Thu chi ngân sách nhà nước năm 2022

[Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN]

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước trong năm 2021 ước đạt gần 1,6 triệu tỷ đồng, bằng 116% dự toán [vượt 220.000 tỷ đồng] và tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020, trong đó chủ yếu tăng thu từ dầu thô, hoạt động xuất nhập khẩu, tiền sử dụng đất, thuế và phí nội địa từ hoạt động sản xuất-kinh doanh.

Theo đó, tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đạt 18,6% GDP [vượt mục tiêu 15,5% GDP], ctrong đó thu ngân sách trung ương ước đạt 107% dự toán và thu ngân sách địa phương ước đạt 128% dự toán.

Năm 2021, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả ứng phó với dịch COVID-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Kết quả thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất ban hành trong năm 2021 khoảng 119.400 tỷ đồng để hỗ trợ gần 120.000 doanh nghiệp và 20.000 hộ, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh.

Tính cả số miễn, giảm theo các chính sách ban hành năm 2020 và tiếp tục được thực hiện trong năm 2021 là 16.800 tỷ đồng và hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 38.000 tỷ đồng, thì tổng số tiền đã thực hiện miễn, giảm, giãn, hỗ trợ trong năm khoảng 174.200 tỷ đồng.

Về chi ngân sách Nhà nước, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Tài chính đã đề xuất cấp có thẩm quyền nhiều chế độ, chính sách chi ngân sách Nhà nước cho phòng, chống dịch COVID-19. Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước năm 2021 đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra và đạt gần 1,9 triệu tỷ đồng, bằng 111% dự toán.

Trong đó, ngân sách Nhà nước đã chi 74.000 tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, xuất cấp 141.970 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 ở 33 địa phương. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển chậm hơn năm 2020, đến hết 31/12/2021 đạt gần 75% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 77% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao [năm 2020 đạt 83%].

Về cân đối ngân sách trung ương và địa phương được đảm bảo, ước tính bội chi ngân sách Nhà nước năm 2021 dưới 4% GDP.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước. Lũy kế [đến ngày 31/12/2021] đã thực hiện phát hành được 318.200 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 14 năm, lãi suất bình quân 2,3%/năm./.

Hạnh Nguyễn [Vietnam+]

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Nghị quyết số 86/2019/QH14 về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước [NSNN] năm 2020. Sau đó tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV có Nghị quyết số 128/2020/QH14 về dự toán NSNN năm 2021, trong đó quyết định bổ sung dự toán thu, dự toán chi NSNN năm 2020, đồng thời cho phép tăng bội chi NSTW để đảm bảo cân đối NSNN năm 2020.

Theo đó, nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2020 được quyết định như sau: Tổng số thu NSNN là 1.539.052,8 tỷ đồng. Tổng số chi NSNN là 1.773.766,2 tỷ đồng. Bội chi NSNN tối đa là 368.300 tỷ đồng, tương đương 5,41% GDP kế hoạch.

Căn cứ quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội; trên cơ sở tổng hợp quyết toán NSNN của các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương, Chính phủ báo cáo Quốc hội về quyết toán NSNN năm 2020 cụ thể như sau.

Về quyết toán thu NSNN, dự toán là 1.539.052,8 tỷ đồng; quyết toán là 1.510.579,2 tỷ đồng, giảm 1,9% [28.473,6 tỷ đồng] so với dự toán; trong đó, thu ngân sách Trung ương giảm 92.076,6 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương [NSĐP] tăng 63.603 tỷ đồng.

Về quyết toán chi NSNN, dự toán là 1.773.766,2 tỷ đồng; quyết toán là 1.709.523,7 tỷ đồng, bằng 96,4% [giảm 64.242,5 tỷ đồng] so với dự toán; trong đó quyết toán chi ngân sách Trung ương là 647.851,1 tỷ đồng, bằng 90% so với dự toán; quyết toán chi NSĐP là 1.061.672,6 tỷ đồng, bằng 100,7% so với dự toán.

Về bội chi NSNN, dự toán Quốc hội quyết định đầu năm là 234.800 tỷ đồng, bằng 3,44% GDP. Tại Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020, Quốc hội cho phép tăng bội chi ngân sách Trung ương thêm tối đa 133.500 tỷ đồng. Khi đó, số bội chi NSNN Quốc hội cho phép là 368.300 tỷ đồng, tương đương 5,41% GDP kế hoạch.

Quyết toán số bội chi NSNN là 216.405,6 tỷ đồng, bằng 3,44% GDP thực hiện, giảm 18.394,4 tỷ đồng so với dự toán đầu năm theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 và giảm 151.894,4 tỷ đồng so với mức Quốc hội cho phép theo Nghị quyết số 128/2020/QH14.

Nguồn bù đắp bội chi ngân sách Trung ương từ vay trong nước là 178.515,2 tỷ đồng; vay ngoài nước là 34.573,4 tỷ đồng.

Trên cơ sở các nội dung đã báo cáo, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán thu, chi NSNN năm 2020 như sau: Tổng số thu cân đối NSNN là 2.279.735,6 tỷ đồng, trong đó số thu NSNN theo dự toán là 1.510.579,2 tỷ đồng, thu chuyển nguồn năm 2019 sang năm 2020 là 592.648,8 tỷ đồng, thu từ kết dư năm 2019 là 173.819,1 tỷ đồng và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN là 2.688,5 tỷ đồng.

Tổng số chi cân đối NSNN là 2.352.929,8 tỷ đồng, trong đó chi NSNN theo dự toán là 1.709.523,7 tỷ đồng, chi chuyển nguồn sang năm 2021 là 643.406,1 tỷ đồng.

Bội chi NSNN 216.405,6 tỷ đồng, bằng 3,44% GDP, bao gồm: bội chi ngân sách Trung ương là 213.088,6 tỷ đồng, bội chi NSĐP là 3.317 tỷ đồng.

Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2020, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh năm 2020 là năm cuối của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. Dự toán NSNN năm 2020 được thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, thiên tai, bão lũ xảy ra nghiêm trọng ở miền Trung, Tây Nguyên… tác động lớn đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN, ngoài dự báo khi Chính phủ trình và Quốc hội quyết nghị kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm 2020.

Song với sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc; doanh nghiệp, người dân đồng hành ủng hộ đã góp phần hạn chế những tác động gây sốc, tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu chi NSNN năm 2020.  Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế [GDP] đạt 2,91%, giảm so với kế hoạch 6,8% nhưng vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng dương. Thu NSNN xấp xỉ dự toán, riêng thu nội địa vượt dự toán. Chi NSNN cơ bản đảm bảo thực hiện theo dự toán.

Báo cáo những nội dung cụ thể về quyết toán NSNN năm 2020, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020 do Chính phủ trình. Cụ thể: Thu cân đối NSNN gần 2.279.735,6 tỷ đồng; chi cân đối NSNN hơn 2.352.929,8 tỷ đồng; bội chi NSNN gần 216.405,6 tỷ đồng, bằng 3,44% GDP thực hiện.

Hải Liên


Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội quý 4 và năm 2021; trong đó, cập nhật thông tin về ước thu, chi ngân sách nhà nước trong trong năm 2021.

Cụ thể, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước ước tính cả năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 13,4%, tương ứng 180,1 nghìn tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất, nhập khẩu được phục hồi trong trạng thái “bình thường mới” đã tác động tích cực làm thu ngân sách nhà nước vượt dự toán năm.

Thu nội địa bằng vượt dự toán 10,4%, tương đương 118 nghìn tỷ đồng. Thu từ dầu thô vượt dự toán lên tới 97,4%, tương ứng 22,6 nghìn tỷ đồng. Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu vượt 22,1% khoảng 39,5 nghìn tỷ đồng.

Về chi ngân sách, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2021 ước tính đạt 1.839,2 nghìn tỷ đồng, bằng 109% dự toán năm. Trong đó, chi thường xuyên bằng 102,3%. Chi đầu tư phát triển bằng 106,4% dự toán; chi trả nợ lãi bằng 96,2%.

Như vậy, ước tính ngân sách nhà nước năm 2021 bội chi khoảng 315,8 nghìn tỷ đồng.

Ước thu chi ngân sách nhà nước năm 2021. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Trước đó, ở kỳ thống kê liền kề vào cuối tháng 11, lũy kế ngân sách nhà nước đang có thặng dư khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 80 nghìn tỷ đồng so với thời điểm 15/10/2021. 

Luỹ kế thu, chi ngân sách tính đến hết ngày 15/11. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Cụ thể, lũy kế từ đầu năm đến thời điểm ngày 15/11, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.312,9 nghìn tỷ đồng, bằng 97,7% dự toán năm. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách nhà nước mới đạt 1.212,3 nghìn tỷ đồng, bằng 71,9% dự toán năm.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Chỉ sau hơn 1 tháng, ngân sách nhà nước đảo chiều từ bội thu hơn 100 nghìn tỷ đồng, sang bội chi khoảng 315,8 nghìn tỷ. Nguyên nhân chủ yếu do giữa hai kỳ báo cáo, thu ngân sách nhà nước chỉ tăng 210,5 tỷ trong khi chi ngân sách tăng đột biến 626,9 nghìn tỷ giai đoạn về đích, bằng 50% mức chi trong suốt 11 tháng đầu năm. 

Theo Tổng cục Thống kê, chi ngân sách nhà nước trong năm được tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Năm 2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng, tuy không đạt được mục tiêu đề ra nhưng an sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.

Bước sang năm 2022, Tổng cục Thống kê đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ đối diện nhiều nguy cơ và thách thức đan xen. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa trở lại hoạt động kinh tế, rủi ro lạm phát gia tăng, thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn tiềm ẩn.

Video liên quan

Chủ Đề