Biểu đồ 2.3.1: Chỉ số Z của QCG từ 2011-2015:

Dựa theo tiêu chí :

* Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

* Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

* Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Có thể thấy QCG trong 5 năm gần đây đều nằm trên bờ vức phá sản. Nguyên nhân chủ yếu là dự án Phước Kiển chiếm tỉ trọng quá lớn trong cơ cấu hàng tồn kho, nhưng vẫn chưa thể triển khai, khiến công ty không có nguồn thu, dẫn đến lỗ nhiều năm liền. Mặc dù bà Nguyễn Thị Như Loan –  Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai đã cầm cố tài sản để vay hơn 1.600 tỷ đồng, nhưng tình hình vẫn chưa thực sự khả quan hơn.

Một số cách giúp QCG cải thiện tình hình: (Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

Để tăng chỉ số Z chúng ta cần tăng từng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số X bên trên. Quan sát 5 chỉ số X, chúng ta có thể nhận thấy Tổng Tài Sản là mẫu số của 4 chỉ số X1, X2, X3, X5. Do đó nếu QCG có thể giảm được tổng tài sản mà vẫn giữ vững quy mô, hiệu quả hoạt động thì chắc chắn chỉ số Z sẽ tăng lên rõ rệt. Vì thế, việc QCG cần làm là rà soát thật kỹ để tìm ra những tài sản không hoạt động, tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số. Bán chúng đi, doanh nghiệp sẽ giảm được các mẫu số của 4 chỉ số X nói trên, và đồng thời tăng được tử số của một số chỉ số. Việc này sẽ khá khó vì những dự án lớn đăng chưa tìm được thị trường tiêu thụ hoặc đang triển khai (Cụ thể là các dự án nhà đất, nhà máy điện,… thuộc danh mục hàng tồn kho).Đối với những tài sản không có nợ hay nợ ít, khi bán đi QCG sẽ nhận được thêm tiền mặt, khi đó Vốn lưu động – tử số của X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là tử số của X2, và X3 sẽ tăng theo. Tuy nhiên, QCG cũng nên cẩn thận trước khi bán bớt tài sản, vì không phải tài sản nào bán đi cũng đưa chỉ số Z lên. Có những tài sản khi bán đi sẽ làm ảnh hưởng lớn đến doanh số -tử số của chỉ số X5, và ảnh hưởng gián tiếp đến các tử số của X2, X3.

            Một cách khác nữa là giảm cổ tức chia cho nhà đầu tư, từ đó tăng lợi nhuận giữ lại –X3, tuy nhiên, QCG đang có mức cổ tức khá thấp, nên cũng cần cân nhắc để tránh sự quay lưng của các nhà đầu tư.

Cuối cùng, QCG có thể tăng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, bằng cách giảm bớt nợ. Nhưng việc dung tiền mặt trả nợ cũng có nguy hiểm của nó khi mà vốn lưu động sẽ bị giảm, có thể ảnh hưởng gián tiếp đến doanh số và lợi nhuận.

2.4 Phân tích hòa vốn và đòn bẩy tài chính: (Trong file Excel)

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ (Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

            Giai đoạn thị trường BĐS hồi sinh như năm vừa qua (2015) đã được nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội để vươn lên. Tuy nhiên, cũng có không ít “đại gia” trên thị trường bất động sản tiếp tục lún sâu vào nợ nần, kinh doanh èo uột. Quốc Cường Gia Lai có lẽ là một doanh nghiệp điển hình khi không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này được cải thiện.(Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

            Dựa theo báo cáo tài chính từ 2011 tới 2015, có thể thấy, trong những năm qua doanh thu của Quốc Cường liên tục sụt giảm và lợi nhuận chỉ ở mức “tượng trưng”. Đặc biệt Quốc Cường đang chìm ngập trong đống nợ nần khổng lồ trong khi đó việc triển khai dự án quyết định sự sinh tồn của doanh nghiệp này thì kèo dài và gần như bế tắc.

            Báo cáo tài chính cho thấy doanh thu thuần năm 2015 của doanh nghiệp này chỉ đạt 385 tỷ đồng, giảm 26,31% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế của Quốc Cường chỉ vỏn vẹn 23,9 tỷ đồng và cũng giảm so với năm trước và là con số rất nhỏ so với số vốn gần 4.000 tỷ đồng của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, con số lợi nhuận này vẫn chưa phản ánh hết tình trạng èo uột của Quốc Cường mà nhìn vào các con số tài chính khác mới là điều đáng lo ngại.

            Tổng số nợ phải trả của Quốc Cường lên tới hơn 4.000 tỷ đồng, cao hơn một chút so với vốn chủ sở hữu. Trong đó nợ vay ngắn hạn là 519 tỷ đồng và dài hạn là 1858 tỷ đồng. Mặc dù số nợ vay này chỉ bằng khoảng 55% so với vốn chủ sở hữu, một tỷ lệ không quá cao nhưng rủi ro nằm ở vấn đề thanh khoản. Hiện Quốc Cường đang có khoản 519 tỷ đồng nợ ngắn hạn và chắc chắn phải đảo nợ vì dòng tiền công ty không đủ để trả khoản nợ đến hạn này.

            Bên cạnh đó, trong cơ cấu tài sản của Quốc Cường thì hàng tồn kho lên đến 5500 tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong số hàng tồn kho chủ yếu tập trung ở dự án Phước Kiển với giá trị gần 3.800 tỷ đồng, chiếm 70% tổng giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đây là một dự án “trái tim’ của Quốc Cường và được kỳ vọng sẽ mang đến lợi nhuận lớn. Dự án Phước Kiển được biết đến là một khu ốc đảo của huyện Nhà Bè, nằm tiếp giáp với quận 7, cách trung tâm quận 1 khoảng 4km. Quy mô của dự án theo kế hoạch triển khai là 93,3 ha bao gồm khu thương mại, hành chính y tế, khu biệt thự nhà vườn, nhà liền kề và chung cư cao tầng.(Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

            Theo kế hoạch Quốc Cường từng công bố, dự án này sẽ mang đến doanh thu trên 12.200 tỷ đồng, lợi nhuận trên 7.400 tỷ của Phước Kiển tính cho giai đoạn 2011-2016. Tuy vậy, tính cho đến nay Quốc Cường đã đổ vào dự án này gần 4.000 tỷ đồng nhưng vẫn chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và vẫn còn chờ cơ quan Nhà nước phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Việc thực hiện dự án này kéo dài đã làm cho giá thành dự án ngày càng tăng cao, mỗi năm Quốc Cường phải vốn hóa gần 200 tỷ đồng lãi vay vào hàng tồn kho.

            Một điểm đáng lo ngại nhất là hiện số nợ vay dài hạn của Quốc Cường là 1.858 tỷ đồng, trong đó 1.621 tỷ đồng của của BIDV – Chi nhánh Quang Trung. Tài sản đảm bảo cho số nợ vay này là toàn bộ Dự án 6A Phước Kiển và cổ phiếu của bà Nguyễn Như Loan tại Quốc Cường. Được biết hiện Bà Loan đang sở hữu khoảng 47,67% cổ phần Quốc Cường, tương đương 60,58 triệu cổ phiếu. Việc thế chấp cả Dự án đang có giá trị tồn kho gần 4.000 tỷ đồng và số cổ phiếu có mệnh giá 605,8 tỷ đồng để vay khoảng 1.621 tỷ đồng cho thấy ngân hàng đang định giá khá thấp số tài sản này. Điều đáng nói là theo như Thuyết minh Báo cáo tài chính 2015 số nợ vay này sẽ đáo hạn từ tháng 30/7/2015 đến 31/12/2017. Trước đó thuyết minh báo cáo tài chính 2014 thì số nợ vay này đáo hạn từ 1/1/2015 đến 30/6/2017. Như vậy thời gian đáo hạn được dời 6 tháng. Rõ ràng với tình hình kinh doanh hiện nay thì Quốc Cường không có khả năng trả khoản nợ này khi đến hạn.

            Tuy nhiên, hiện nay bà Nguyễn Thị Như Lan, tổng giám đốc QCG cho biết, công ty đang có những dấu hiệu hồi sinh mạnh mẽ. Cụ thể, hiện mới chỉ 2 tháng của quý I/2016, nhưng hoạt động của QCG đang rất khởi sắc. Tính đến tháng 2/2016, doanh thu đã đạt khoảng 200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 70 tỷ đồng và QCG đang tiếp tục triển khai các hướng hoạt động để tăng doanh thu và lợi nhuận ngay trong năm nay. Chẳng hạn QCG đang đến giai đoạn hoàn tất bàn giao dự án để hạch toán doanh thu với dự án Lê Thánh Tôn (khoảng 600 tỷ đồng), dự án Giai Việt (trên 700 tỷ đồng). Tính sơ bộ khi bàn giao xong 2 dự này, đến quý II/2016, doanh thu của QCG đã có thể hạch toán gần 1500 tỷ đồng.

            Ngoài ra, QCG đang hoàn tất thủ tục để nhận chuyển nhượng – mua lại thêm một số dự án. Cụ thể, QCG đã hoàn tất mua 100% dự án Marina (Đà Nẵng), dự án Sông Thu (Đà Nẵng). Công ty cũng đang đẩy mạnh đầu tư tiếp các dự án tại Đà Nẵng – vùng tâm điểm kinh tế và thị trường địa ốc khu vực miền Trung.

Còn tại TP.HCM, bên cạnh những dự án đang có với tổng quỹ đất QCG sở hữu khoảng 150 ha, QCG cũng tiến hành tăng mua cổ phần tại nhiều dự án để tăng tỷ lệ sở hữu thậm chí lên tới 100%. Nguồn lực tài chính tốt là cơ sở để công ty tự tin thực hiện các kế hoạch M&A mới. (Tiểu luận: Phân tích tài chính Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015)

Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo Công ty Quốc Cường Gia Lai 2011 -2015, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE