Thuốc maalox uống như thế nào

Thuốc maalox là một trong những loại thuốc dạ dày đang được nhiều người tin dùng nhất hiện nay. Nhưng không phải ai cũng nắm được những thông tin về thuốc. Vậy thuốc dạ dày maalox uống như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu ? Chúng ta cùng đi tìm hiểu dưới bài viết này nhé !

Thuốc maalox uống như thế nào

Thuốc Maalox được uống ra sao bạn đã biết?​


1. Thuốc maalox uống như thế nào là tốt nhất ?
Để xác định thuốc Maalox uống như thế nào, cần dựa trên cơ địa, nhóm tuổi cũng như dạng bệnh mắc phải. Căn cứ vào các tài liệu khoa học thực tế, đã được phê duyệt. Người ta chia Maalox thành nhiều cách uống với liều lượng không giống nhau. Được phản ánh qua sự thống kê bên dưới như sau:

+ Với trường hợp loét dạ dày

  • Với trẻ em: Dùng từ 5 -15 ml dạng hỗn dịch của Nhôm Hydroxyd, ngày uống từ 1-2 lần. Mỗi lần cách nhau từ 3 – 6 tiếng. Có thể tầm 1 tới 3 giờ sau ăn hay trước khi đi ngủ buổi tối.
  • Với người lớn: Liều lượng sẽ tầm 15 – 20 ml, chia làm 2 – 3 đợt trong ngày. Cũng cách vài giờ mới được uống một liều
  • Lưu ý: Để thuốc tác dụng triệt để trong điều trị loét dạ dày, tá tràng. Bệnh nhân tuyệt đối phải tuân thủ đúng giờ giấc uống thuốc. Nên uống với khoảng chừng 1- 3 giờ/lần ngay sau ăn nhằm để công dụng trung hòa acid dịch vị được kéo dài hơn. Với bệnh loét dạ dày, thông thường phải dùng 1,5 tháng mới khỏi hẳn được. Bởi vì, tuy các triệu chứng của bệnh có khỏi xong vết loét chưa có thời gian làm lành. Vì vậy, tăng thời gian lên như thế là hoàn toàn hợp lý.

Thuốc maalox uống như thế nào

Thuốc Maalox uống như thế nào?​


+ Với trường hợp tránh chảy máu đường tiêu hoá
  • Liều cho trẻ nhỏ: Từ 2 – 5 ml/ lần, uống giãn ra tầm 1 – 2 giờ/ liều
  • Liều cho trẻ lớn: Khoảng 5 – 15 ml/ lần, cũng cách nhau 1 – 2 tiếng/ liều
  • Liều cho người lớn: Tầm 30 – 60 ml/ liều, trung bình 1 tiếng/ lần
– Lưu ý nho nhỏ với phương thức này là cần thay đổi liều lượng thích hợp. Làm sao để PH của dạ dày luôn ổn định ở mức lớn hơn 5

+ Với trường hợp tăng Phosphat máu

  • Trẻ em: Nên cho uống từ 50 – 150 mg. Tính trên số kg trong vòng 24h. Nhớ chia thành những liều nhỏ và sử dụng cách xa nhau tầm 4 – 6 giờ. Hãy cân bằng liều lượng phù hợp để phosphat huyết thanh đạt ở mức cơ bản nhất có thể.
  • Người lớn: Ngày dùng khoảng 500 – 1800 mg, sử dụng 3 đến 6 lần mỗi ngày. Uống thuốc maalox vào giữa bữa ăn hoặc trước khi ngủ. Hiệu quả nhất vẫn là uống trong bữa ăn hay sau ăn chừng 20 phút.
Thuốc maalox uống như thế nào

Cần có liều dùng thích hợp để phát huy tác dụng của Maalox trị tăng phosphat

+ Với trường hợp kháng acid

Thường gặp ở người lớn hơn. Liều hay uống là 30 ml dạng hỗn dịch nhôm hydroxyd. Uống sau ăn 1- 3 tiếng hoặc gần đến giờ đi ngủ.

2. Những lưu ý khi dùng thuốc Maalox

Những lưu ý khi dùng nhiều vô kể. Song, tập trung ở một vài điểm chính:

+ Cách uống thuốc trong chữa kháng acid:

  • Nếu là thuốc dạng lỏng nó sẽ có hiệu lực cao hơn dạng rắn hay bột khá nhiều. Cần nhớ rằng, phải nhai thật kỹ viên nén trước khi nuốt. Nếu không làm như vậy, thuốc sẽ không tan hết trong dạ dày để chuyển hóa vào ruột non.
  • Nếu là dạng phối hợp uống cùng sẽ làm mất triệu chứng táo bón. Do nhôm gây ra do Magie hydroxyd mang tính nhuận tràng
Thuốc maalox uống như thế nào

Một số lưu ý khi sử dụng Maalox bạn cần biết

+ Các trường hợp rối loạn tiêu hóa

Đầy bụng, ăn không tiêu chỉ nên dùng 2 tuần. Để vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

+ Sử dụng thuốc Maalox cần thực hiện một số nguyên tắc sau:

  • Nói không với đồ ăn chua, cay, nóng, có tính lạnh đột ngột
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu chè trong quá trình sử dụng thuốc
  • Tập thói quen ăn uống, nghỉ ngơi thật hợp lý và khoa học
  • Không thức quá khuya, tránh tình trạng suy nghĩ, lo âu nhiều
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chiên, rán hoặc sơ chế bằng dầu bẩn
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn no
  • Nên uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, đúng liều và thời gian

Qua những thông tin ở bài viết trên đây hy vọng bạn đã có thể nắm được thuốc maalox uống như thế nào. Trước khi tìm mua thuốc bạn nên tìm hiểu rõ về giá thuốc maalox để mua được với mức giá hợp lý nhất. Chúc bạn dùng đúng thuốc và mau khỏe !

Thuốc “Maalox 800mg” do công ty TNHH Sanofi - Aventis, Việt Nam sản xuất. Thuốc Maalox có chứa 2 hoạt chất chính, gồm: Nhôm hydroxyd gel khô, magnesi hydroxyd, có tác dụng điều trị triệu chứng rối loạn do tăng acid dạ dày – tá tràng trong các chứng: Viêm dạ dày, thoát vị hoành, khó tiêu, loét dạ dày - tá tràng. Thuốc bào chế dạng viên nén nhai, quy cách đóng gói gồm hộp 4 vỉ x 12 viên.

Công Dụng

Chỉ định

Thuốc Maalox 800mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị triệu chứng rối loạn do tăng acid dạ dày – tá tràng trong các chứng: Viêm dạ dày, thoát vị hoành, khó tiêu, loét dạ dày - tá tràng.

Dược lực học

Nhôm hydroxyd gel khô và magnesi hydroxyd là những chất kháng axit. Chất kháng axit làm giảm tính axit bằng cách trung hòa axit quá mức của dạ dày. Tiết acid quá mức làm tổn thương thành dạ dày, tá tràng và thực quản. Dùng thuốc kháng axít làm giảm đau và khó chịu của chứng khó tiêu.

  • Tác nhân bảo vệ niêm mạc dạ dày - tá tràng - thực quản.

  • Không cản tia X.

  • Nghiên cứu phòng thí nghiệm với một liều đơn vị bằng phương pháp Vattier: Tổng dung lượng kháng acid (chuẩn độ đến pH 1) là 14,71 mmol ion H+.

Dược động học

Nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd được xem là các chất kháng acid tại chỗ, không có tác dụng toàn thân, chỉ được hấp thu ít trong điều kiện sử dụng bình thường.

Liều Dùng Của Maalox 800 Snf 4X12

Cách dùng

Nhai kỹ viên thuốc càng lâu càng tốt.

Liều dùng

Người lớn (>15 tuổi): Nhai 1 đến 2 viên sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau (hay khó chịu). Tối đa 6 lần mỗi ngày. Không dùng quá 12 viên/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Dấu hiệu và triệu chứng:

Mặc dù phần lớn nhôm được thải trừ qua đường ruột nhưng vẫn có hấp thu nhôm và do đó làm tăng nồng độ nhôm huyết thanh. Tích tụ nhôm và đưa đến ngộ độc chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có suy chức năng thận và suy giảm sự thải trừ nhôm. Một nghiên cứu cho thấy nồng độ nhôm tăng ở bệnh nhân có urê máu cao so với liều dùng hằng ngày trên 3g nhôm hydroxyd. Sử dụng rộng rãi các thuốc kháng acid có chứa nhôm có thể gây ra giảm phosphat máu (nồng độ phosphat trong máu thấp), trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến yếu cơ, chán ăn, và nhuyễn xương (làm mềm xương do khiếm khuyết khoáng hóa xương).

Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, tăng thải trừ magnesi qua nước tiểu xảy ra và không có thay đổi đáng kể nồng độ magnesi huyết thanh dự kiến. Tuy nhiên, magnesi có thể tích tụ ở những bệnh nhân suy thận. Các dấu hiệu và triệu chứng của tăng magnesi huyết có thể bao gồm hạ huyết áp, buồn nôn, nôn mửa, thay đổi điện tâm đồ, ức chế hô hấp, tình trạng tâm thần thay đổi và hôn mê.

Phải có chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có các tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra: Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi, lưỡi), mất cảm giác ngon miệng, yếu cơ, buồn nôn, chậm phản xạ, nôn mửa.

Xử trí:

  • Nhập viện điều trị nguyên nhân.

  • Rửa dạ dày.

  • Truyền dịch.

  • Điều trị quá liều magnesi: Bổ sung nước, lợi tiểu mạnh.

  • Trong trường hợp suy thận, lọc máu hay thẩm phân phúc mạc là cần thiết.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác Dụng Phụ Của Maalox 800 Snf 4X12

    Khi sử dụng thuốc Maalox 800mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR): 

    Có thể làm khởi phát:

    • Rối loạn nhu động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón).

    • Mất phosphor sau khi dùng thuốc dài ngày hoặc dùng liều cao, vì thuốc có chứa nhôm.

    Hướng dẫn cách xử trí ADR

    Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý Của Maalox 800 Snf 4X12

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Maalox 800mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Suy thận nặng, vì thuốc có chứa magnesi. 

Thận trọng khi sử dụng

Vì có chứa sorbitol và sucrose, nên thuốc này bị chống chỉ định trong trường hợp không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose, hoặc mọi trường hợp suy giảm sucrase-isomaltase.

Nếu chế độ ăn có phospho thấp, nhôm hydroxyd có thể gây thiếu hụt phospho.

Ở bệnh nhân suy thận, nồng độ huyết thanh của cả nhôm và magnesi tăng. Ở những bệnh nhân này, dùng lâu dài với nồng độ cao của muối nhôm và magnesi có thể dẫn đến bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ hay làm xấu hơn tình trạng loãng xương do lọc máu.

Nhôm hydroxyd có thể không an toàn trên những bệnh nhân tiểu porphyrin đang lọc máu.

Lưu ý ở bệnh nhân đái tháo đường bởi vì lượng đường có trong viên thuốc.

Nếu triệu chứng kéo dài dai dẳng hơn 10 ngày, hoặc diễn biến xấu hơn, cần tiến hành tầm soát nguyên nhân và đánh giá lại việc điều trị.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Đến nay chưa được ghi nhận.

Thời kỳ mang thai 

Thuốc này chỉ được dùng trong thai kỳ khi cần thiết. Sự hiện diện của các ion nhôm và magnesi có thể làm chậm nhu động ruột. Các muối magnesi hydroxyd có thể gây tiêu chảy. Các muối nhôm là nguồn gốc gây táo bón và có thể làm cho tình trạng táo bón thường gặp khi mang thai trở nên nặng hơn. Không nên uống thuốc này với liều cao hoặc trong một thời gian dài.

Thời kỳ cho con bú

Có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ trong thời gian điều trị.

Tương tác thuốc

Các phối hợp cần thận trọng khi dùng:

  • Dùng chung với quinidin có thể làm tăng nồng độ quinidin trong huyết thanh và làm quá liều. 

  • Nếu uống chung sẽ giảm hấp thu thuốc ở dạ dày – ruột, do đó để đề phòng, nên uống thuốc kháng acid trước hoặc sau khi uống thuốc khác một thời gian.

  • Nếu có thể, nên uống cách xa ít nhất là 2 giờ trước hoặc sau khi uống những thuốc sau đây: Thuốc kháng histamine H2, thuốc kháng lao: Ethambutol, isoniazide (dạng uống), atenolol, metoprolol, propanolol, chloroquine, kháng sinh họ cycline, diflunisal, digoxin, diphosphonate, fexofenadine, sắt (dạng muối), kháng sinh họ fluoroquinolone, natri fluoride, glucocorticosteroid (chẳng hạn prednisolone và dexamethasone), indomethacin, kayexalate, ketoconazole, lanzoprazole, lincosamide, thuốc an thần kinh phenothiazine, penicillamine, phosphor (chất bổ sung), thyroxine.