Tiêu chí đánh giá nhân viên nấu ăn

Bản đánh giá năng lực nhân viênlà một trong những căn cứ để gia hạn hợp đồng, tăng chức, tăng lương cho nhân viên. Bản đánh giá thường được xây dựng dựa trên các tiêu chí công việc, khả năng, kỹ năng của nhân viên. Hãy cùngHotelcareers tìm hiểu chi tiếtmẫu đánh năng lực nhân viên khách sạn.

Nội dung chính Show

Tiêu chí đánh giá nhân viên nấu ăn

Bản đánh giá năng lực nhân viên

Có thể bạn quan tâm

  • Quy trình tuyển dụng nhân sự khách sạn
  • Thương hiệu tuyển dụng khách sạn trực tuyến
  • Mục đích của việc đào tạo nhân viên khách sạn

Bản đánh giá năng lực nhân viên là gì?

Bản đánh giá năng lực nhân viên là một loại giấy tờ trên đó in sẵn các các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc, tính sáng tạo trong công việc, các kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp, định hướng nghề nghiệp, Mức điểm đánh giá. Nhận xét của người đánh giá. Tùy vào đối tượng mà xây dựng những bản đánh giá phù hợp.

Phân loại đánh giá năng lực nhân viên

Đánh giá thử việc:Theo quy định của pháp luật, nhân viên chịu tối đa 2 tháng thử việc tại doanh nghiệp. Sau thời gian thử việc doanh nghiệp sẽ đánh giá năng lực nhân viên, nếu nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động và nhân viên thử việc sẽ trở thành nhân viên chính thức tại doanh nghiệp.

Đánh giá định kỳ:Theo quy định của doanh nghiệp, nhà nước định kỳ 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm doanh nghiệp tiến hành đánh giá năng lực nhân viên để xét tăng chức, tăng lương, thưởng hay chấm dứt hợp đồng.

Điều gì làm nên một người quản lý nhà hàng khách sạn giỏi?

Đánh giá cuối năm:Là loại đánh giá để tăng lương, khen thưởng

Đánh giá khác:Tùy vào quy định của doanh nghiệp.

Các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên

1. Mức độ thành thạo công việc

1.1.Khả năng tư duy:

  1. Nắm bắt tình hình công việc cụ thể của từng nhân viên hàng ngày
  1. Áp dụng kiến thức, hiểu biết công việc khi giao tiếp với khách hàng
  1. Sắp xếp công việc và phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên
  1. Xác định những khó khăn trong công việc, đưa ra các biện pháp khắc phục để mang lại hiệu quả cao

1.2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch:

  1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc, lập kế hoạch với từng nhiệm vụ cụ thể
  1. Lập chỉ tiêu từng tuần, qúi, tháng và thực hiện đúng theo kế hoạch
  1. Kỹ năng làm việc có khoa học và quản lý có hiệu quả
  1. Điều hành các cuộc họp giao ban tại bộ phận

2. Tính chủ động sáng tạo trong công việc

  1. Lựa chọn những phương pháp có hiệu quả để bổ túc về nghiệp vụ cho nhân viên (kể cả nhân viên đến thực tập)
  1. Quảng cáo thương hiệu của Công ty khi gặp khách hàng hỏi
  1. Tự tìm tòi và phát huy các ý tưởng sáng tạo trong công việc
  1. Đề xuất với Trưởng bộ phận chỉnh sửa đổi bổ sung bản mô tả công việc để phù hợp, thích ứng với từng thời điểm

Tiêu chí đánh giá nhân viên nấu ăn

Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên

3. Thái độ, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao và tác phong ăn mặc

  1. Tận tình với khách hàng đang phục vụ và khách đến liên hệ công việc
  1. Giúp đỡ, hợp tác và hỗ trợ các đồng nghiệp của các bộ phận khác
  1. Luôn luôn có tinh thần trách nhiệm trong công việc, hoàn thành công việc đúng thời hạn
  1. Làm đủ ngày công và đúng giờ, luôn thực hiện đúng nội quy, quy định của Công ty

10 mẹo phẩn bổ phòng cho khách dự kiến đến

  1. Có trách nhiệm và tính kỷ luật cao, gương mẫu trong mọi lĩnh vực về tư cách đạo đức và trong công việc hàng ngày
  1. Khả năng thích ứng và tính linh hoạt trong công việc
  1. Thái độ làm việc chú trọng đến khách hàng, lắng nghe ý kiến của khách hàng để bổ sung vào phương pháp làm việc
  1. Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng và luôn trang điểm nhẹ nhàng

4. Kỹ năng giải quyết tình huống và tính quyết đoán

  1. Sẵn sàng đưa ra những quyết định phù hợp với từng sự vụ việc
  1. Đưa ra những nhận xét, lý do hợp lý cho quyết định công việc
  1. Khả năng lựa chọn đúng đối tượng nhằm giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả
  1. Kỹ năng xử lý thông tin, xử lý sự vụ việc và báo cáo cấp trên bằng văn bản hoặc trực tiếp

5. Kỹ năng giao tiếp

  1. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng rõ ràng bằng lời và bằng văn bản
  1. Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh
  1. Duy trì, chia sẻ thông tin về hiệu quả công việc tới các đồng nghiệp khác
  1. Sẵn sàng đưa ra ý kiến và tiếp nhận ý kiến phản hồi một cách tích cực

6. Phương pháp quản lý/ Lãnh đạo

  1. Thiết lập các tiêu chuẩn đối với cách làm việc của nhân viên
  1. Tạo các định hướng chiến lược cho công việc thông qua đàm thoại trực tiếp với nhân viên, chia sẻ ý tưởng và xây dựng lòng tin cho nhân viên
  1. Giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng nhân viên
  1. Công nhận tiến bộ của nhân viên và động viên khích lệ kịp thơì
  1. Đào tạo nhằm nâng cao khả năng làm việc của nhân viên

Mục đích xây dựng bản đánh giá năng lực nhân viên

  • Để nhân viên hiểu được năng lực thật sự của bản thân, từ đó khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn nữa.
  • Có căn cứ để tăng lương, tăng thưởng, gia hạn hay chấm dứt hợp đồng.
  • Có căn cứ để doanh nghiệp đưa ra các biện pháp cải thiện năng lực làm việc của nhân viên.
  • Có căn cứ để đưa ra mức phạt, giúp nhân viên sửa chữa sai lầm, trao cơ hội cho tương lai.
  • Có căn cứ để dự báo chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, đưa ra các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cho mục tiêu kinh doanh phát triển.
  • Có căn cứ để điều phối nhân về đúng vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn cũng như khả năng phát triển trong tương lai.
  • Tăng cường môi quan hệ giữa nhân viên với quản lý.

Bản mô tả công việc lễ tân khách sạn

Tiêu chí đánh giá nhân viên nấu ăn

Mục đích xây dựng bản đánh giá năng lực nhân viên

Một số lưu ý khi thực hiện đánh giá nhân viên

  • Nhà quản lý phải công tâm khách quan khi đánh giá nhân viên, phải chỉ ra được cái đúng, cái sai. Mọi nhận xét đều phải có căn cứ xác đáng.
  • Nhân viên phải tự nhìn nhận đúng về bản thân, những việc gì đã làm được, những việc gì chưa làm được, điểm mạnh, điểm yếu, hướng phát triển trong tương lai.
  • Nhà quản lý và nhân viên phải ngồi thảo luận cùng nhau để hiểu rõ nhau hơn, cùng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, đồng thời thực hiện bản đánh giá một cách công bằng, dân chủ nhất.

Sau khi thông nhất vềbản đánh giá năng lực nhân viên, nhà quản lý nên có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân viên sao cho phù hợp.

Tải mẫu bản đánh giá năng lực nhân viên khách sạn

Download Mẫu bản đánh giá năng lực nhân viên khách sạn Ban_danh_gia_nang_luc_nhan_vien_Hotelcareers_vn.doc Downloaded 1766 times 96 KB